Hỏi: ” Xin chào Nha Khoa Đông Nam! Cho em hỏi tẩy trắng răng thì răng trắng lên bao nhiêu phần trăm ạ? Em có gửi hình tự chụp cho nha khoa. Mà ở ngoài răng của em bị xỉn màu nhìn đậm hơn trong hình. Mong nha khoa tư vấn giúp. Em cám ơn nha khoa nhiều. ” – (MY MY, Facebook)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào bạn MY MY! Rất cám ơn bạn đã chia sẻ những thắc mắc của mình về cho nha khoa chúng tôi. Với câu hỏi của bạn “ Tẩy trắng răng thì răng trắng lên bao nhiêu phần trăm? ”, trước khi trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem vì sao răng của mình lại dễ bị ố vàng và xỉn màu nhé.
I. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ố vàng
Theo các chuyên gia nha khoa, răng bị ố vàng là do các nguyên nhân sau:
1. Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn đến sự hình thành mảng bám gây ố vàng răng. Đồng thời các mảng bám trên răng cũng là nơi trú ngụ lí tưởng cho vi khuẩn gây nên những bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…
2. Thói quen ăn uống thực phẩm có màu và có gas
Những thực phẩm có màu như cà phê, trà, thuốc lá… cũng làm răng bạn bị vàng ố đi. Nước uống có gas cũng làm cho men răng bị mòn và vàng ố dần đi.
3. Răng bị nhiễm kháng sinh
Khi bà mẹ mang thai hoặc trẻ em dùng kháng sinh thì sau này răng rất dễ bị nhiễm màu kháng sinh, mức độ nặng nhẹ sẽ tùy vào liều lượng sử dụng và cấu tạo của men răng.
4. Răng ngà tự nhiên
Một số người sinh ra đã có răng bị ngả vàng do ngà răng tự nhiên. Nguyên nhân của hiện tượng này là lớp men răng bị mỏng nên ngà răng nổi lên trên và gây nên hiện tượng vàng ố của răng.
II. Tẩy trắng răng thì răng trắng lên bao nhiêu phần trăm?
Sau khi tẩy trắng răng thì răng trắng lên bao nhiêu phần trăm còn phụ thuộc vào mức độ ố vàng của răng và phương pháp tẩy trắng mà bạn sử dụng nữa.
1. Mức độ ố vàng của răng
Tùy thuộc vào mức độ ố vàng của răng mà sau khi tẩy trắng răng trắng lên nhiều hay ít. Thông thường là răng sẽ trắng lên 1-2 tông màu trong bảng màu răng, một số trường hợp răng ố vàng nhẹ thì chỉ sau 1 lần thực hiện là răng đã trắng lên đến 3-4 tông màu.
2. Phương pháp tẩy trắng răng
Mức độ trắng lên của răng sau khi tẩy trắng cũng phụ thuộc vào phương pháp mà bạn áp dụng: tẩy trắng tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên, tẩy bằng dụng cụ tẩy trắng (máng tẩy trắng, miếng dán tẩy trắng,…) và tẩy trắng tại nha khoa.
– Tẩy trắng bằng nguyên liệu tự nhiên cần thực hiện lâu dài, màu răng trắng lên không nhiều.
– Tẩy trắng bằng các dụng cụ tẩy trắng có nồng độ tẩy trắng không kiểm soát được, không có sự hướng dẫn của bác sĩ nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng.
– Tẩy trắng răng tại nha khoa là phương án tối ưu và cho kết quả tốt nhất.
Tại Nha Khoa Đông Nam, tẩy trắng răng được được sử dụng bằng công nghệ đèn Zoom hiện đại (một loại đèn với ánh sáng lặng đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khỏe cho bệnh nhân hơn các loại đèn Plasma cũ thông thường).
Ánh sáng của đèn Zoom sẽ tác động lên chất thuốc tẩy trắng trên răng, tạo thành một loại phản ứng oxy hóa khử, phóng thích oxy nguyên chất thấm vào cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng, làm cho chúng ta không còn thấy màu dưới ánh sáng mặt trời.
Sau khi tẩy trắng răng thì răng của bạn có thể sẽ sáng lên từ 1 đến 2 tông màu so với màu răng cũ (trong bảng màu), một số trường hợp trắng lên đến 3-4 tông.
Nếu bạn muốn tăng cường độ sáng hơn nữa, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu răng bạn và gửi lên Labo để dập khuôn răng làm máng tẩy để bạn có thể làm trắng răng tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp của bạn MY MY, tình trạng răng của bạn sau khi tẩy trắng sẽ trắng lên được bao nhiêu thì phải đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có câu trả lời chính xác nhé!
Thực hiện tẩy trắng răng tại Nha Khoa Đông Nam, bạn sẽ được tặng miễn phí máng và thuốc tẩy trắng để duy trì màu răng tại nhà. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ tẩy trắng răng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa chúng tôi để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí!
Xem thêm tẩy trắng răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?