Viêm nướu hoại tử lở loét còn gọi là lở nướu, không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. So với bệnh viêm nướu thông thường, đây là dạng bệnh lý nghiêm trọng hơn nhiều, đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc y tế đặc biệt.
I. Một số nguyên nhân dẫn đến lở nướu răng
Viêm nướu lở loét, còn gọi là viêm lợi hoại tử cấp tính, một bệnh nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương mô nướu và mất răng.
Lở nướu chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Những vi khuẩn này tồn đọng và phát triển bên trong mảng bám, cao răng. Càng để lâu, mảng bám càng dày, vi khuẩn càng nhiều và gây viêm nhiễm nặng hơn.
Bên cạnh đó, bệnh lở nướu răng còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, hút thuốc lá, sử dụng đồ uống chứa các chất kích thích như rượu, bia,…
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc sau sinh.
- Khô miệng, giảm tiết nước bọt do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh histamin, thuốc chống trầm cảm,…
- Hệ miễn dịch yếu hoặc từng có tiền sử bị viêm nhiễm vòm họng, khoang miệng.
- Do sử dụng răng giả hoặc vật liệu trám không đảm bảo.
- Ngoài ra, trường hợp bạn thiếu một số chất như vitamin C, vitamin A, vitamin D, vitamin B1, canxi, fluor,… cũng là nguyên nhân làm viêm lở nướu răng.
II. Dấu hiệu nhận biết của viêm nướu hoại tử
Viêm nướu hoại tử lở loét là một dạng nhiễm trùng nướu răng do sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết của bệnh:
- Nướu bị sưng phồng, có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, có các vết loét ở nướu hoặc bên trong má
- Nướu bị đau khi gặp phải kích thích hoặc tự phát
- Miệng có mùi hôi dai dẳng
- Nướu có thể bị hoại tử, chuyển sang màu đen hoặc nâu
- Hạch bạch huyết ở cổ sưng to và đau do nhiễm trùng
- Cơ thể mệt mỏi hoặc thậm chí là sốt
Nướu răng khỏe mạnh có màu hồng, bám cứng chắc vào răng. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của nướu như sưng đỏ, mềm, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn uống,… bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển thành viêm nướu hoại tử lở loét.
III. Biến chứng của bệnh viêm nướu hoại tử
Trong đa số các trường hợp, phạm vi ảnh hưởng của bệnh viêm nướu hoại tử lở loét không chỉ dừng lại ở khu vực nướu răng mà còn có thể mở rộng các cấu trúc bên dưới như dây chằng, cement răng, xương ổ răng… gây ra bệnh viêm nha chu.
1. Suy giảm chất lượng cuộc sống
Nướu răng bị viêm nhiễm sẽ nhạy cảm hơn bình thường, dễ chảy máu khi gặp các kích thích như đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa,… nhiều trường hợp còn có thể bị chảy máu tự phát, gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.
2. Mất răng
Vi khuẩn gây viêm tấn công vào sâu bên dưới chân răng. Chúng phá hủy xương ổ răng và mô nướu, khiến răng lung lay, yếu dần. Nếu không điều trị, tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng gây mất răng hàng loạt.
3. Gây bệnh tim mạch
Viêm nhiễm ở mô nướu sẽ làm cho nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng luôn ở mức cao. Các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn tạo thành những cục máu đông, làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch, đột quỵ.
4. Sinh non
Ngoài ra, bệnh viêm nướu răng hoại tử lở loét còn làm tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai hoặc con sinh ra nhẹ cân.
IV. Điều trị viêm nướu hoại tử lở loét
Quy trình điều trị viêm nướu răng hoại tử lở loét khá phức tạp, cần phối hợp nhiều kỹ thuật điều trị khác nhau. Nhìn chung, mục đích của quá trình điều trị là loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh, ổ vi khuẩn.
1. Điều trị sơ khởi
Trong bước này, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh, cũng như các yếu tố có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị chuyên sâu, cụ thể là:
- Cạo vôi răng loại bỏ mảng bám, cao răng.
- Chỉnh sửa hoặc thay thế các phục hình không đúng kỹ thuật (nếu có).
- Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm.
2. Điều trị chuyên sâu
Mục tiêu của quá trình này là thúc đẩy quá trình lành thương, ngăn ngừa biến chứng và phục hồi chức năng nhai. Các biện pháp điều trị bao gồm:
- Trường hợp nướu bị viêm nhiễm nặng, có ổ mủ ở giữa răng và nướu, bác sĩ nạo sạch mủ và làm sạch mặt gốc răng. Nếu bệnh gây biến chứng áp xe răng, kỹ thuật rạch áp xe sẽ được thực hiện.
- Khi nướu bị tổn thương quá nặng, tụt sâu về phía chân răng, bác sĩ sẽ ghép thêm nướu cho bệnh nhân.
- Trong trường hợp xấu nhất, khi nướu và các mô xung quanh mất hoàn toàn khả năng lưu giữ răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và tư vấn bệnh nhân các phương pháp trồng lại răng giả phục hình chức năng nhai, thẩm mỹ.
Quá trình cạo vôi răng tại Nha khoa Đông Nam:
V. Phòng ngừa bệnh viêm nướu răng hoại tử lở loét
Viêm nướu hoại tử lở loét là bệnh lý nha khoa cấp tính nguy hiểm, do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả để phòng bệnh:
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Sử dụng bàn chải lông mềm và thay mới bàn chải sau 3 tháng.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chứa fluor loại bỏ mảng bám, tiêu diệt vi khuẩn.
- Nếu nướu răng của bạn nhạy cảm và dễ tổn thương, hãy sử dụng các sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng dành cho răng nướu nhạy cảm.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt và thức ăn cay nóng. Thay vào đó bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.
- Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây lở nướu. Vì vậy bỏ hút thuốc lá là biện pháp tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và toàn thân.
- Khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các bệnh lý.
Viêm nướu hoại tử lở loét hay lở nướu là bệnh lý răng miệng nghiêm trọng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy việc điều trị và phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?