bị đau răng cấm phải làm sao

Tình trạng đau răng cấm có thể bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do chấn thương hoặc bệnh lý. Khi gặp phải hiện tượng này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.

bị đau răng cấm phải làm sao

I. Vị trí và cấu tạo của răng cấm

Răng cấm là tên gọi nhân gian của các răng số 6, số 7 trong cung hàm, tính từ ngoài vào trong. Chức năng chính của chúng là nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

vị trí răng cấm trên cung hàm
Vị trí của các răng cấm trong cung hàm

Cũng giống như các răng khác, răng cấm có cấu tạo gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng.

– Trong đó, men răng là lớp ngoài cùng, bao bọc, bảo vệ cho các cấu trúc bên trong và không cảm nhận được cảm giác đau.

– Lớp bên cạnh men răng là ngà răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà nhỏ chứa đựng các tế bào ngà, tạo cảm giác cho răng khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt.

– Lớp trong cùng của răng là tủy răng. Chức năng của tủy là nuôi dưỡng, tái tạo ngà răng và cảm nhận các kích thích từ bên ngoài. Chính vì thế, các vấn đề về tủy như sang chấn do va chạm, viêm tủy, chết tủy… thường gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

cấu tạo của răng cấm
Cấu tạo của răng cấm

Đau răng cấm ít nhiều đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm. Khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn hơn trước, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các triệu chứng đau răng cấm khá đa dạng. Đó có thể là các cơn đau nhức răng dữ dội, kéo dài hằng giờ hoặc chỉ thoáng qua. Các dạng thường gặp bao gồm:

– Đau răng đột ngột.

– Đau khi nhai, cắn, cơn đau giảm dần khi loại bỏ kích thích.

– Nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh hoặc vị chua ngọt của thức ăn.

– Đau tự phát, kéo dài vài phút hoặc vài giờ.

– Sưng nướu hoặc mặt ở vùng răng bị ảnh hưởng.

đau nhức do răng cấm
Các cơn đau răng cấm có thể chỉ thoáng qua hoặc kéo dài hàng giờ

II. Các nguyên nhân khiến răng cấm bị đau

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau răng cấm, thường gặp nhất là:

1. Răng bị sâu, viêm tủy

Sâu răng là đốm đen nhỏ trên bề mặt răng, hình thành do sự kết hợp của acid có trong nước bọt với vi khuẩn có trong các mảng bám và cao răng.

các giai đoạn sâu răng
Các giai đoạn của bệnh sâu răng

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Khi lỗ sâu xâm lấn vào ngà, bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt răng khi ăn uống, đánh răng. Nếu đến tủy, có thể gây viêm tủy, hoại tử tủy, khiến bệnh nhân bị đau nhức dữ dội khi răng bị kích thích, nhiều trường hợp còn có thể xuất hiện các cơn đau tự phát.

2. Răng bị chấn thương

Răng bị mẻ, gãy, vỡ, nứt hoặc bất kỳ chấn thương nào khác nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sâu răng, viêm tủy, hoại tử tủy, thậm chí là viêm quanh chóp răng, áp xe chân răng,… khiến bệnh nhân bị đau nhức, ê buốt.

răng cấm bị chấn thương
Răng cấm bị chấn thương

Đau răng thường chia thành từng cơn. Nhẹ thì đau tại chỗ, nặng hơn có thể đau dữ dội lan ra xung quanh, giật theo nhịp mạch đập. Trường hợp nặng hơn xuất hiện tình trạng đau dù không có bất kì tác động bên ngoài nào.

3. Bệnh nha chu, viêm nướu

Nha chu là một tổ chức xung quanh răng bao gồm nướu, dây chằng, xương ổ răng, có nhiệm vụ chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Bệnh nha chu thường phát triển qua 2 giai đoạn, viêm nướu và viêm nha chu.

bệnh viêm nha chu
Một số trường hợp bệnh nha chu

Các cơn đau do bệnh nha chu thường có nhiều cấp độ. Trong giai đoạn viêm nướu, bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt răng khi ăn uống, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Khi phát triển thành viêm nha chu, với các biểu hiện như xuất hiện ổ mủ ở chân răng, áp xe răng, tụt nướu, bệnh thường gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

4. Mọc răng khôn

Bệnh nhân cũng có thể bị đau răng cấm do biến chứng của việc mọc răng khôn. Khi răng không mọc lệch, chúng có thể chèn ép, thậm chí là “đâm thẳng” vào chiếc răng cấm bên cạnh, khiến chúng bị hỏng.

đau răng cấm do răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc ngang, chèn ép răng số 7

Ngay cả khi mọc thẳng, sự tồn tại của răng khôn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng cấm. Thức ăn dễ dắt vào trong khe hở giữa hai răng này, gây sâu răng.

III. Cách làm dịu các cơn đau răng cấm tại nhà

Cách duy nhất để khắc phục tình trạng đau nhức răng cấm là áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa.

Nếu như chưa có điều kiện đến nha khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, bạn có thể sử dụng một hoặc một vài cách sau để làm dịu các cơn đau:

✦ Súc miệng bằng nước muối: Việc giảm đau nhức răng bằng nước muối khá đơn giản. Bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối sinh lý trong khoảng 30 giây rồi nhổ đi, thực hiện nhiều lần trong ngày, các cơn đau nhức răng sẽ giảm đáng kể.

Không nên sử dụng nước muối tự pha, vì dung dịch này không đảm bảo được nồng độ và tiêu chuẩn vệ sinh.

nước muối sinh lý
Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp giảm đau răng

✦ Súc miệng bằng nước trà xanh: Nước trà xanh có tính kháng khuẩn cao, có thể làm chậm sự phát triển của sâu răng. Súc miệng bằng trà xanh còn giúp xoa dịu các triệu chứng viêm nướu răng.

cách giảm đau răng cấm bằng trà xanh
Súc miệng bằng nước trà có thể làm dịu các cơn đau răng

✦ Chườm đá: Bạn có thể giảm đau răng cấm bằng cách chườm đá. Khi thực hiện, bạn nên bọc đá trong khăn hoặc túi đá, không chườm trực tiếp lên da hoặc đặt đá lên chiếc răng đau để tránh làm tổn thương các mô.

chườm đá
Bạn có thể làm dịu các cơn đau răng bằng cách chườm đá

✦ Súc miệng bằng nước cốt chanh: Bạn có thể pha nước cốt chanh vào trong cốc nước ấm để súc miệng. Điều này sẽ giúp răng được sạch sẽ, hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn. Sau khi thực hiện, bạn nên uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng acid còn bám lại trên bề mặt răng.

cách giảm đau răng cấm tại nhà
Súc miệng bằng nước cốt chanh có thể làm dịu cơn đau răng

✦ Dùng lá trầu không: Lấy 2 – 3 lá trầu không, giã nhỏ rồi hòa với một chén rượu. Để khoảng 10 phút rồi gạn lấy phần nước trong để súc miệng, cảm giác đau răng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

cách chữa đau răng cấm bằng lá trầu không
Lá trầu không có thể được dùng để giảm cảm giác ê buốt răng

Lưu ý: các phương pháp trên chỉ làm suy giảm các triệu chứng, không thể khắc phục triệt để tình trạng đau răng. Do đó, ngay khi có thời gian, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị.

IV. Cách điều trị đau răng cấm tại nha khoa – An toàn, hiệu quả

Khi răng cấm có dấu hiệu bị đau nhức, ê buốt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tại nha khoa, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng cho bạn, chụp X – Quang nếu cần thiết. Từ các kết quả thăm khám, họ sẽ xác định nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

điều trị đau răng cấm
Khi bị đau răng cấm, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra răng

1. Trường hợp răng bị đau do bệnh lý

Đầu tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn, các yếu tố nguy cơ và điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng. Sau đó, khôi phục lại hình dáng răng bằng các kỹ thuật nha khoa phục hình, thường là trám răng hoặc bọc răng sứ.

➦ Trám răng: Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ khôi phục hình dáng, chức năng của răng bằng cách sử dụng vật liệu nhân tạo hàn kín các khoảng trống. Vật liệu trám răng cấm thường được sử dụng hiện nay là Composite, với những đặc điểm dưới đây:

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 10 – 15 phút cho mỗi vị trí trám.

– Chi phí thấp, chỉ 400.000 đồng răng mỗi răng (giá Nha khoa Đông Nam).

– Ít xâm lấn mô răng thật, không cần mài răng.

– Màu sắc tương đồng với răng thật.

– Độ chịu lực, chịu mài mòn cao.

– An toàn, lành tính với cơ thể.

– Tuổi thọ trung bình của mỗi miếng trám thường là 2 – 3 năm.

điều trị trám răng cấm bị sâu
Trám răng sâu

➦ Bọc răng sứ: Đây là kỹ thuật nha khoa cho phép khắc phục các khuyết điểm hình thái răng chỉ trong một thời gian ngắn. Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài nhỏ các răng cần điều trị, sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên.

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 2 – 4 ngày.

– Giá trị thẩm mỹ cao. Răng sứ có màu sắc giống hệt như răng thật.

– Tuổi thọ cao, trung bình khoảng 8 – 10 năm hoặc hơn.

– Có nhiều loại răng sứ khác nhau đáp ứng tối đa nhu cầu của mỗi người.

Chi phí bọc răng sứ hợp lý, dao động trong khoảng 1.000.000 – 7.000.000 đồng mỗi răng (giá Nha khoa Đông Nam).

bọc sứ cho răng cấm bị sâu
Bọc sứ cho răng sâu

Việc xác định phương pháp phục hình phụ thuộc vào mức độ tổn thương của các mô răng. Với các răng đã chửa tủy, bác sĩ thường chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ để bảo tồn răng.

2. Trường hợp răng bị đau do chấn thương

Căn cứ vào kích thước và tình trạng của các mô răng còn lại, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, có thể là bọc răng sứ, trám răng hoặc nhổ răng.

Trong đó, nhổ răng được xem là phương án cuối cùng, chỉ được chỉ định khi răng bị tổn thương quá nặng và không thể điều trị được nữa. Sau khi nhổ răng, bạn nên nhanh chóng trồng lại bằng phương pháp cấy ghép Implant để hạn chế tối đa hiện tượng tiêu xương hàm.

Quy trình nhổ răng không đau tại nha khoa đông nam

Nếu răng bị chấn thương nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ thường chỉ định trám răng. Trong đa số các trường hợp còn lại, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ để bảo tồn răng.

3. Trường hợp răng bị đau do răng khôn

Nếu răng cấm bị đau do răng khôn mọc lệch, nhổ răng khôn sẽ là một chỉ định cần thiết cho bệnh thân.

Nhổ 2 răng khôn cùng lúc tại Nha khoa Đông Nam:

Không giống như các răng khác, răng khôn không có vai trò rõ ràng trong việc ăn nhai.

Hơn nữa sự tồn tại của chiếc răng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng cho bệnh nhân, bởi chúng nằm sâu trong cung hàm nên rất khó vệ sinh. Vi khuẩn và vụn thức ăn rất dễ đọng lại trên bề mặt răng gây sâu răng, viêm nướu. Do đó, bác sĩ thường khuyên nhổ đi.

Trên thực tế, chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới có thể xác định chính xác phương pháp điều trị phù hợp và tối ưu nhất ở trường hợp cụ thể của bạn. Do đó bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm sâu răng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:,

Comments 2
Add Comment
  • nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và gặp các vấn đề khác không ạ

    • Chào bạn, nhổ răng khôn không ảnh hưởng đến sức khỏe ạ. Trước khi nhổ răng khôn các bác sĩ sẻ tiến hành kiểm tra tình trạng răng khôn của bạn như thế nào rồi tư vấn cho bạn phương án tốt nhất ạ nên bạn yên tâm nhé

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook