Bà bầu bị sâu răng thì phải làm sao? – Các mẹ bầu thường có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng nhưng lại có tâm lý e ngại đến các trung tâm nha khoa để điều trị do sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Việc chần chừ không đi khám chữa răng sâu kịp thời có thể dẫn đến những đau nhức và biến chứng không mong muốn cho mẹ bầu. Vậy bà bầu bị sâu răng phải làm sao để chăm sóc răng miệng tốt mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi?
I. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở bà bầu
Sâu răng là bệnh lý răng miệng có mối liên hệ chặt chẽ với vi khuẩn. Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi về hoocmon có tên là Estrogen và Progestorome dễ gây cho lợi sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi và lây nhiễm vi khuẩn, đây chính là nguyên nhân làm cho răng dễ bị sâu.
Do lượng can xi trong cơ thể mẹ bầu thay đổi liên tục và thường thiếu hụt khi phải cung cấp cho thai nhi. Khi chất canxi giảm thì răng cũng bị yếu đi và dễ dàng bị vi khuẩn có hại xâm nhập, gây bệnh.
Khi răng bị sâu, biểu hiện dễ nhìn thấy nhất là các đốm đen nhỏ ở trên thân răng sau đó lan rộng và ăn sâu vào tủy. Sây răng khiến mẹ bầu bị đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, trực tiếp tác động đến dinh dưỡng cho thai nhi.
II. Bà bầu bị sâu răng có nguy hiểm không?
Sâu răng khi mang thai sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của mẹ bầu. Thậm chí tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Các triệu chứng đau nhức, ê buốt ở răng sâu khiến cho mẹ bầu khó có thể ăn uống được ngon miệng, không thoải mái khi dùng các món nóng, lạnh, chua, ngọt.
Khả năng cắn xé, nhai nghiền thức ăn không thể tốt như bình thường sẽ dễ bị chán ăn, bỏ ăn.
Từ đó dẫn đến ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể cũng như nuôi dưỡng thai nhi. Trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém hơn bình thường,….
Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như mẹ bầu chịu căng thẳng, mệt mỏi kéo dài vì đau nhức răng sâu. Điều này rất dễ làm cho cơ thể dần sản sinh ra các chất có hại, gia tăng khả năng sinh non, sảy thai, băng huyết, trẻ sinh ra nhẹ cân,…
III. Bà bầu bị sâu răng phải làm sao?
Các mẹ bầu nên nhớ khi bị bất cứ bệnh lý nào trong cơ thể dù là cảm, sốt, kể cả đau răng thì không nên tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn chưa có thời gian kiểm tra chiếc răng đau tại nha khoa thì có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau do sâu răng tại nhà như sau:
1. Dùng đinh hương hoặc dầu đinh hương
Thực hiện:
– Ép, nhai nát 1, 2 nhánh đinh hương ở giữa răng và để cho nước ép chảy vào trong miệng. Giữ nguyên bã và nước đinh hương ở răng đau trong vòng 1 giờ, bạn sẽ thấy sự đau đớn giảm xuống hẳn.
– Lấy bông thấm dầu đinh hương và đặt nó trên răng đau. Khi dầu lan rộng, nó sẽ có tác dụng làm dịu sự đau răng.
2. Dùng nước muối ấm
Muối giúp khử trùng và có thể giết chết các vi khuẩn có trong miệng, làm dứt cơn đau tạm thời.
Cách thực hiện: bạn cho một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm. Đánh sạch răng miệng của bạn và súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ẩm khoảng khoảng 30 giây và sau đó nhổ nó ra.
Lưu ý: khi pha nước muối không nên quá mặn sẽ dễ làm kích ứng nướu vốn nhạy cảm của bà bầu, quá nhạt sẽ không có hiệu quả.
3. Chữa sâu răng tại nhà bằng lá lốt
Lá lốt có chứa thành phần giảm đau, kháng khuẩn giúp chữa sâu răng tại nhà:
Đặc tính của lá lốt là có vị cay, mùi thơm và có có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, trong thân cây và lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu, rễ cây chứa benzylacetat đều là những chất kháng khuẩn rất tốt có tác dụng ức chế sự phát triển của sâu răng hiệu quả.
Thực hiện: Sắc lá lốt (cả thân, lá và rễ) cùng với 1 ít muối tinh. Sau đó lấy phần nước đặc để ngậm hàng ngày. Dùng đảo liên tục qua lại chỗ sâu răng để có hiệu quả nhanh hơn. Sử dụng trong 3-4 ngày, ngày 2 lần bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kinh ngạc.
4. Mẹo chữa sâu răng đơn giản cho mẹ bầu bằng tỏi
Đây là một nguyên liệu dễ tìm thấy trong căn bếp của mỗi gia đình. Tỏi chứa các thành phần có hoạt tính diệt khuẩn, kháng viêm, giảm đau là cách chữa sâu răng cho bà bầu được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.
Cách thực hiện: Dùng vài tép tỏi giã nát cùng với vài hạt muối trắng rồi đắp hỗn hợp này vào chỗ răng sâu trong khoảng 10 phút cơn đau răng sẽ giảm đi rõ rệt.
Dùng tỏi tác dụng nhanh nhưng một số bà bầu hay bị khó chịu, không ngậm được thì có thể sử dụng bạc hà với mùi thơm dịu nhẹ bên dưới.
5. Chữa đau do sâu răng bằng lá bạc hà tạo cảm giác thoải mái, the mát
Thành phần chủ yếu của bạc hà là methol, giúp tạo cảm giác mát lạnh, ức chế phản ứng kích thích các cơn đau, giảm đau tuyệt vời. Không chỉ vậy, bạc hà còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng tốt.
Thực hiện: Mẹ bầu có thể đun sôi một vài lá bạc hà và uống hoặc dùng để súc miệng hay đơn giản hơn là nhai sống lá bạc hà để nước ép này chảy vào vị trí răng bị sâu.
6. Rau bina (cải bó xôi) – giàu canxi giúp giảm đau răng nhanh chóng
Là thực phẩm tốt đối với phụ nữ có thai vì thành phần rất dồi dào canxi, a-xít folic, cải bó xôi còn có đặc tính giảm đau nhanh.
Thực hiện: Rửa sạch vài lá cải bó xôi rồi nhai nát ở vị trí sâu răng.
7. Hành tây – nguyên liệu chữa đau răng ngay tại nhà
Thực hiện: thái lát mỏng hành tây, đặt vào nơi răng bị đau hoặc, ép lấy nước rồi dùng bông thấm vào và giữ nguyên tại nơi bị đau khoảng từ 1-2 phút. Dùng sau 1, 2 lần cơn đau sẽ giảm hẳn.
Bên cạnh đó,
– Nên sử dụng kem đánh răng có chứa florua để đánh răng hàng ngày.
– Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin C và vitamin B12 khi mang thai giúp răng và nướu chắc khỏe.
– Tránh xa những loại thực phẩm có đường vì chúng làm tăng mảng bám cao răng trên răng.
Các biện pháp chữa sâu răng tại nhà trên đều rất an toàn và lành tính với cơ thể nhưng có tác dụng chậm và chỉ ngăn chặn vi khuẩn sâu răng phát triển nhiều hơn, không điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không thấy cơn đau nhức thuyên giảm thì hãy tranh thủ đến nha khoa để khám chữa bệnh sâu răng, nhận lời khuyên, điều trị của bác sĩ nhé!
IV. Điều trị sâu răng an toàn tại nha khoa
Nếu trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ có nguy cơ phải nhổ một vài cái răng hoặc khiến cho các bệnh về răng trở nên trầm trọng hơn.
Các nghiên cứu đã cho thấy, những bà mẹ có răng sâu nguy cơ sinh non rất cao hoặc sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt. Người mẹ bị sâu răng cũng có thể khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng.
Vì thế, khi bà bầu bị sâu răng thì cần đến ngay trung tâm điều trị sâu răng tại nha khoa uy tín để được thăm khám và chữa trị.
1. Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
Trong thời gian ba tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ nha khoa sẽ hạn chế các tác động lên răng miệng của mẹ bầu vì đây là giai đoạn khá nhạy cảm, các cơ quan trong cơ thể của thai nhi đang phát triển nên bất kỳ một tác động nào cũng có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
2. Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ
Giai đoạn thai kỳ 14-27 tuần, thai nhi phát triển tương đối ổn định nên không bị ảnh hưởng bởi các tác động lên răng miệng của mẹ bầu thì lúc này các bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ trên tình trạng răng miệng cụ thể của người mẹ để điều trị nha khoa phù hợp.
– Nếu lỗ sâu còn nhỏ, chưa ảnh hưởng đến tủy thì việc điều trị tương đối dễ dàng, chỉ cần hàn trám lại chỗ sâu.
– Nếu lỗ sâu đã ảnh hưởng đến tủy răng thì phải điều trị tủy rồi mới trám bít lỗ sâu, một số tình huống sau khi chữa tủy cần bọc sứ lại bảo vệ răng thật bên trong.
Việc trám răng sâu nếu không sử dụng đến thuốc tê thì sẽ không ảnh hưởng gì đến bà mẹ và thai nhi. Ngay cả khi phải sử dụng thuốc gây tê thì mẹ cũng không cần lo lắng quá nhiều vì thuốc gây tê sử dụng trong nha khoa hầu như rất ít, hàm lượng nhỏ nên không ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ.
V. Cách phòng ngừa sâu răng cho bà bầu
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng hiệu quả là cách phòng ngừa sâu răng tốt nhất cho mẹ bầu. Chỉ cần thực hiện đúng cách, giữ răng miệng luôn sạch sẽ không mảng bám, vi khuẩn thì sâu răng không có cơ hội xuất hiện.
1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor. Chọn bàn chải có đầu nhỏ, lông bàn chải mềm vì giai đoạn mang thai vùng nướu và răng nhạy cảm, nên chải răng nhẹ nhàng.
Dùng chỉ nha tơ để làm sạch các kẽ răng thay cho dùng tăm.
Dùng nước súc miệng hàng ngày sau khi chải răng, không nên lạm dụng chỉ nên dùng tối đa 2 lần/ngày. Một số bà bầu khó chịu với nước súc miệng diệt khuẩn thì nên thay thế bằng nước muối (có thể tự pha với nồng độ 0.9% hoặc mua tại các nhà thuốc)
Trong thời kỳ mang thai phụ nữ thường hay bị ợ chua, nôn mửa, khó chịu,… có thể dùng 1 miếng gạc có chứa kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong mấy tháng đầu, nhất là khi chải răng, dịch axít trong dạ dày lưu lại dễ gây sâu răng.
2. Khám răng định kỳ
Kiểm tra răng định kỳ ít nhất 3-6 tháng/lần và điều trị các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải.
3. Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống đầy đủ các chất bổ dưỡng, đặc biệt là canxi có trong các sản phẩm từ sữa, trái cây, rau xanh, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, tinh bột vì chúng dễ mắc lại các kẽ răng gây sâu răng, viêm nướu.
** Chia sẻ cách nấu trứng cút mộc nhĩ trắng vừa bổ dưỡng vừa không gây sâu răng cho bà bầu
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng:
Trứng có chứa nhiều Vitamin D ngăn ngừa sâu răng vì nó thúc đẩy sự phát triển của răng và làm răng chắc khỏe, ít bị sâu hơn. Trứng cút bổ khí, lợi máu, thân thể khỏe mạnh, bổ não, hạ mỡ, hạ huyết áp.
Mộc nhĩ trắng giòn, canh trứng thơm. Mộc nhĩ trắng có công hiệu bổ âm, ra mồ hôi, ngừng ho, bổ dạ dày, bổ phổi, bổ não… Trứng cút và mộc nhĩ trắng hợp lại có tác dụng bồi bổ cơ thể ở thời kỳ mới mang thai, có lợi cho sự phát triển của thai nhi..
Nguyên liệu:
20g mộc nhĩ trắng, 250g trứng cút, 15g đường phèn.
Cách chế biến:
– Mộc nhĩ trắng ngâm nước, lặt bỏ cuống, cho vào bát, đổ nước sạch vào, đem hấp. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.
– Cho nước sạch, đường phèn vào nồi nấu sôi, sau khi đường phèn tan hết cho mộc nhĩ trắng, trứng cút vào, vớt bỏ bọt là có thể dùng.
Thành phẩm: Món ăn có màu sắc trắng trong, vị ngọt thanh từ đường phen kích thích vị giác của bà bầu.
Trên thực tế, việc đến phòng khám nha khoa chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết, giúp phòng ngừa nhiễm trùng răng miệng, bệnh nướu răng, viêm tủy…ảnh hưởng thai nhi.
Khi gặp vấn đề răng miệng trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu không nên e ngại mà hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị đúng lúc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm răng miệng bà bầu:
- Bà bầu đau răng uống thuốc gì?
- Cách giảm đau nhức răng cho bà bầu hiệu quả nhất
- Đang mang thai có tẩy trắng răng được không?
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?