khuyến mãi 30/4 - 1/5

Cách Giảm Đau Nhức Răng Ở Bà Bầu Hiệu Quả Nhất

Cách giảm đau nhức răng ở bà bầu hiệu quả nhất – Trong quá trình mang thai, nhiều bà bầu phải trải qua cảm giác đau nhức răng, răng bị yếu đi, nhất là giai đoạn mang thai từ tháng thứ 7-9. Mặc dù, sau khi sinh con tình trạng này sẽ hết, nhưng cũng mang đến nhiều cảm giác khó chịu cho bà bầu.

Cách Giảm Đau Nhức Răng Ở Bà Bầu Hiệu Quả Nhất

1. Nguyên nhân đau nhức răng ở bà bầu

Bà bầu là người có nguy cơ cao nhất trong việc mắc các bệnh răng miệng như: bệnh sâu răng, bệnh viêm lợi… do lượng can xi trong cơ thể dễ bị thiếu hụt vì vừa phải cung cấp canxi cho thai nhi.

Khi thai nhi được 24 – 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lúc này lượng canxi thai nhi cần nhiều hơn các tháng trước rất nhiều. Và lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ.

Người mẹ không đủ canxi và không bổ sung được canxi qua ăn, uống thì nhiều khả năng thiếu hụt canxi nghiêm trọng, và bệnh đầu tiên gặp phải là các bệnh răng miệng.

cách giảm đau nhức răng cho bà bầu

– Bệnh lý sâu răng:

Đây được coi là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên hiện tượng đau nhức răng ở bà bầu mà nguyên nhân cụ thể là do các mảng bám thức ăn tồn tại trên răng, lâu ngày không được làm sạch. Các vi khuẩn sẽ tích tụ trên mảng bám cao răng tác dụng vào chất đường tạo ra các enzim, axit phá hủy cấu trúc răng.

Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian này, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị bệnh sâu răng ở bà bầu.

điều trị nhức răng ở bà bầu
Nhức răng do bị sâu răng

Ban đầu, có thể bạn không nhận thấy dấu hiệu gì nhưng khi xuất hiện lỗ sâu thì tình trạng sâu răng đã trở nên nghiêm trọng hơn. Cơn đau có thể âm ỉ, dai dẳng nhưng cũng có khi đau dữ dội và buốt nhói lên tận óc nếu như vết sâu xâm lấn đến buồng tủy và gây nên tình trạng viêm tủy.

– Bệnh lý viêm nướu:

Trong giai đoạn mang thai cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi đặc biệt là gia tăng nội tiết tố, cơ thể sản xuất nhiều estrogen và progesterone. Cùng với sự tác động lớn của hooc-mon, chảy máu chân răng và sưng tấy nướu răng nên dễ khiến vi khuẩn tấn công.

Lâu ngày nếu không được điều trị thì hiện tượng tụt nướu hoặc nguy cơ phát triển thành viêm nha chu dẫn đến tiêu xương là hoàn toàn có thể xảy ra.

điều trị nhức răng cho bà bầu 2
Nhức răng do viêm nướu

Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không tốt và sử dụng nhiều đồ ngọt cũng là nguyên nhân khiến cho các mảng bám tích và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát sinh và gây bệnh.

2. Mẹo giảm đau nhức răng ở bà bầu hiệu quả

Một vài mẹo giảm đau nhức răng cho bà bầu sau đây sẽ là “cứu cánh” hiệu quả khi mẹ bầu gặp phải tình trạng đau răng trong thai kỳ.

– Chữa đau nhức răng bằng Đinh hương:

Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời cho việc đau răng trong lúc mang thai vì nó hoạt động như một loại thuốc hiệu quả. Ép, nghiến 1,2 nhánh đinh hương ở giữa răng và để cho nước ép chảy vào trong miệng. Giữ nước đinh hương ở răng đau của bạn trong vòng 1 giờ, bạn sẽ thấy sự đau đớn giảm xuống hẳn.

mẹo giảm đau răng cho bà bầu 1
Dùng nước ép đinh hương hoặc dầu đinh hương để làm dịu cơn đau răng

Dầu đinh hương cũng có thể được sử dụng cho mục đích tương tự. Lấy bông thấm dầu đinh hương và đặt nó trên răng đau. Khi dầu lan rộng, nó sẽ có tác dụng làm dịu sự đau răng.

– Cách giảm đau nhức răng bằng Nước muối ấm:

Là vị cứu tinh được nhiều mẹ áp dụng thành công trong việc giảm đau răng.

Để chuẩn bị cho giải pháp này, bạn cho một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm. Đánh sạch răng miệng của bạn và súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ẩm khoảng khoảng 30 giây và sau đó nhổ nó ra.

Muối giúp khử trùng và có thể giết chết các vi khuẩn có trong miệng, làm dứt cơn đau tạm thời.

mẹo giảm đau răng cho bà bầu 2
Nước muối ấm là cứu tinh hiệu quả trong việc giảm đau răng cho bà bầu

– Trị đau răng bằng Trà bạc hà:

Trà bạc hà vừa có mùi vị thơm ngon vừa có công dụng gây tê và là thảo dược chữa đau răng an toàn cho bà bầu.

Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong. Lặp lại thường xuyên khi thấy cần thiết.

mẹo giảm đau răng cho bà bầu 3
Trà bạc hà chữa đau răng an toàn cho bà bầu

– Giảm đau nhức răng bằng cách Chườm nước đá:

Đây là phương pháp được xem là gây tê tự nhiên và an toàn, mẹ bầu có thể dùng khăn bọc vài cục nước đá chườm ngay vùng má đang đau mẹ bầu thấy giảm đau tức thì.

mẹo giảm đau răng cho bà bầu 4
Chườm nước đá giúp mẹ bầu giảm đau răng tức thì

– Nước mía có thể giúp chống sâu răng khi mang bầu:

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng do chứa hàm lượng khoáng chất cao. Bên cạnh đó, loại thức uống này còn chứa nhiều can-xi, crôm, cô-ban, đồng, ma-giê, man-gan, phốt-pho, kali và kẽm.

cách giảm đau nhức răng cho bà bầu -3
Nước mía giúp ngừa sâu răng cho bà bầu

Ngoài ra, nước mía còn cung cấp sắt và vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6 cùng với khá nhiều các phytonutrient, chất chống ô-xy hóa, protein và chất xơ hòa tan. Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp bà bầu khỏe mạnh hơn.

– Sử dụng lá lốt giảm đau răng

Trong lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu cho đặc tính kháng khuẩn cao, giảm sưng và tiêu viêm hiệu quả. Cách dùng lá lốt chữa đau răng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch rồi đem đun với 1 lít nước cùng vài hạt muối.

Để nguội và lấy nước cốt súc miệng nhiều lần trong ngày. Kiên trì trong 2 – 3 ngày sẽ thấy tình hình được cải thiện.

– Dùng tỏi chữa đau răng

Tỏi được xem là vị thuốc chữa đau răng hiệu quả, an toàn cho bà bầu. Hoạt chất kháng sinh tự nhiên trong tỏi giúp tấn công lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng răng, nhờ đó mà dịu cơn đau nhanh chóng.

Bạn có thể cho tỏi trực tiếp vào trong miệng để nhai hoặc nghiền nát tép tỏi rồi đặt vào vị trí chiếc răng bị đau. Sau khoảng 3 – 4 lần thực hiện bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Tỏi chứa hoạt chất kháng khuẩn giúp cải thiện tình trạng đau răng
Tỏi chứa hoạt chất kháng khuẩn giúp cải thiện tình trạng đau răng

– Lá ổi non chữa đau răng

Hợp chất astringents trong lá ổi có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, không chỉ giảm đau nhức răng hiệu quả mà còn làm săn chắc nướu.

Chuẩn bị khoảng 20 lá ổi tươi, rửa sạch và cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước và 1 muỗng muối. Để nước sôi trong khoảng 10 phút cho tinh chất trong lá ổi tiết ra hết. Sau đó để nước nguội và đem súc miệng hằng ngày.

– Gừng chữa đau răng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong gừng chứa các hoạt chất như tecpen, oleoresin, men zingibain có khả năng kháng khuẩn cao giúp cải thiện các chứng bệnh nhiễm trùng, trong đó có sâu răng.

Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch và cạo vỏ thái lát mỏng. Sau đó cho vào miệng nhai hoặc bạn có thể đập dập rồi đặt lên vị trí chiếc răng đau. Phương pháp này chỉ nên áp dụng 1 – 2 lần trong ngày, tránh lạm dụng ảnh hưởng đến vị giác hoặc loét miệng do gừng có tính nóng.

Nhai gừng có tác dụng giảm đau răng hiệu quả
Nhai gừng có tác dụng giảm đau răng hiệu quả

3. Điều trị đau nhức răng cho bà bầu

Nếu áp dụng các mẹo giảm đau nhức răng ở bà bầu ở trên mà tình trạng đau nhức răng không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ bầu hãy sớm có một cuộc hẹn với nha sĩ.

Khi bạn tới nha sĩ, bạn cần phải thông báo với họ rằng bạn đang mang thai. Bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám tìm hiểu nguyên nhân và tư vấn cho bạn những biện pháp điều trị nha khoa làm giảm đau nhức răng cho từng trường hợp cụ thể.

  • Đối với răng sâu: thì có thể tiến hành nạo sạch vết sâu, sau đó thực hiện hàn trám răng sâu để trám bít chỗ sâu răng, tạo hình những chỗ răng bị tổn thương vỡ mẻ. Phương pháp này khá đơn giản và có thể hoàn tất chỉ sau 15-20 phút thao tác.
điều trị nhức răng cho bà bầu 3
Điều trị đau nhức răng ở bà bầu theo chỉ định của bác sĩ nha khoa là tốt nhất
  • Đối với viêm nướu: Việc điều trị được tiến hành đầu tiên với việc làm sạch cao răng, xử lý bề mặt gốc răng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Bạn cũng có thể điều trị với một số loại thuốc giảm đau và kháng sinh nhưng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ mà không thể tùy tiện sử dụng.

4. Đau răng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không

Khi đau răng trong giai đoạn mang thai, sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới thai nhi. Mức độ ảnh hưởng này sẽ tùy theo mức độ bệnh lý đau răng của mẹ, nguyên nhân hình thành bệnh. Cụ thể:

Đau nhức răng sẽ gây khó khăn trong hoạt động ăn nhai, dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, khi đó việc ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, dễ dẫn tới việc còi xương, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ.

Đau răng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không
Đau răng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không

Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, tiêu hóa của trẻ, khi mẹ không đủ dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ có hệ miễn dịch không tốt, phát sinh nhiều bệnh lý khác.

Nghiêm trọng hơn nếu trong quá trình mang thai bị đau răng có thể dẫn tới sinh non, sảy thai,… do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua nướu, di chuyển tới tử cung.

5. Cách phòng ngừa đau nhức răng ở bà bầu

Để an toàn và đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt, thai nhi khỏe mạnh thì các mẹ cần biết giữ gìn và chăm sóc răng miệng đúng cách để không xảy ra tình trạng đau nhức răng. Dưới đây là một vài lưu ý các mẹ bầu cần quan tâm:

❊  Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng.

❊  Bạn có thể pha nước muối nồng độ vừa phải theo công thức: 1 tách nước ấm và 1 muỗng cà phê muối. Súc miệng bằng dung dịch này giúp khử khuẩn tốt, loại bỏ đáng kể những thức ăn có thể đang bị mắc kẹt trong các kẽ răng. Mỗi ngày bạn nên súc miệng 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 30 giây.

❊  Nếu ở giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm axit trong miệng.

cách giảm đau nhức răng cho bà bầu -4
Chăm sóc răng miệng đúng cách

❊  Nếu đánh răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai, thì có thể đánh nhẹ nhàng sau đó súc miệng lại bằng dung dịch súc miệng hoặc bằng nước muối loãng.

❊  Ăn thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi… và hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có gas vì những thực phẩm này dễ gây sâu răng, nhất là khi ăn vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

❊  Nếu tình trạng đau nhức răng ở bà bầu kéo dài thì nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để khám ngay và điều trị kịp thời.

Xem thêm răng miệng bà bầu:

Xem thêm sâu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close