Nhiều bà bầu phải đối mặt với các cơn đau nhức răng vô cùng khổ sở. Tuy nhiên do trong giai đoạn thai kỳ việc dùng thuốc rất giới hạn nên nhiều người thường lo lắng có thai bị đau răng uống thuốc gì được? Để trả lời cho thắc mắc này, mời mọi người cùng tìm hiểu ngay thông tin được các chuyên gia tại Nha Khoa Đông Nam chia sẻ ngay sau đây.
Đau răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu khi bị đau răng không những cảm thấy khó chịu mà sức khỏe, tâm lý cũng như sự an toàn của thai nhi trong bụng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Các cơn đau nhức kèm theo tình trạng chảy máu chân răng, sưng lợi răng, sưng má hoặc răng lung lay, nhạy cảm,… sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy chán ăn. Từ đó không nạp đủ dinh dưỡng để nuôi cơ thể cùng thai nhi. Hậu quả có thể làm cho cơ thể mẹ bầu bị suy nhược, thậm chí hậu sản và em bé sau khi sinh thường nhẹ cân.
Nguy hiểm hơn hết, khi mẹ bầu có tâm lý căng thẳng, mệt mỏi cơ thể sẽ sản sinh ra chất prostaglandin làm kích thích chuyển dạ sớm. Cũng chính vì điều này mà các mẹ bầu bị đau răng thường có khả năng cao bị sảy thai, sinh non, bé sinh ra nhẹ cân. Thậm chí băng huyết cao gấp 3 lần so với bình thường.
Nguyên nhân bà bầu bị đau răng
Đau răng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến ở nhiều thai phụ. Có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:
1. Đau răng do ốm nghén
Tình trạng đau nhức răng trong giai đoạn mang thai có nguy cơ cao là do các cơn ốm nghén gây nên.
Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do khi bị nghén sẽ có một lượng dịch vị axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng. Chất axit này có thể ảnh hưởng đến răng miệng gây sâu răng và dẫn đến triệu chứng đau răng.
2. Rối loạn hormone
Sự rối loạn nội tiết tố (hormone) trong cơ thể trong giai đoạn thai kỳ có thể khiến bà bầu dễ bị viêm nướu hơn bình thường. Từ đó tạo điều kiện cho các vấn đề về răng và nướu khác nhau phát sinh nhất là đau răng.
3. Chế độ ăn uống hàng ngày
Phụ nữ trong quá trình mang thai cần thay đổi một số thói quen ăn uống hàng ngày, chẳng hạn như tăng lượng sữa hấp thụ trong mỗi ngày. Việc uống nhiều sữa hoặc tiêu thụ nhiều sản phẩm chứa đường sẽ có nguy cơ cao gây một số vấn đề về răng miệng phát sinh.
4. Thiếu hụt canxi
Trong giai đoạn mang thai nhu cầu canxi của cơ thể sẽ tăng lên đáng kể so với trước đó. Điều này có thể giải thích bởi không chỉ cơ thể bà bầu mà ngay cả thai nhi cũng cần loại khoáng chất này để phát triển tốt.
Chính vì vậy, nếu thai phụ không hấp thụ đủ hàm lượng canxi cần thiết trong thời gian mang bầu. Khi đó cơ thể sẽ tự động dần lấy đi lượng canxi hiện có để lấp vào. Răng sẽ là bộ phận dễ bị tác động nhiều nhất. Lúc này, răng sẽ yếu dần, dễ bị hư hại, cơn đau răng sẽ nhanh chóng phát sinh.
5. Tăng sự nhạy cảm
Trong quá trình mang thai nướu và răng thường nhạy cảm hơn rất nhiều. Đồng thời, điều này có thể gây ra hàng loạt vấn đề liên quan đến răng miệng khi thai phụ:
- Chải răng không đúng cách.
- Không chải răng thường xuyên.
- Sử dụng bàn chải đánh răng không phù hợp.
6. Mọc răng khôn
Răng khôn mọc trong thời gian mang bầu cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng răng bị đau nhức.Thậm chí, đối với những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thể gây ra tình trạng viêm và khiến thai phụ cảm thấy đau nhức răng dữ dội, nhiều trường hợp còn có thể bị hành sốt.
Phụ nữ có thai uống thuốc đau răng được không?
Bà bầu là đối tượng không thể tự ý uống thuốc trong bất cứ trường hợp nào. Do đó, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi có thai bị đau răng uống thuốc gì. Việc sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định và theo dõi sát sao từ bác sĩ mới đảm bảo an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Khi bị đau răng, mẹ bầu cần đến gặp nha sĩ sớm để xác định nguyên nhân gây đau răng và có cách điều trị thích hợp chứ không nên tự tiện sử dụng thuốc giảm đau mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bà bầu không nên quá lo lắng, bởi với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều thủ thuật nha khoa được thực hiện đơn giản để tránh ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của em bé. Việc điều trị các vấn đề về răng thuận lợi nhất trong 3 tháng giữa của thai kỳ.
Do đó, nếu bị đau răng hay viêm lợi, bà bầu nên thu xếp thời gian điều trị trong tháng thứ 4, 5, 6 để đảm bảo thuận lợi và an toàn nhất cho em bé. Lúc này thai phụ nên chủ động chia sẻ tình trạng sức khỏe và giai đoạn thai kì với bác sĩ để có chỉ định điều trị an toàn, phù hợp.
Những mối nguy nếu mẹ bầu tự ý dùng thuốc đau răng
Có thai bị đau răng uống thuốc gì.? Tốt nhất nên có chỉ định và theo dõi từ bác sĩ. Bởi việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau răng khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe bản thân cũng như thai nhi.
– Ibuprofen: Tuyệt đối không được dùng từ thời gian tuần thứ 30 trở đi của thai kỳ. Do loại thuốc này có thể gây các tai biến làm cho cho trẻ bị tim bẩm sinh, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.
– Naproxen: Nếu dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị sảy thai gấp 3 lần hoặc dễ bị sinh non, trẻ sinh ra bị dị tật. Thậm chí vô cùng nguy hiểm nếu dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ rất dễ gây tử vong.
– Aspirin: Nếu sử dụng trong 3 tháng đầu thai phụ dễ sinh non và thai nhi có nguy cơ dị tật cao. Nếu sử dụng trong 3 tháng cuối có thể làm chậm quá trình chuyển dạ. Đồng thời khiến ống động mạch của thai nhi đóng lại sớm, dẫn đến dị tật tim và phổi bẩm sinh.
– Paracetamol: Mặc dù thai phụ có thể sử dụng loại thuốc giảm đau này nhưng nếu dùng quá liều lượng được chỉ định cũng sẽ gây nhiễm độc gan, sinh non, băng huyết khi sinh. Đặc biệt là khiến trẻ sinh ra mắc chứng rối loạn tăng động.
Cách chữa đau răng cho bà bầu an toàn
Một số thai phụ vì lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi nên sẽ không tiến hành chữa trị cho đến khi sinh con xong. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thai phụ muốn khắc phục cơn đau răng nhanh chóng để tránh xảy ra các tai biến nguy hiểm.
Trên thực tế, các bác sĩ luôn khuyến khích thai phụ nên sớm điều trị các vấn đề răng miệng một cách dứt điểm. Để khống chế được cơn đau nhức răng một cách an toàn và hiệu quả các mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
1. Dùng thuốc giảm đau răng
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau không kê toa được xem như một cách chữa đau răng tạm thời cho mẹ bầu.
Tuy nhiên, Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ đã có khuyến cáo đến tất cả phụ nữ khi đang mang thai trước khi áp dụng điều trị bằng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải thông qua sự cho phép của bác sĩ. Dù có là thuốc không kê đơn cũng cần phải được chỉ định cụ thể liều lượng thích hợp.
Lý giải vấn đề này, các chuyên gia cho biết rằng việc dùng một số loại thuốc để chữa nhức răng có rủi ro cao gây biến chứng cho thai nhi trong bụng. Đồng thời khi trẻ sinh ra dễ dị tật bẩm sinh và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Bên cạnh đó trong hầu hết trường hợp, ibuprofen và aspirin được đánh giá là không an toàn cho phụ nữ mang thai. Áp dụng chữa trị đau răng bằng thuốc cho mẹ bầu sẽ đảm bảo an toàn nếu được sự cho phép và giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.
2. Áp dụng các mẹo chữa đau răng đơn giản tại nhà
a. Súc miệng với nước ấm
Không chỉ riêng mẹ bầu mà ai trong số chúng ta cũng nên xây dựng cho mình thói quen chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất như:
- Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
- Súc miệng với nước ấm.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám còn sót lại ở kẽ răng.
Đặc biệt, các chuyên gia cho biết đối với tình trạng răng quá nhạy cảm khó vệ sinh răng dễ dàng theo cách bình thường. Thai phụ có thể dùng nước ấm để súc miệng. Ngoài việc xoa dịu cơn đau răng việc súc miệng với nước ấm còn giúp loại bỏ được các mảng vụn thức ăn còn đọng lại ở kẽ răng khá tốt.
Để tăng thêm tính sát khuẩn, mẹ bầu có thể cho thêm một ít muối vào nước ấm trước khi súc miệng.
b. Sát trùng
Một số loại thuốc sát trùng, kháng khuẩn không kê đơn đem lại công dụng làm tê vùng nướu giúp thuyên giảm cơn đau tạm thời. Chấm thuốc Benzocaine lên vị trí răng đau nhức hoặc phần nướu bị ảnh hưởng.
Nhưng thai phụ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để biết được thuốc có đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi không.
Bên cạnh đó, việc sát trùng bằng cách sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như tinh dầu đinh hương cũng được nhiều người lựa chọn. Mẹ bầu có thể dùng lá đinh hương để nhai hoặc xoa tinh dầu đinh hương lên vùng răng đang đau nhức sẽ giúp thuyên giảm tình trạng đáng kể.
c. Chườm ấm hoặc chườm lạnh
Một trong các cách chữa đau nhức răng cho khá phổ biến khác cho bà bầu đó là sử dụng nhiệt. Một chiếc khăn ấm hoặc túi chườm lạnh để áp lên vùng má tại khu vực đau răng có thể xoa dịu sự khó chịu này.
Những điều cần lưu ý sau khi sử dụng thuốc giảm đau cho bà bầu
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi sử dụng thuốc giảm đau răng mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ.
- Với những loại thuốc trị đau răng chiết xuất thảo dược cũng cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ.
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ý kéo dài hay gia tăng liều lượng dùng thuốc.
- Kết hợp vệ sinh răng miệng khoa học và điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những thực phẩm nhiều đường.
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị đau răng?
Dù hiện nay có khá nhiều cách để khắc phục các cơn đau răng khi mang thai. Tuy nhiên đa số mẹ bầu đều mong muốn ngăn chặn đau răng trước khi nó xảy ra.
Để phòng ngừa tình trạng đau nhức răng xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề như:
1. Bổ sung canxi và vitamin D
Không chỉ thai phụ mà cả thai nhi trong bụng cũng cần được cung cấp đầy đủ lượng canxi để hình thành và phát triển xương, răng.
Vậy nên, các mẹ bầu đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Với các món như: phô mai, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm làm từ sữa, một số loại hải sản như cua, cá,…
Ngoài việc tăng cường bổ sung canxi, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến vitamin D. Sự thiếu hụt vitamin D có khả năng làm cho cơ thể khó hấp thụ canxi hơn. Có thể bổ sung vitamin D bằng những nhóm thực phẩm như: trứng, phô mai, bơ thực vật, các loại cá béo như cá hồi, cá thu,…
2. Một số lưu ý khi đánh răng
Để giảm thiểu nguy cơ phát sinh của các vấn đề bệnh lý răng miệng khi mang thai. Mẹ bầu nên lưu ý đánh răng đúng cách như sau:
- Đánh răng chậm rãi và nhẹ nhàng.
- Sử dụng bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ hoặc bàn chải dành cho bé.
- Nhiều mẹ bầu có thể thấy buồn nôn khi vệ sinh răng miệng. Hãy tập trung suy nghĩ sang các việc khác để vượt qua cảm giác này, thay vì ngừng đánh răng.
3. Chăm sóc răng miệng trước khi mang thai
Khi đang có dự định mang thai ngoài việc thực hiện tốt các phương pháp bảo vệ sức khỏe tổng thể khác. Thì cũng cần phải lưu ý nhiều đến vấn đề răng miệng.
Trước khi mang thai, các chuyên gia cũng có lời khuyên đến phụ nữ nên thực hiện tốt việc chăm sóc, vệ sinh răng đúng cách như sau:
- Mỗi ngày nên thực hiện chải răng đều đặn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. sau khi ăn cũng nên đánh răng nhẹ nhàng để làm sạch răng miệng tốt nhất.
- Súc miệng nước muối đều đặn để bảo vệ răng lợi khỏi viêm nhiễm.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn kẹt lại trong các kẽ răng thay vì dùng tăm để xỉa.
- Nếu có ý định mang thai, chị em nên đến nha khoa thăm khám, cạo vôi răng. Đồng thời điều trị triệt để tất cả các bệnh lý răng miệng nếu có để phòng ngừa hiệu quả tình trạng đau nhức răng trong quá trình mang thai.
4. Tiến hành kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa
Mẹ bầu cần kiểm tra răng miệng thường xuyên hơn trong thai kỳ. Điều này giúp sớm phát hiện các bệnh lý có thể xảy ra và kịp thời điều trị, mang lại kết quả cao và an toàn cho sức khỏe.
5. Theo dõi các triệu chứng răng miệng bất thường
Do thay đổi hormone thai kỳ mà bệnh viêm nướu rất dễ xảy ra với các triệu chứng như sưng đỏ, đau rát, chảy máu chân răng. Vì vậy, mẹ bầu cần thường xuyên chú ý quan sát những thay đổi bất thường của răng miệng để kịp thời thăm khám tại nha khoa.
Đến đây, tin chắc mọi người đã phần nào biết được có thai bị đau răng uống thuốc gì. Trên thực tế cũng không có loại thuốc có thể chữa đau răng cho mẹ bầu một cách triệt để mà chỉ là giải pháp giảm đau tạm thời, để điều trị đau răng triệt để, mẹ bầu cần chọn lựa nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và an toàn.
Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha Khoa Đông Nam gần nhất để các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm răng miệng bà bầu:
- Bà bầu bị sâu răng thì phải làm sao?
- Phụ nữ mang thai có trám răng được không?
- Bà bầu bị ê buốt răng
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?