khuyến mãi 30/4 - 1/5

Cách xử lý khi bà bầu bị ê buốt răng

Mang thai là một giai đoạn rất vất vả. Suốt thai kỳ, nội tiết tố cơ thể thay đổi dẫn đến nhiều hiện tượng lạ mà trước kia người phụ nữ chưa từng mắc phải. Trong đó, ê răng là một trường hợp khá phổ biến. Vậy làm thế nào để khắc phục khi bà bầu bị ê buốt răng?

bà bầu bị ê buốt răng

1. Nguyên nhân bà bầu bị ê buốt răng

Xét phần lớn các trường hợp thì bà bầu bị ê buốt răng là sự thay đổi nội tiết tố làm răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

Nếu trước đây, bạn có thể thoải mái ăn uống các vật cứng, nhiệt độ nóng lạnh khác nhau đều được thì khi mang thai, khả năng đó sẽ không còn. Răng của người phụ nữ mang thai thường nhạy cảm vì vậy sẽ bị ê buốt khi nhai cắn vật cứng hay ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Do đó, khi đã mang thai, cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống cho phù hợp trong suốt thai kỳ.

ê buốt răng ở bà bầu
Nên điều chỉnh thói quen ăn uống khi mang thai

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc ê răng là do trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ gặp hiện tượng nôn ói do thai nghén. Khi liên tục ợ chua, nôn thức ăn trong nhiều ngày, axit từ dạ dày sẽ làm mòn dần men răng, làm răng dễ bị ê buốt. Ngoài ra, bệnh nha chu cũng có thể là nguyên nhân gây nên ê buốt răng ở bà bầu.

2. Ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Ê buốt răng khi mang thai gây nhiều khó chịu trong ăn uống, sinh hoạt. Thậm chí còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng.

Khi răng có tình trạng ê buốt, đau nhức sẽ khiến cho mẹ bầu không thể ăn uống được thoải mái, ngon miệng. Hạn chế với các đồ ăn nóng, lạnh, chua, ngọt.

Việc cắn xé, nhai nghiền thức ăn cũng trở nên kém hiệu quả. Mẹ bầu sẽ dần cảm thấy ăn uống giảm sút, chán ăn.

Ăn uống không ngon miệng trong thời gian dài là nguyên nhân khiến cho cơ thể của người mẹ trở nên suy nhược, mệt mỏi, thiếu hụt dưỡng chất. Chính điều này cũng vô tình gây các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Hệ quả là trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng và có thể trạng yếu hơn bình thường.

Nguy hiểm hơn hết, nếu ê buốt răng do các bệnh lý răng miệng gây ra không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ sinh sôi dữ dội hơn. Việc điều trị trong giai đoạn mang thai cũng có nhiều phần hạn chế hơn, tăng nguy cơ hư hỏng răng nghiêm trọng.

Thậm chí, các bệnh lý răng miệng gây nhiều triệu chứng khó chịu làm tâm lý mẹ bầu mệt mỏi trong thời gian dài cơ thể có thể sản sinh chất gây kích thích sinh sớm. Từ đó khó tránh khỏi nguy cơ sảy thai, băng huyết, sinh non vô cùng nguy hiểm.

Ê buốt răng khi mang thai gây nhiều khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu
Ê buốt răng khi mang thai gây nhiều khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu

3. Cách xử lý khi bà bầu bị ê buốt răng

Tưởng nhỏ mà không nhỏ, ê răng thường gây ra nhiều khó chịu về mặt tâm lý và cả sức khỏe của bà bầu. Do đó, bạn nên tham khảo 1 số hướng xử lý nhanh như sau:

– Dùng tỏi giảm ê buốt răng

Tỏi có tính kháng viêm, là cách trị ê răng hữu hiệu. Bạn có thể cắn miếng tỏi sống tại vùng răng bị ê buốt cũng có hiệu quả làm giảm ê răng. Tuy nhiên, nếu có thể, hãy nướng vàng lớp vò bên ngoài rồi cắn tép tỏi khi hãy còn ấm nóng sẽ cho kết quả điều trị tốt hơn.

ê buốt răng khi mang thai
Tỏi có tính kháng viêm

– Dùng gừng điều trị ê buốt răng:

Gừng tính nóng, vị cay, dùng cho bà bầu bị ê buốt răng sẽ làm xoa dịu dây thần kinh, giúp răng hết ê buốt. Đối với gừng tươi, hãy đập dập nát miếng gừng rồi đắp lên vùng răng ê buốt.

– Mẹo dùng trà xanh giảm ê buốt răng:

Trà xanh có tính kháng khuẩn, chống bào mòn rất tốt. Do đó, nếu có thể, hãy uống trà xanh thường xuyên nhưng đừng pha quá đậm. Khi uống, bạn có thể ngậm lại nước trà ấm trong miệng vài giây để xoa dịu vết ê buốt ở răng.

ê buốt răng ở phụ nữ mang thai
Nên uống trà xanh thường xuyên

– Giảm ê buốt răng bằng là lốt:

Là loại lá được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm hằng ngày, lá lốt còn có tác dụng giảm ê buốt răng rất tốt. Để thực hiện, bạn hãy nhai lá lốt thật mịn rồi đắp lên chỗ ê buốt, giữ nguyên vị trí lá ở đó cho đến khi không còn ê răng nữa.

– Dùng nước muối sinh lý:

Đều đặn mỗi ngày từ 2 – 3 lần súc miệng với nước muối sinh lý sẽ giúp loại bỏ sạch sâu vi khuẩn, chống viêm và thuyên giảm nhanh tình trạng ê buốt ở răng.

– Dùng bạc hà:

Lá bạc hà được đánh giá có công dụng chống viêm, kháng khuẩn cao, gây tê tự nhiên. Do đó, mẹ bầu có thể dùng vài lá bạc hà tươi đun sôi và chờ đến khi nước ấm thì dùng để ngậm, súc miệng trong 2 – 3 phút sẽ cải thiện ê buốt răng nhanh chóng.

– Lô hội:

Mẹ bầu có thể dùng gel lô hội xoa đều lên vùng răng bị ê buốt rồi để yên trong 5 – 10 phút và súc sạch lại với nước ấm sẽ thấy cơn đau nhức giảm đáng kể. Kiên trì áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tối ưu.

Ngoài ra, khi có thời gian, bà bầu nên đến trung tâm nha khoa để được kiểm tra sức khỏe răng miệng, đảm bảo không có vấn đề nào khác về răng miệng gây ra triệu chứng ê buốt răng.

3. Cách phòng ngừa tình trạng ê buốt răng ở bà bầu

Để phòng tránh tình trạng ê buốt răng ở bà bầu ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé, cần lưu ý tuân thủ các cách sau đây:

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Để tránh ê buốt răng, các mẹ bầu nên có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách để giảm thiểu các tổn thương cho nướu răng:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm chải răng chậm rãi để làm sạch răng tốt nhất. Đừng quên dụng cụ vệ sinh lưỡi loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn.
  • Có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước muối súc miệng để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

+ Cân bằng dinh dưỡng phù hợp trong giai đoạn mang thai

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần nên cung cấp các loại thực phẩm giàu canxi cũng như các vitamin, khoáng chất cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày.

  • Có thể chọn lựa các loại thực phẩm từ hải sản, trứng, hay các chế phẩm từ sữa, giúp tăng vitamin D và canxi.
  • Rau xanh, hoa quả tươi theo mùa cũng giúp cung cấp chất xơ, làm sạch răng miệng.
  • Cần tránh ăn các đồ ăn quá chua, ngọt hay quá lanh, nóng bất thường gây ê buốt răng.
  • Cần hạn chế các thức ăn giàu tinh bột hay ăn vặt để tránh thức ăn bám đóng gây bệnh lý răng miệng.
Cân bằng dinh dưỡng giai đoạn mang thai
Cân bằng dinh dưỡng giai đoạn mang thai

+ Thăm khám nha khoa khi có ý định mang thai

Khi có ý định mang thai, mẹ bầu nên thăm khám nha khoa trước để tầm soát các vấn đề bệnh lý răng miệng, tình trạng răng khôn, viêm nướu, sâu răng,… cần phải điều trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng trong giai đoạn mang thai.

Có thể thấy tình trạng ê buốt răng là biểu hiện mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp phải, không những gây khó chịu mà chúng còn gây nên các hệ lụy nguy hiểm. Nếu cũng đang găp phải tình trạng này các mẹ bầu cần thăm khám nha khoa kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi.

Xem thêm răng ê buốt:

Xem thêm răng miệng bà bầu:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close