khuyến mãi 30/4 - 1/5

Phụ nữ mang thai có trám răng được không?

Câu hỏi:Chào bác sĩ, cho em hỏi đang mang thai có trám răng được không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ. Hiện em đang bầu ở tháng thứ 4. Em phát hiện có một chiếc răng hàm bị sâu nhẹ muốn trám lại, sợ để lâu sẽ bị hư nhiều hơn. Mong bác sĩ giải đáp giúp. Em cảm ơn.” – Thu Nga (29 tuổi, quận 2, TPHCM)

Phụ nữ mang thai có trám răng được không?
Phụ nữ mang thai có trám răng được không?

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI

Chào bạn Thu Nga, cảm ơn bạn đã tin tưởng khi gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam. Với thắc mắc “phụ nữ mang thai có đi trám răng được không?”, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Tại sao phụ nữ mang thai lại dễ mắc phải các vấn đề răng miệng?

Sở dĩ phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc phải các vấn đề bệnh lý ở răng miệng cao hơn so với bình thường là do nhiều nguyên nhân như:

a) Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Trong giai đoạn thai kỳ cơ thể của phụ nữ sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố (hormone) khiến cho mảng bám và vi khuẩn có hại dễ dàng sinh trưởng và tấn công răng lợi.

Lúc này tình trạng răng miệng sẽ nhạy cảm hơn bình thường, nướu răng dễ sưng đau, chảy máu, viêm nhiễm và nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác ở răng.

b) Chế độ ăn uống hằng ngày

Phụ nữ trong thời gian mang thai thường có nhiều thay đổi về chế độ ăn uống hằng ngày. Việc phải thường xuyên uống sữa, thèm ăn các món ngọt nhiều đường, ăn các món chua có tính axit cao có thể làm gia tăng sự tích tụ của mảng bám, vi khuẩn và gây nhiều vấn đề bệnh lý ở răng nướu.

Ăn nhiều đồ ngọt dễ khiến mẹ bầu mắc bệnh lý ở răng miệng
Ăn nhiều đồ ngọt dễ khiến mẹ bầu mắc bệnh lý ở răng miệng

c) Thiếu hụt canxi

Vào giai đoạn này cơ thể của mẹ bầu sẽ cần dung nạp một hàm lượng canxi nhiều hơn so với bình thường để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Nếu như mẹ bầu không bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết qua đường ăn uống. Khi đó cơ thể người mẹ sẽ phải tự bào mòn lượng canxi này để lấp vào cho thai nhi. Bộ phận dễ bị tác động nhất đó là răng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho răng suy yếu, dễ bị sâu hỏng.

d) Ốm nghén trong giai đoạn thai kỳ

Ốm nghén trong giai đoạn mang thai cũng là nguyên nhân khiến cho các mẹ bầu dễ gặp nhiều triệu chứng khó chịu ở răng miệng.

Điều này là do khi ốm nghén, nôn mửa sẽ dẫn đến hàm lượng axit có trong dịch vị dạ dày trào ngược đến khoang miệng. Từ đó có thể gây nguy cơ xói mòn men răng khiến răng suy yếu và phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Ốm nghén trong giai đoạn thai kỳ sẽ gia tăng sự nhạy cảm ở răng nướu
Ốm nghén trong giai đoạn thai kỳ sẽ gia tăng sự nhạy cảm ở răng nướu

e) Vệ sinh răng miệng không tốt

Sự nhạy cảm ở răng nướu trong khi mang thai khiến cho mẹ bầu gặp nhiều khó khăn khi vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Cùng với các thói quen chải răng không đúng cách, dùng bàn chải quá cứng, chải răng quá mạnh theo chiều ngang, dùng kem đánh răng có tính tẩy rửa cao, không làm sạch răng sau khi ăn uống hoặc nôn nghén,….

Những điều này sẽ dẫn đến các tổn thương đến răng nướu, gia tăng sự tích tụ của vi khuẩn, mảng bám khiến mẹ bầu dễ mắc phải nhiều bệnh lý ở răng miệng hơn.

2. Phụ nữ mang thai có trám răng được không?

Việc trám răng nếu không sử dụng đến thuốc tê thì sẽ không ảnh hưởng gì đến bà mẹ và thai nhi nên bạn không cần phải lo lắng.

bà bầu có trám răng được không
Bà bầu vẫn có thể trám răng sau khi được thăm khám kĩ lưỡng

Ngay cả khi phải sử dụng thuốc gây tê thì bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều vì thuốc gây tê sử dụng trong nha khoa hầu như rất ít, hàm lượng nhỏ nên không ảnh hưởng tới thai nhi và cả trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ. Những kết luận này đã được khẳng định bởi Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ.

Hiện tại bạn nên sắp xếp đến trực tiếp Nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng cụ thể xem mức độ sâu răng như thế nào. Chủ động chia sẻ với bác sĩ về thời kì mang thai ở tháng thứ mấy và tình trạng sức khỏe ra sao để bác sĩ có những chỉ định phù hợp. Nếu quá trình điều trị cần sử dụng thuốc tê thì bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn.

bác sĩ tư vấn
Bà bầu có thể đi trám răng ở 3 tháng giữa thai kì

3. Một số lưu ý trám răng khi mang thai

Để trám răng khi mang thai đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé tốt hơn hết các mẹ bầu nên chú ý các vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Nên thăm khám sản khoa trước để bác sĩ xác định xem tình trạng sức khỏe có phù hợp để thực hiện các thao tác điều trị tại răng miệng hay không.
  • Khi đến nha khoa khám răng mẹ bầu cần phải chủ động thông báo tình trạng sức khỏe thai kỳ cụ thể để bác sĩ có phác đồ điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
  • Tốt nhất cần tham khảo và lựa chọn kỹ lưỡng địa chỉ nha khoa trám răng đảm bảo uy tín, chất lượng được nhiều khách hàng gần xa tin chọn. Tại đây sẽ có bác sĩ giỏi, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, quy trình trám răng đạt chuẩn, vô trùng nghiêm ngặt sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra an toàn tuyệt đối với hiệu quả tối ưu.

Trám răng tuy không phải là một kỹ thuật nha khoa quá phức tạp nhưng cần căn cứ vào các đặc điểm cụ thể của các giai đoạn thai nghén mà xác định chính xác thời điểm trám răng khi mang thai thật an toàn cho cả mẹ và em bé.

Nếu đang ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kì, từ tháng thứ 4- tháng thứ 6 thì đây là thời gian dễ chịu nhất cho bà bầu đi trám răng. Lúc này thai còn bé, chưa “nghịch ngợm” nhiều nên mẹ sẽ dễ chịu hơn, thai cũng đã ổn định và thích nghi với cơ thể mẹ.

Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần hạn chế điều trị răng miệng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì.

3 tháng đầu bà mẹ phải kiêng cữ nhiều thứ do thai mới, còn yếu. Lúc này thai nhi đang hình thành các cơ quan trong cơ thể nên sức khỏe của mẹ cần được đảm bảo thật tốt. Bất cứ viêm nhiễm nhỏ nào trên cơ thể mẹ cũng khiến con bị ảnh hưởng nên cần tránh trám răng trong thời điểm này.

3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh, em bé lớn nhanh gây chèn ép khó chịu cho mẹ. Đặc biệt khi phải đi lại nhiều gây bất tiện.

Ngoài ra, khi mang thai thì nhu cầu ăn uống của mẹ bầu lại tăng cao nhằm đáp ứng đủ chất dinh dưỡng thì bạn cần chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách ngăn chặn các bệnh về răng miệng, nhất là sâu răng viêm nướu rất dễ mắc phải.

Chải răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài trong khoảng 2 phút.

Các bữa ăn vặt trong ngày không cần thiết phải chải răng, có thể súc miệng thật sạch để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám. Sử dụng nước súc miệng phù hợp trong thời gian mang thai hoặc có thể dùng nước muối sinh lý mua tại các nhà thuốc.

Dùng chỉ tơ nha khoa loại bỏ vụn thức ăn, mảng bám sau khi ăn.

vệ sinh răng miệng
Chăm sóc răng miệng đúng cách để không bị đau răng khi mang thai

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được giải đáp nhanh chóng.

Xem thêm trám răng:

Xem thêm răng miệng bà bầu:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close