Với những tiến bộ vượt bậc của nha khoa hiện đại, việc nhổ răng đã trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chi phí cũng như các phương pháp nhổ răng không đau, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho sức khỏe răng miệng của mình.
I. Các trường hợp nào nên nhổ răng?
Nha khoa luôn hướng tới việc bảo tồn răng thật tối đa cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mắc bệnh lý như sâu răng nặng, viêm nha chu, răng mọc lệch gây ảnh hưởng đến răng khác, việc nhổ răng là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng và đảm bảo sức khỏe răng miệng. Một số trường hợp cần tiến hành nhổ răng:
1. Sâu răng nặng
Răng bị sâu, viêm tủy nặng mà các phương pháp điều trị phục hồi không thể bảo tồn, lúc này cần phải nhổ bỏ để tránh vi khuẩn lây lan sang răng khỏe mạnh bên cạnh.
2. Áp xe răng
Đây là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở chân răng, có thể gây đau nhức dữ dội và sưng mặt.
3. Răng bị tổn thương nặng
Nếu răng bị chấn thương nặng, gãy vỡ lớn, lung lay nghiêm trọng không thể phục hồi bằng phương pháp trám răng hay bọc sứ, việc nhổ răng là cần thiết để ngăn ngừa biến chứng viêm nhiễm.
4. Viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu ở giai đoạn nặng có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến xương hàm và các mô nâng đỡ răng, dẫn đến tình trạng lung lay và cần phải nhổ.
5. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Răng khôn mọc lệch thường gây đau nhức, ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và có thể gây viêm lợi trùm.
6. Niềng răng chỉnh nha
Trong quá trình niềng răng, nhổ răng là giải pháp thường được áp dụng để tạo khoảng cho răng dịch chuyển, đặc biệt đối với các trường hợp răng khấp khểnh hoặc hô móm nặng.
II. Một số trường hợp không nên nhổ răng
Những trường hợp cần hạn chế nhổ răng để tránh những biến chứng không mong muốn:
1. Nhiễm trùng cấp tính
Nếu vùng quanh răng bị viêm nhiễm nặng, việc nhổ răng có thể làm lây lan vi khuẩn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Những trường hợp này cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh trước khi nhổ răng.
2. Phụ nữ mang thai
Nhổ răng khi mang thai cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Với những trường hợp khẩn cấp, bắt buộc phải nhổ răng để bảo vệ sức khỏe thì có thể nhổ răng trong 3 tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên, cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
3. Bệnh lý về máu
Những người bị rối loạn đông máu, thiếu máu nặng, hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu cần hết sức thận trọng khi nhổ răng.
4. Bệnh tim mạch
Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, suy tim, nhịp tim không đều… cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi nhổ răng.
5. Bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có khả năng nhiễm trùng cao hơn, vì vậy cần kiểm soát tốt đường huyết trước khi tiến hành nhổ răng.
6. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân ung thư đang hóa trị, xạ trị, hoặc người bị HIV/AIDS, rất dễ bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
III. Bảng giá nhổ răng tại Nha khoa Đông Nam
Chi phí nhổ răng sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, số lượng răng cần nhổ, mức độ phức tạp của ca nhổ răng, dịch vụ của từng nha khoa,…
Tại Nha khoa Đông Nam, chi phí nhổ răng được công khai trên hệ thống website của nha khoa, bạn có thể tham khảo thông qua bảng giá dưới đây:
NHỔ RĂNG – TIỂU PHẪU | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Nhổ răng thường | 500.000 – 1.000.000 VNĐ | 1 Răng |
Tiểu phẫu răng khôn hàm trên | 1.500.000 VNĐ | 1 Răng |
Tiểu phẫu răng khôn hàm dưới | 2.500.000 VNĐ | 1 Răng |
IV. Quy trình nhổ răng không đau tại Nha khoa Đông Nam
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, Nha khoa Đông Nam cam kết mang đến cho khách hàng quy trình nhổ răng không đau, an toàn và hiệu quả. Công nghệ nhổ răng tiên tiến tại phòng khám giúp rút ngắn thời gian điều trị và đảm bảo sự thoải mái tối đa cho bệnh nhân.
1. Khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, chụp X – Quang (nếu cần thiết) để xác định chính xác mức độ tổn thương, cấu trúc, vị trí của răng và vùng xương hàm xung quanh răng. Từ đó, đưa ra phương án điều trị phù hợp.
2. Vệ sinh răng miệng và gây tê
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng nước súc miệng để làm sạch răng miệng. Sau đó, bác sĩ sẽ sát trùng vùng răng cần điều trị tránh nhiễm trùng hoặc lây nhiễm chéo.
Kế tiếp, bác sĩ gây tê xung quanh chiếc răng cần nhổ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.
3. Tiến hành nhổ răng
Bác sĩ sử dụng đầu mũi khoan siêu âm mở nướu một cách chính xác, tạo điều kiện cho việc tiếp cận chân răng. Sóng siêu âm sẽ tác động lên xương hàm, giúp tách xương ra khỏi chân răng một cách nhẹ nhàng. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng kìm để lấy răng ra khỏi ổ răng.
4. Cầm máu và khâu (nếu cần)
Bác sĩ sẽ dùng gạc để cầm máu và đặt một miếng bông gòn vào vị trí vừa nhổ răng. Nếu vết thương quá lớn, bác sĩ sẽ khâu để vết thương nhanh lành, hạn chế viêm nhiễm.
5. Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng
Để đảm bảo vết thương mau lành, bác sĩ sẽ cung cấp cho bệnh nhân một kế hoạch chăm sóc toàn diện, bao gồm hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và lịch tái khám.
V. Một số lưu ý cho bệnh nhân sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, việc chăm sóc vết thương đúng cách là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành thương. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên tuân thủ:
- Để cầm máu sau khi nhổ răng, hãy cắn chặt gạc trong khoảng 30 phút. Nếu máu vẫn còn chảy, hãy thay miếng gạc mới và tiếp tục cắn chặt.
- Uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay thuốc khác.
- Nếu bị sưng nhẹ có thể chườm đá trong những ngày đầu. Vào những ngày kế tiếp có thể chườm nóng.
- Không nên khạc nhổ vì sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lành thương.
- Đánh răng và súc miệng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vùng vừa nhổ răng.
- Chế độ ăn sau khi nhổ răng nên tập trung vào các thực phẩm mềm, lỏng để giúp vết thương chóng lành lại, giảm thiểu cảm giác đau nhức.
- Không vận động mạnh, không khạc nhổ, không hút thuốc, không dùng ống hút.
- Đến nha khoa tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình lành thương và xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
Trên đây là những thông tin về nhổ răng không đau tại Nha khoa Đông Nam. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nhổ răng:
Xem thêm bảng giá:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?