Trẻ nhỏ thường rất hiếu động nên việc té ngã do chạy nhảy nô đùa là vấn đề phổ biến. Vậy trường hợp bé bị ngã lung lay răng sữa bố mẹ cần làm gì? Và khi nào cần gặp nha sĩ?
I. Chấn thương răng ở trẻ thường diễn ra như thế nào?
Trẻ nhỏ thường rất tinh nghịch, thích nô đùa, chạy nhảy nên khó tránh khỏi việc bị té ngã, va chạm mạnh trong quá trình tập bò, tập đi, chạy,… Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho răng của trẻ gặp chấn thương dẫn đến gãy mẻ.
Qua các thống kê thực tế cho thấy trẻ từ 1 – 3 tuổi đang tập đi nên có nguy cơ cao dễ bị té ngã, va đập dẫn đến các chấn thương ở răng hơn những trẻ ở độ tuổi lớn hơn.
Tình trạng chấn thương răng ở trẻ có thể xảy ra ở nhà, ở trường học, khi trẻ vui chơi ngoài đường hoặc nô đùa cùng bạn bè.
Đối với bé trai thường nghịch ngợm và hiếu động hơn nên cũng thường gặp nhiều chấn thương hơn so với bé gái.
Hoặc có nhiều trường hợp trẻ nô đùa cùng bạn vô tình bị ném các vật dụng cứng va vào môi má và dẫn đến các tổn thương không đáng có cho răng nướu.
II. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngã lung lay răng sữa?
Thông thường, trẻ nhỏ khoảng 3 tuổi trở lên đã có thể đi đứng, chạy nhảy, chúng thường tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh. Thời điểm này cũng là lúc răng sữa của bé đã mọc đầy đủ. Vì vậy mà nguy cơ chấn thương răng do chơi đùa, chạy nhảy là rất cao. Khi bắt gặp tình huống này, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo xử lý sau:
- Trước tiên, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh trấn an trẻ. Tuyệt đối không tỏ ra lo lắng hay hốt hoảng, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của con khiến con sợ hãi và quấy khóc.
- Nếu vết thương chảy máu, hãy đặt một miếng bông gòn hoặc gạc y tế để bé cắn lại cho đến khi máu ngưng chảy hoàn toàn.
- Tiếp theo, dùng khăn sạch bọc vài viên đá lạnh và chườm ở má ngoài, ngay tại vị trí vết thương giúp trẻ giảm sưng đau. Trường hợp muốn cho con dùng thuốc giảm đau cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Nếu chấn thương làm răng sữa bị nứt, mẻ, bố mẹ cần khéo léo lấy mảnh vỡ ra, đảm bảo không còn mảnh vỡ nào dính vào môi, lưỡi hay nướu vì có thể khiến con đau, khó chịu.
- Với những chiếc răng bị sứt mẻ, phần mô răng còn lại có thể sẽ trở nên sắc nhọn, dễ làm tổn thương đến mô mềm trong khoang miệng. Vì vậy mà bố mẹ có thể đặt tạm thời miếng bông gòn, gạc y tế hoặc sáp nha khoa (nếu có) vào vị trí chiếc răng mẻ, sau đó, đưa con đến nha khoa để được xử lý.
III. Triệu chứng lâm sàng khi trẻ bị chấn thương răng
Thông thường nhóm răng cửa dễ gặp chấn thương hơn hẳn so với các nhóm răng khác. Và thời điểm này, xương hàm của trẻ còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng sữa tương đối lỏng lẻo nên khi bị va đập răng thường có hiện tượng lung lay, lệch sang bên cạnh hoặc rơi ra khỏi huyệt ổ răng.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp răng cửa sau khi gặp chấn thương bị sứt mẻ, vỡ thành một mảnh nhỏ hoặc gãy ngang thân răng tùy thuộc vào mức độ cũng như vị trí va đập.
Có một vấn đề mà bố mẹ cần lưu ý là khi trẻ bị va đập, té ngã dẫn đến chấn thương răng thì sẽ có tổn thương niêm mạc hoặc xương ổ răng kèm theo.
Niêm mạc môi, miệng, nướu có thể bị sưng nề, rách, chảy máu với mức độ khác nhau. Hoặc trường hợp va đập nghiêm trọng, bé có thể trật khớp thái dương hàm, gãy xương hàm.
IV. Răng sữa bị chấn thương gây nên những hậu quả gì?
Răng sữa giữ vai trò quan trọng giúp trẻ ăn nhai, học nói, phát âm trong những năm tháng đầu đời. Đồng thời còn giữ cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Do đó, khi răng sữa bị chấn thương sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Cụ thể:
- Nếu răng sữa bị sứt mẻ, ảnh hưởng đến tủy răng sẽ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng làm trẻ chán ăn, bỏ bữa, cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng dẫn đến sụt cân, suy nhược.
- Mặc dù răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng trường hợp chiếc răng sữa bị chấn thương nặng cần phải nhổ bỏ sớm, trước thời điểm thay răng thì răng vĩnh viễn mọc lên có nguy cơ mọc lệch, mọc khấp khểnh, sai vị trí.
V. Khi nào cần gặp nha sĩ?
Trường hợp răng của trẻ bị va đập nhẹ, nếu thấy răng không bị sứt mẻ, lung lay và trẻ cũng không quấy khóc nhiều thì bố mẹ có thể để ở nhà quan sát thêm một vài ngày.
Còn với trường hợp chấn thương làm răng sữa sứt mẻ, lung lay hay tổn thương các mô mềm khác trong miệng thì sau khi đã sơ cứu tại nhà, dù mức độ nặng hay nhẹ bố mẹ cũng cần đưa con đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.
Tùy vào tình huống cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu chiếc răng bị xê dịch vị trí, bác sĩ xem xét có cần giữ lại chiếc răng này không. Nếu giữ lại sẽ cố định bằng nẹp. Trường hợp chiếc răng bị sứt mẻ nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hàn trám để phục hình thân răng, giúp bé ăn nhai ngon miệng.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, chiếc răng bị tổn thương không thể điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ nhổ bỏ và có thể chỉ định làm hàm giữ khoảng cho bé nếu chiếc răng sữa vừa nhổ chưa đến thời điểm thay răng.
VI. Cách ngăn ngừa chấn thương răng
Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn ngừa những tai nạn, chấn thương ở con nhưng bố mẹ có thể can thiệp giúp giảm thiểu số lần cũng như mức độ nghiêm trọng của những lần va đập bằng cách sau:
- Khi bé ngồi trong ô tô cần phải luôn được thắt dây an toàn.
- Hãy đội mũ bảo hiểm dành riêng cho con khi con tập xe đạp hoặc đi xe máy cùng bố mẹ.
- Dạy con khi đang ngậm vật cứng trong miệng (kẹo, muỗng, bàn chải đánh răng) thì không được chạy nhảy.
- Cho con đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
- Khu vực vui chơi của con trong nhà nên được trải thảm mềm và che chắn cạnh bàn, cạnh ghế.
Bé bị ngã lung lay răng sữa nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có những chỉ định phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm lung lay răng:
- Làm cách nào để răng lung lay được chắc lại?
- Răng bị lung lay bọc sứ được không?
- Bệnh viêm nha chu nặng làm răng lung lay
- Răng cấm bị lung lay
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?