Viêm nướu răng là một tình trạng phổ biến, thường do vi khuẩn tích tụ gây ra. Việc điều trị viêm nướu răng đòi hỏi sự kết hợp giữa vệ sinh răng miệng tốt, các phương pháp chuyên nghiệp tại nha hoa, đôi khi là sử dụng thuốc. Vậy viêm lợi uống thuốc gì?
I. Viêm nướu răng là gì?
Viêm nướu là một căn bệnh cực kỳ phổ biến, với những dấu hiệu như nướu trở nên đỏ, sưng và dễ chảy máu.
Viêm nướu không gây đau ở giai đoạn đầu nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, viêm nướu không được điều trị có thể tiến triển thành viêm nha chu, một bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất răng, tiêu xương ổ răng, làm thay đổi cấu trúc gương mặt.
II. Nguyên nhân gây viêm nướu răng
Hầu hết các trường hợp bệnh viêm nướu răng đều do mảng bám, cao răng gây ra. Khi không chải răng, dùng chỉ nha khoa đầy đủ và cạo vôi răng định kỳ, mảng bám cao răng sẽ tích tụ dọc theo đường viền nướu và kẽ răng.
Ban đầu, vi khuẩn trong cao răng chỉ gây kích ứng nhẹ nhưng nếu không được loại bỏ, chúng sẽ tạo ra những túi nhỏ giữa răng và nướu. Những túi này ngày càng lớn hơn, chứa nhiều vi khuẩn và dẫn đến bệnh viêm nha chu.
Ngoài ra, viêm nướu cũng có thể bắt đầu hoặc trở nên tồi tệ hơn do những yếu tố sau:
- Thiếu vitamin, nhất là vitamin C có thể làm nướu bị viêm, chảy máu hoặc các vết bầm tím trong trong miệng.
- Thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Sự tăng cao của hormone estrogen và progesterone trong quá trình mang thai làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng.
- Việc sử dụng một số loại thuốc nhất định (thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai, thuốc huyết áp,…) có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu. Các loại thuốc này có thể khiến nướu trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi mảng bám và vi khuẩn.
- Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh về răng miệng, trong đó có viêm nướu.
- Các yếu tố như hút thuốc, chế độ ăn uống, răng khấp khểnh,… cũng tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ và làm nướu sưng viêm.
III. Viêm nướu răng có nguy hiểm không?
Viêm nướu không chỉ gây đau nhức, chảy máu mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe, răng lung lay, mất răng và thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
- Áp xe: Vi khuẩn gây viêm nướu có thể tạo thành các túi mủ xung quanh chân răng, gây đau nhức dữ dội, sưng nề và có thể lan rộng sang các vùng khác trong miệng.
- Răng lung lay và mất răng: Viêm nhiễm kéo dài phá hủy xương hàm, làm yếu chân răng, khiến răng trở nên lung lay và thậm chí là rụng hàng loạt.
- Bệnh tim mạch: Vi khuẩn từ ổ viêm nhiễm có thể xâm nhập vào máu, hình thành những cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch.
- Tiểu đường: Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa viêm nha chu và bệnh tiểu đường. Nhiễm trùng ở nướu gây ra các phản ứng viêm mãn tính, làm tăng kháng insulin khiến việc kiểm soát đường huyết gặp khó khăn.
- Sinh non: Phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non cao hơn. Hoặc con sinh ra có thể nhẹ cân, không đủ ký.
IV. Viêm nướu răng uống thuốc gì nhanh khỏi?
Viêm lợi uống thuốc gì là thắc mắc chung nhiều bệnh nhân. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm nướu răng bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc như Acetaminophen hay Ibuprofen có tác dụng giảm sưng đau, khó chịu do viêm nướu gây ra.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen và Naproxen có hiệu quả trong việc giảm đau cấp tính và mãn tính. Đồng thời còn có tác dụng chống viêm và hạ sốt.
- Thuốc kháng sinh: Penicillin, Erythromycin, Clindamycin, Tetracycline là những thuốc kháng sinh phổ biến có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của viêm nướu.
V. Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm nướu răng
Thuốc có thể là một phần quan trọng trong quá trình điều trị viêm nướu răng, tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và cách dùng thuốc. Không tự ý ngưng thuốc trước khi hết liệu trình ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Hoặc cũng không được tự ý tăng liều lượng và thời gian dùng thuốc.
- Thông báo với bác sĩ về vấn đề sức khỏe của mình, các loại thuốc đang dùng cũng như tình trạng dị ứng với các thành phần của thuốc (nếu có).
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp tác dụng phụ như đau bụng, ợ nóng, buồn nôn, mẩn ngứa, phù nề, khó thở,… bạn cần dừng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng cần kết hợp với các biện pháp vệ sinh răng miệng bao gồm chải răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng loại nước súc miệng kháng khuẩn theo chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm gây hại cho răng như món chiên xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ,… vì chúng đều gây kích thích khiến tình trạng viêm nướu nặng hơn.
VI. Điều trị viêm nướu răng dứt điểm tại nha khoa
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang xác định mức độ viêm nhiễm và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị viêm nướu tại nha khoa gồm:
- Cạo vôi răng: Đây được xem là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Bởi vì hầu hết các trường hợp viêm nướu đều xuất phát từ mảng bám, cao răng. Bác sĩ sẽ cạo vôi răng bằng công nghệ sóng siêu âm hiện đại để làm sạch bề mặt răng và dưới nướu.
- Làm sạch túi nha chu: Nếu viêm nhiễm đã tiến triển vào túi nha chu, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để làm sạch và loại bỏ vi khuẩn trong túi.
- Phẫu thuật nướu: Trường hợp viêm nhiễm nặng hơn, cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mô viêm, tái tạo nướu hoặc ghép xương hàm nhằm tạo điều kiện cho nướu bám chặt hơn vào răng, giữ răng ổn định vững chắc.
Viêm lợi uống thuốc gì đã được chia sẻ trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?