Khi thực hiện niềng răng chỉnh nha, bác sĩ luôn khuyến cáo răng của bạn phải khỏe mạnh để đảm bảo quá trình niềng răng an toàn và mang lại kết quả tốt nhất. Vậy viêm nha chu có niềng răng được không?
I. Viêm nha chu có niềng răng được không?
Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng các tổ chức xung quanh răng, gây tiêu xương hàm thậm chí là răng lung lay, gãy rụng.
Bản chất của niềng răng là liên tục kéo và định vị lại răng bằng hệ thống mắc cài, dây cung hoặc khay niềng, giúp điều chỉnh lại khớp cắn, tăng độ thẩm mỹ, hài hòa cho nụ cười.
Điều này có nghĩa là khi bệnh nhân bị viêm nha chu nếu thực hiện niềng răng có thể gây nguy hiểm cho chính cấu trúc răng của bạn.
Vậy viêm nha chu có niềng răng được không? Câu trả lời là có nhưng không phải tất cả các trường hợp viêm nha chu đều có thể niềng răng. Điều này còn phụ thuộc và mức độ chuyển biến của bệnh cũng như chỉ định từ bác sĩ điều trị thông qua quá trình thăm khám cẩn thận.
1. Các trường hợp có thể niềng răng
- Viêm nha chu ở mức độ rất nhẹ, chỉ mới xuất hiện triệu chứng sưng đau nướu, chưa phá hủy các tổ chức xung quanh răng.
- Viêm nha chu tiến triển nhưng đã được bác sĩ kiểm soát và điều trị kịp thời, dứt điểm.
2. Các trường hợp không nên niềng răng
- Viêm nha chu tiến triển nhưng chưa được kiểm soát, điều trị triệt để.
- Viêm nha chu gây tiêu xương hàm, răng lung lay và có nguy cơ gãy rụng cao.
- Bệnh viêm nha chu đã bị mất khá nhiều răng.
- Bị viêm nha chu kèm theo các bệnh lý toàn thân khác như rối loạn đông máu, tiểu đường, ung thư,…
II. Hậu quả khi vẫn còn viêm nha chu mà niềng răng
Như đã đề cập ở phần đầu, khi thực hiện niềng răng, răng sẽ liên tục chịu tác động từ lực kéo của khí cụ chỉnh nha, vì vậy mà răng cần phải khỏe mạnh để có thể dịch chuyển tới vị trí mong muốn. Nếu bạn đang bị viêm nha chu chưa được điều trị triệt để mà tiến hành niềng răng sẽ gây ra những hậu quả sau:
- Sự hiện diện của hệ thống mắc cài khiến quá trình vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến bệnh viêm nha chu trở nên trầm trọng hơn.
- Mô lợi dễ bị kích thích, sưng viêm, chảy máu do răng dịch chuyển trong quá trình niềng.
- Răng dễ lung lay khiến kết quả niềng răng thất bại, thậm chí là răng gãy rụng trước khi kết thúc quá trình chỉnh nha.
III. Niềng răng theo phương pháp nào?
Niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt là 2 phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay, tùy vào nhu cầu và tình trạng răng cụ thể mà bạn có thể lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
1. Niềng răng mắc cài
Phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung gắn cố định lên thân răng, tạo ra lực kéo di chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm, mang lại hàm răng đều đặn với khớp cắn hoàn hảo. Niềng răng mắc cài bao gồm các kỹ thuật sau:
Mắc cài kim loại truyền thống: Là phương pháp niềng răng có từ rất lâu đời, sử dụng dây thun để cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt và chi phí thấp. Tuy nhiên, điểm hạn chế là rất dễ bung tuột dây cung, rớt mắc cài trong quá trình niềng.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc: Hệ thống chốt tự động thay thế cho dây thun điều này giúp tác động 1 lực liên tục hơn, răng di chuyển đều đặn, rút ngắn thời gian chỉnh nha. Đặc biệt, việc không sử dụng dây thun còn giảm lực ma sát lên răng, hạn chế đau đớn trong quá trình niềng. Chi phí của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc cao hơn so với kim loại truyền thống.
Niềng răng mắc cài sứ: Phương pháp này cũng hoạt động tương tự như mắc cài kim loại, tuy nhiên nhờ cấu tạo bằng vật liệu sứ mà cho màu sắc tương đồng với màu răng, mang lại thẩm mỹ cao. Song xét về độ bền chắc thì mắc cài sứ lại không bền bằng mắc cài kim loại, rất dễ bị vỡ mẻ.
Niềng răng mắc cài mặt trong: Thay vì gắn ở mặt ngoài của thân răng như các phương pháp trên, niềng răng mắc cài mặt trong sẽ gắn vào bên trong thân răng, nơi tiếp giáp với lưỡi. Điều này giúp tăng tính thẩm mỹ trong quá trình niềng nhưng lại gây khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng.
2. Niềng răng trong suốt
Phương pháp này sử dụng khay niềng bằng nhựa trong suốt gắn lên hàm răng. Mỗi ca niềng sẽ sử dụng khoảng từ 20 – 40 khay niềng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của răng.
Khay niềng được thiết kế dựa trên dấu hàm cụ thể của từng bệnh nhân, đảm bảo ôm khít, không xảy ra tình trạng rơi rớt, lỏng lẻo khi đeo.
Ưu điểm của niềng răng trong suốt là mang lại giá trị thẩm mỹ cao, tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày, đặc biệt là không gây cọ sát, làm tổn thương nướu, mô mềm khác.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là chi phí cao hơn nhiều so với các phương pháp niềng răng mắc cài. Đồng thời chúng chỉ phù hợp với những ca niềng răng chỉnh nha không quá phức tạp.
IV. Sau khi thực hiện niềng răng thì phải làm gì?
Để giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình niềng răng cũng như đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất, hãy tham khảo những mẹo sau:
1. Cẩn thận với những gì bạn ăn hằng ngày
Những ngày đầu sau khi gắn mắc cài hoặc siết răng, chỉ nên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, phở, bún, sữa, phô mai,… Sau đó bạn có thể chuyển sang thức ăn đặc hơn nhưng cần tránh xa thức ăn nhiều đường, tinh bột, món ăn quá dai cứng.
2. Thực hành vệ sinh răng miệng thật tốt
Bề mặt mắc cài và dây cung là nơi mảng bám dễ tích tụ, tồn đọng nhất. Do đó, cần có thói quen chải răng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ sạch sẽ mảng bám, vụn thức ăn thừa trong kẽ răng, ngăn ngừa các bệnh viêm nướu và sâu răng. Nếu tài chính đảm bảo, bạn có thể trang bị thêm máy tăm nước để quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
3. Bình tĩnh xử lý các trường hợp có thể xảy ra
Đừng hoảng sợ nếu cảm thấy răng của bạn bị lung lay. Khi niềng răng, đây là điều hoàn toàn bình thường, răng phải nới lỏng để di chuyển đến vị trí mới, khi quá trình niềng kết thúc chúng sẽ chắc chắn và ổn định ở vị trí mới.
Nếu gặp tình trạng đau nhức, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Hoặc có thể chườm lạnh.
Ngoài ra, hãy luôn trang bị thêm sáp nha khoa nếu xảy ra tình trạng dây cung hoặc mắc cài cọ xước má gây đau, chảy máu.
4. Tái khám đúng lịch hẹn
Tuân thủ lịch hẹn tái khám từ bác sĩ chuyên môn để thay thun, dây cung, điều chỉnh lực siết răng phù hợp và đưa ra những chỉ định mới trong giai đoạn tiếp theo.
V. Những vấn đề cần lưu ý khi viêm nha chu mà niềng răng
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi viêm nha chu mà niềng răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Lựa chọn nha khoa uy tín, đáng tin cậy và chuyên sâu về chỉnh nha niềng răng để được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị máy móc hiện đại.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát răng miệng, chỉ định chụp X-Quang xác định tình trạng răng, nướu và xương hàm, từ đó lên kế hoạch điều trị chi tiết và tư vấn cụ thể cho khách hàng.
Luôn luôn chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng hằng ngày và xây dựng thực đơn khoa học đối với người niềng răng.
Trong quá trình niềng, nếu xảy ra các vấn đề bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như kết quả chỉnh nha.
Như vậy, viêm nha chu có niềng răng được không còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người và chỉ định từ bác sĩ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm niềng răng:
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?