Phụ nữ sau sinh bị đau răng phải làm sao?

Phụ nữ sau sinh bị đau răng phải làm sao nhận được sự quan tâm của đông đảo mẹ bỉm sữa. Bởi các cơn đau răng không chỉ cản trở đến hoạt động ăn uống hằng ngày mà còn tiềm ẩn các ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sữa mẹ cho con bú. Do đó, việc sớm tìm ra nguyên nhân và có phương pháp khắc phục nhanh chóng sẽ rất cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Đau nhức răng sau sinh khắc phục bằng cách nào?
Đau nhức răng sau sinh khắc phục bằng cách nào?

I. Nguyên nhân gây đau răng ở phụ nữ sau sinh

Đau nhức răng sau sinh là vấn đề khá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt. Nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này được xác định là do:

1. Thiếu hụt dinh dưỡng

Mang thai và cho con bú khiến nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ tăng cao nhằm cung cấp cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Hệ quả là cơ thể dễ thiếu hụt vi chất, đặc biệt là canxi – yếu tố then chốt cấu tạo men răng. Việc thiếu hụt canxi dẫn đến men răng bị bào mòn, gây ê buốt và nhạy cảm.

2. Thay đổi nội tiết tố

Sau sinh cơ thể của phụ nữ thường có sự thay đổi nhiều về nội tiết tố. Điều này có thể dẫn đến tình trạng răng nướu trở nên nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị sưng viêm vùng nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ê buốt, đau nhức ở răng.

3. Chăm sóc răng miệng chưa hợp lý

Khi không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ kỹ lưỡng đúng cách sẽ góp phần tạo cơ hội để mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhiều. Từ đó làm phát sinh nhiều vấn đề bệnh lý ở răng miệng gây đau nhức, ê buốt răng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,…

Bên cạnh đó, thói quen chải răng quá mạnh theo chiều ngang, dùng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến cho men răng bị tổn thương, mài mòn và khó tránh khỏi tình trạng nhức buốt ở răng.

Phụ nữ sau sinh bị đau răng phải làm sao?
Phụ nữ sau sinh bị đau răng phải làm sao?

II. Những ảnh hưởng của đau buốt răng với mẹ sau sinh

Các triệu chứng đau nhức, ê buốt ở răng luôn tiềm ẩn rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ sau sinh. Những tác hại dễ nhận thấy nhất đó là:

Suy giảm khả năng ăn nhai, khi ăn uống thường không có cảm giác ngon miệng. Cảm giác đau buốt trở nên trầm trọng hơn mỗi khi ăn uống các món nóng, lạnh, chua, ngọt. Thậm chí nhiều mẹ chán ăn và bỏ ăn.

Tình trạng ăn uống không điều độ này nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, cơ thể mẹ dễ mệt mỏi, suy nhược, kể cả nguồn sữa cho bé bú cũng không đảm bảo đủ dưỡng chất, sữa tiết ra ít.

Khi chất lượng sữa mẹ giảm sút có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Hậu quả có thể làm trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, dễ bị bệnh vặt.

Những trường hợp đau răng bắt nguồn từ bệnh lý răng miệng nếu để lâu ngày không được khắc phục dứt điểm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ mất răng vĩnh viễn, viêm nhiễm lây lan ảnh hưởng đến những răng khỏe mạnh.

III. Phụ nữ sau sinh bị đau răng phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng đau nhức răng sau sinh, cách tốt nhất đó là đến ngay cơ sở nha khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

1. Trám răng Composite

Trường hợp răng bị sâu, mòn men, sứt mẻ nhẹ chưa gây tác động đến vùng tủy răng bác sĩ thường chỉ định trám răng Composite để khắc phục hiệu quả, nhanh chóng.

Kỹ thuật trám răng khá đơn giản, không xâm lấn quá nhiều đến cấu trúc của răng, không dùng thuốc tê. Do vậy các mẹ có thể an tâm thực hiện mà không phải lo lắng các vấn đề ảnh hưởng đến việc đang cho bé bú.

Trám răng sâu nhanh chóng, hiệu quả
Trám răng sâu nhanh chóng, hiệu quả

2. Cạo vôi răng

Nếu đang nhức răng do vôi răng hình thành nhiều gây viêm nhiễm vùng nướu. Lúc này bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám vôi răng, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để nướu dần hồi phục và cảm giác ê nhức cũng nhanh khỏi sau đó.

Cạo vôi răng loại bỏ mảng bám gây viêm nhiễm nướu răng
Cạo vôi răng loại bỏ mảng bám gây viêm nhiễm nướu răng

3. Bọc răng sứ

Đối với răng sâu, tổn thương nặng gây viêm tủy thì cần được điều trị tủy dứt điểm. Sau đó phục hình bằng bọc răng sứ để cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai bền chắc lâu dài.

Việc điều trị tủy, bọc sứ cần phải dùng đến thuốc tê nên bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của mẹ để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh các ảnh hưởng không mong muốn.

Bọc răng sứ phục hình răng bị hư tổn nặng
Bọc răng sứ phục hình răng bị hư tổn nặng

Phụ nữ sau sinh bị đau răng phải làm sao quan trọng nhất đó là phải chọn lựa được một trung tâm nha khoa uy tín lâu năm. Đồng thời cần đảm bảo được những yếu tố về tay nghề bác sĩ, trang thiết bị, công nghệ để an tâm điều trị một cách hiệu quả nhất.

Các mẹ cần lưu ý không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào khi chưa thông qua chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này rất dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa cho bé.

IV. Các cách trị nhức răng sau sinh tại nhà

Khi chưa thể đến nha khoa để khám chữa dứt điểm tình trạng đau nhức răng, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà đơn giản sau đây:

1. Chườm lạnh

Cách làm này rất đơn giản, chỉ cần dùng túi chườm lạnh đặt lên vùng bên ngoài má của răng đau nhức. Giữ yên trong khoảng 15 – 20 phút sẽ thấy cơn đau nhức ở răng được xoa dịu đáng kể.

Giảm đau răng bằng chườm lạnh
Giảm đau răng bằng chườm lạnh

2. Trà xanh

Pha trà xanh với nước ấm để súc miệng 2 – 3 lần/ngày sẽ mang lại hiệu quả giảm đau răng sau sinh đáng kể. Bên cạnh đó có thể dùng túi lọc trà đắp trực tiếp lên vị trí răng bị đau nhức cũng giúp răng nướu cảm thấy dễ chịu hơn.

Trà xanh cũng có tác dụng giảm đau răng khá tốt
Trà xanh cũng có tác dụng giảm đau răng khá tốt

3. Chú ý hơn đến việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng

Để phòng ngừa nguy cơ mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhiều khiến cho triệu chứng đau nhức ở răng thêm trầm trọng hơn. Mẹ bỉm cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách mỗi ngày.

Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc vào các buổi sáng, tối, sau khi ăn khoảng 30 phút. Chọn dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm hoặc các loại kem có chứa thành phần flour phù hợp để làm sạch răng an toàn, hiệu quả.

Làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa, chải sạch cả vùng lưỡi để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn còn tồn đọng.

Đều đặn mỗi ngày nên súc miệng với nước muối sinh lý từ 2 – 3 lần không chỉ giúp diệt khuẩn tối ưu mà còn giảm thiểu các cảm giác đau nhức, sưng viêm ở răng nướu khá tốt, cải thiện hơi thở thơm mát hơn.

Súc miệng với nước muối giúp khoang miệng sạch khuẩn, dễ chịu hơn
Súc miệng với nước muối giúp khoang miệng sạch khuẩn, dễ chịu hơn

4. Tỏi/Gừng

Có thể dùng gừng hoặc tỏi giã nát và cho thêm một ít muối trộn đều với nhau. Dùng hỗn hợp này để đắp lên vùng răng bị tổn thương trong 10 – 15 phút rồi súc sạch lại với nước ấm. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy giảm đau răng khá tốt.

Tỏi và gừng là nguyên liệu chữa đau răng khá quen thuộc
Tỏi và gừng là nguyên liệu chữa đau răng khá quen thuộc

5. Thoa gel nha đam

Dùng bông tăm thấm gel nha đam thoa đều lên vùng răng bị đau. Sau khoảng 10 – 15 phút có thể súc miệng lại với nước ấm để giảm ê đau, khó chịu ở răng hiệu quả.

Gel nha đam có thể giúp xoa dịu cơn đau ở răng rất hữu hiệu
Gel nha đam có thể giúp xoa dịu cơn đau ở răng rất hữu hiệu

V. Phụ nữ đang cho con bú nhổ răng được không?

Các bác sĩ cho biết, nhổ răng khi cho con bú có được hay không còn tùy thuộc nhiều vào tình trạng của mỗi người cũng như độ tuổi của bé.

Đối với trường hợp bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ bỉm chỉ bị đau nhức răng nhẹ thì không bắt buộc phải nhổ răng ngay. Lúc này chỉ cần đảm bảo vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách, ăn uống lành mạnh kết hợp với các biện pháp giảm đau nhức răng tại nhà như vừa nêu trên là được.

Nếu như răng đau nhức, tổn thương, viêm nhiễm quá nặng nề gây ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày thì cần phải được nhổ sớm. Điều này nhằm tránh tối đa xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho răng miệng cũng như sức khỏe.

Khi thăm khám các mẹ nên chủ động thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, đang cho con bú ở tháng thứ mấy. Từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ nhổ răng, gây tê và kê đơn thuốc giảm đau phù hợp nhất.

Quan trọng nhất đó là lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng, ứng dụng công nghệ nhổ răng hiện đại, tuân thủ vấn đề vô trùng. Như vậy sẽ giúp nhổ răng sau sinh an toàn, nhẹ nhàng, nhanh chóng và không xảy ra các ảnh hưởng nguy hại nào.

Để tránh thuốc tê, thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho trẻ bú. Các mẹ có thể vắt sữa dự trữ từ trước để trẻ dùng trong những ngày đầu sau nhổ răng.

Khi đã ngưng dùng thuốc giảm đau, để an tâm hơn có thể vắt bỏ phần sữa đầu là có thể cho trẻ bú lại được như bình thường.

Lựa chọn nha khoa uy tín để điều trị bệnh răng miệng an toàn, hiệu quả
Lựa chọn nha khoa uy tín để điều trị bệnh răng miệng an toàn, hiệu quả

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ về vấn đề “Phụ nữ sau sinh bị đau răng phải làm sao?” có thể giúp bạn nắm bắt được một số kiến thức cơ bản và có kế hoạch khắc phục hợp lý.

Nếu còn có thắc mắc nào cần được giải đáp bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm sâu răng:

Xem thêm bệnh răng miệng:

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *