khuyến mãi 30/4 - 1/5

Các giai đoạn niềng răng diễn ra như thế nào? Giai đoạn nào là đau nhất?

Niềng răng là một quá trình dài và trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những phương thức thực hiện khác nhau dựa trên tình trạng răng của mỗi người. Vậy các giai đoạn niềng răng diễn ra như thế nào và giai đoạn nào là đau nhất?

Các giai đoạn niềng răng diễn ra như thế nào? Giai đoạn nào là đau nhất?
Các giai đoạn niềng răng diễn ra như thế nào? Giai đoạn nào là đau nhất?

I. Quá trình niềng răng diễn ra trong bao lâu?

Niềng răng được xem là một trong những lựa chọn tốt nhất dành cho những người gặp tình trạng răng thưa, răng khấp khểnh, lệch lạc, răng hô móm,… Bằng khí cụ nha khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo phù hợp để nắn chỉnh lại răng về đúng vị trí, đảm bảo răng đều đặn và hai hàm cân xứng, mang lại khớp cắn hoàn hảo.

Quá trình niềng răng thường mất rất nhiều thời gian, kéo dài trung bình từ 18 – 36 tháng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của răng. Sự thay đổi của răng trong quá trình niềng diễn ra từng chút một nên việc nhận thấy sự khác biệt rõ rệt nhất là ở giai đoạn hoàn tất.

Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 18 – 36 tháng
Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 18 – 36 tháng

Chính vì vậy mà đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì, nhẫn nại và luôn tuân thủ theo chỉ định tái khám hàng tháng của bác sĩ để đạt được kết quả như mong đợi.

II. Các giai đoạn của quá trình niềng răng

Quy trình niềng răng được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những chỉ định khác nhau, cụ thể:

1. Giai đoạn khám và lên kế hoạch điều trị

Giai đoạn này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, chụp phim để thu thập những dữ liệu cần thiết nhằm đánh giá chính xác tình trạng răng và xương hàm của bệnh nhân để lên phác đồ điều trị tối ưu nhất. Phác đồ điều trị ban đầu tương đối quan trọng, quyết định lớn đến kết quả sau khi hoàn tất niềng răng.

Ở bước này, bệnh nhân cũng được bác sĩ tư vấn rõ ràng về quy trình, chi phí và thời gian điều trị cũng như phương pháp niềng răng phù hợp.

Tư vấn quy trình cũng như phương pháp niềng răng cho bệnh nhân
Tư vấn quy trình cũng như phương pháp niềng răng cho bệnh nhân

Khi bệnh nhân đồng ý, trong buổi đầu tiên bác sĩ sẽ gắn mắc cài và dây cung lên răng, đặt thun tách kẽ tại vùng răng số 6 và 7 để đặt band niềng (nếu có). Bạn có thể theo dõi quá trình gắn mắc cài trong video dưới đây:

2. Giai đoạn sau 3 tháng

Tùy vào trường hợp cụ thể mà trong 3 tháng đầu tiên này bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định nhổ răng hoặc cắt kẽ. Thông thường, với những trường hợp bệnh nhân có răng khấp khểnh, chen chúc thì sự thay đổi của răng trong giai đoạn này sẽ nhận thấy rõ rệt nhất.

Ngược lại, trường hợp thấy răng không có sự thay đổi, bác sĩ có thể chỉ định cắm vít để hỗ trợ quá trình kéo răng được tốt hơn.

3. Giai đoạn sau 6 tháng

Răng tiếp tục có sự thay đổi tuy nhiên không nhiều như 3 tháng đầu. Ở những trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng răng chen chúc, mọc lệch sẽ xuất hiện tình trạng nhóm răng cửa có xu hướng chìa ra ngoài. Lúc này, bệnh nhân không nên hoảng loạn vì đây là hiện tượng bình thường. Giai đoạn này, bác sĩ sẽ kiểm soát tương đối kỹ càng để kịp thời điều chỉnh phù hợp.

4. Giai đoạn sau 9 tháng

Răng trong giai đoạn này tiếp tục có những thay đổi như khoảng trống nhổ răng đã dần khít lại, các răng mọc lệch cũng dần điều chỉnh ổn định và tình trạng hô móm cũng có sự cải thiện đáng kể.

5. Giai đoạn sau 15 tháng

Sau thời gian đóng khoảng thưa, bác sĩ tiếp tục nắn chỉnh hàm trên và hàm dưới để tạo khớp cắn chuẩn, giúp việc ăn nhai trở nên tốt hơn. Giai đoạn này những sai lệch nhỏ còn lại của răng cũng được điều chỉnh để chuẩn bị hoàn tất.

6. Giai đoạn kết thúc điều trị niềng răng

Khi răng đã đều đẹp và khớp cắn đạt chuẩn, bệnh nhân vẫn chưa thể lập tức tháo niềng, thay vào đó cần mất thêm thời gian vài tháng để răng được ổn định tại vị trí mới.

Sau mỗi giai đoạn răng đều có những thay đổi nhất định
Sau mỗi giai đoạn răng đều có những thay đổi nhất định

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và làm hàm duy trì cho bệnh nhân. Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người.

Lưu ý, việc đeo hàm duy trì cần được thực hiện nghiêm chỉnh để tránh tình trạng răng chạy lại như ban đầu, không duy trì kết quả được lâu dài.

Đeo hàm duy trì cố định sau khi tháo niềng
Đeo hàm duy trì cố định sau khi tháo niềng

III. Giai đoạn nào đau nhất?

Ở mỗi giai đoạn nhất định trong quá trình niềng răng, người bệnh sẽ cảm thấy có sự ê buốt và đau nhức khác nhau, cụ thể:

Đặt thun tách kẽ: Mục đích của việc đặt thun tách kẽ là tạo khoảng trống để gắn band niềng. Vì trước đó, răng chưa phải chịu lực tác động nào nên khi thun tách kẽ đặt vào sẽ gây ê buốt, cộm cấn, thậm chí là đau nhức khi ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này sẽ thuyên giảm sau một vài ngày.

Đặt thun tách kẽ là một trong những thời điểm đau nhất khi niềng răng
Đặt thun tách kẽ là một trong những thời điểm đau nhất khi niềng răng

Sau khi gắn mắc cài: Những ngày đầu tiên, vì khoang miệng chưa kịp làm quen với mắc cài nên sẽ xảy ra tình trạng vướng víu làm xước má. Ngoài ra, việc chưa quen với lực kéo dây cung cũng khiến răng bạn đau âm ỉ.

Siết răng định kỳ: Thời điểm tái khám, sau khi kiểm tra việc dịch chuyển của răng, bác sĩ sẽ tiến hành siết răng, điều chỉnh lực kéo phù hợp. Điều này có thể gây đau buốt khó chịu cho bạn trong một vài ngày.

Thật ra cơn đau nhức trong những thời điểm niềng răng này không quá đáng sợ, chúng vẫn trong ngưỡng chịu đựng được. Và tùy vào cơ địa mỗi người mà cảm nhận về mức độ cơn đau sẽ khác nhau.

IV. Giai đoạn nào là xấu nhất?

3 – 6 tháng đầu tiên có lẽ là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng. Vì lúc này, các vấn đề của răng như lộn xộn, khấp khểnh, hô móm vẫn chưa được cải thiện nhiều, khi đeo mắc cài sẽ khiến răng hô hơn so với bình thường.

3 – 6 tháng đầu có lẽ là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng
3 – 6 tháng đầu có lẽ là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Mặt khác, do đau nhức nên nhiều bệnh nhân ăn uống không ngon miệng dẫn đến tình trạng sụt cân, hóp má. Bên cạnh đó, với những trường hợp nhổ răng, thời điểm chưa đóng khoảng sẽ nhìn thấy khoảng thưa lớn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì đây chỉ là biểu hiện tạm thời, sau một thời gian khi làm quen với khí cụ trong miệng, việc ăn uống trở nên bình thường thì tình trạng hóp má sẽ được khắc phục. Đồng thời, khi các răng bắt đầu có sự chuyển biến, sắp xếp đều đặn trên cung hàm sẽ giúp bạn tự tin hơn khi cười.

V. Những điều cần lưu ý trong quá trình niềng răng?

Trong quá trình niềng răng, người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề để không làm ảnh hưởng đến thời gian và kết quả hoàn tất.

1. Tuân thủ lộ trình chỉnh nha

Một vài trường hợp bệnh nhân không tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ dẫn đến tình trạng răng chạy lung tung, kéo dài thời gian niềng răng, nghiêm trọng hơn còn khiến hàm bị biến dạng. Do đó, hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ lịch tái khám định kỳ hàng tháng.

2. Chăm sóc răng niềng đúng cách

Răng niềng thường dễ mắc bệnh lý hơn so với răng thông thường. Vì vậy mà việc vệ sinh răng miệng hằng ngày cần được đảm bảo để tránh tình trạng thức ăn tồn đọng ở kẽ răng hay dụng cụ niềng. Vi khuẩn trong mảng bám sẽ hấp thụ đường và chuyển hóa thành axit gây viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,…

Sử dụng bàn chải kẽ để việc làm sạch được đảm bảo tốt nhất
Sử dụng bàn chải kẽ để việc làm sạch được đảm bảo tốt nhất

Bên cạnh bàn chải thông thường, người niềng răng cần sử dụng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và máy tăm nước để đảm bảo răng miệng được làm sạch tốt nhất. Đồng thời, việc súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng cũng cần được thực hiện hằng ngày.

3. Ăn uống lành mạnh, khoa học

Thực phẩm quá dai, cứng và có độ bám dính cao sẽ không có lợi cho người niềng răng vì chúng bám chắc vào mắc cài và rất khó làm sạch. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều đường cũng không được khuyến khích sử dụng vì có thể gây sâu răng.

Những thực phẩm nhiều đường làm tăng nguy cơ sâu răng
Những thực phẩm nhiều đường làm tăng nguy cơ sâu răng

Thay vào đó, bạn nên chọn những thực phẩm mềm, giàu vitamin, canxi và chất xơ có trong các loại thịt, cá biển, trứng sữa, rau xanh,…

Với những thực phẩm có kích thước lớn không nên dùng răng cửa cắn xé mà hãy cắt nhỏ rồi cho vào răng hàm để nhai.

4. Xử lý một số vấn đề thường gặp

Với những trường hợp niềng răng bằng mắc cài, việc tổn thương môi má là điều rất dễ xảy ra. Do đó, những ngày đầu chưa quen, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa.

Một vài thời điểm nhất định trong quá trình niềng răng như đặt thun tách kẽ, cắm vít, nhổ răng,… sẽ xuất hiện những cơn đau khó chịu. Để giảm đau, bạn có thể chườm đá hoặc uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Như vậy, xuyên suốt quá trình niềng răng chỉnh nha, người bệnh phải trải qua các giai đoạn niềng răng khác nhau mới đi đến bước hoàn thiện cuối cùng. Vì thế, để tránh tình trạng xảy ra sai sót, ngay từ ban đầu bạn nên lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín.

Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm niềng răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close