Các loại vật liệu trám răng được sử dụng hiện nay là gì? Trám răng bằng vật liệu nào hợp lý để răng vừa đạt độ thẩm mỹ cao vừa có độ bền chắc thì phải dựa vào bác sĩ nha khoa và nhu cầu của mỗi người.
Mục Lục
I. Trám răng là gì?
Trám răng là giải pháp nha khoa giúp khắc phục tình trạng răng sâu, sứt mẻ. Vật liệu trám chuyên dụng sẽ lấp đầy những vùng răng bị khuyết khôi phục lại hình dáng vốn có của chiếc răng, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho người bệnh. Đồng thời, phương pháp này còn giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng tiến triển nặng hơn.
Tuy nhiên, miếng trám không tồn tại vĩnh viễn, bạn cần lên lịch tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng hoạt động của miếng trám và kịp thời thay thế khi miếng trám cũ có dấu hiệu bong tróc hoặc tái sâu.
II. Các loại vật liệu trám răng được sử dụng trong nha khoa
Hiện nay, có rất nhiều vật liệu trám răng cũng như công nghệ trám răng được đưa vào sử dụng trong nha khoa để đáp ứng nhu cầu của lượng bệnh nhân và khách hàng lớn. Tuy nhiên, không phải loại chất liệu trám răng nào cũng phù hợp với đối tượng bệnh nhân.
1. Vật liệu trám răng bằng Amalgam
Amalgam là vật liệu trám răng truyền thống đã được sử dụng từ hàng trăm năm trước, nó còn có tên gọi khác là trám chì. Amalgam được tạo nên từ hợp kim thủy ngân, bạc, đồng, thiếc. Hỗn hợp này có màu bạc nên thường được dùng để trám cho các răng phía trong như răng hàm, răng tiền hàm.
Ưu điểm: Vật liệu Amalgam có chi phí thấp nhưng tuổi thọ cao. Ngoài ra, nó có độ bền tương đối tốt, chịu được lực nhai cắn mạnh.
Nhược điểm:
- Miếng trám Amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không nên nhai thức ăn ngay sau khi trám xong.
- Màu không trùng khớp với màu răng nên tính thẩm mỹ không cao do đó không được dùng để trám răng cửa.
- Trám Amalgam sẽ cần tác động lớn vào cấu trúc răng nhiều hơn các loại khác.
- Sau khi trám xong có thể có vài mảnh vụn rơi ra khi ăn nhai, vì miếng trám dễ bong tróc từng phần.
- Amalgam có khả năng gây ra kích ứng với cơ thể, nhất là những phụ nữ có thai không nên sử dụng để tránh dị ứng có thể xảy ra.
- Răng sau khi trám với Amalgam có thể bị nhạy cảm với nhiệt độ thực phẩm vì nó có tính dẫn nhiệt tốt.
2. Vật liệu trám răng bằng vàng & kim loại quý
Loại vật liệu trám răng truyền thống này là loại hợp kim bằng vàng, hoặc một số kim loại khác như bạc, đồng có độ cứng chắc rất cao, hơn cả Amalgam, cũng thường được dùng để trám cho răng hàm và tiền hàm do màu sắc quá chênh lệch so với màu răng thật.
Ưu điểm: Tuổi thọ cao.
Nhược điểm:
- Chi phí khá cao.
- Màu sắc không trùng khớp với răng thật.
- Để hoàn tất cần đến hai lần thực hiện theo kỹ thuật inlay/onlay tức là tạo xoang trám trước, sau đó lấy dấu răng và đúc miếng trám ở bên ngoài rồi gắn trở lại trên răng.
3. Vật liệu trám răng bằng Composite
Composite là vật liệu trám được ưu chuộng hiện nay do có tính thẩm cao, màu tự nhiên như màu răng thật. Do đó sau khi trám không có sự chênh lệch với răng thật, không bị lộ khi giao tiếp, thường được sử dụng trám những vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như răng cửa.
Đây là loại vật liệu mới nhất, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây, còn được gọi là trám răng thẩm mỹ. Ở nước ngoài, Composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó.
Ưu điểm:
- Composite trùng màu với răng thật.
- Chi phí thấp.
- Độ cứng chắc, chống mài mòn cao.
- Ít phá hủy cấu trúc của răng cần trám.
- Vật liệu Composite được chứng minh là an toàn với cơ thể, không gây ra kích ứng cho răng và nướu.
Nhược điểm: Độ cứng chắc không bằng amalgam. Đây là vật liệu dễ ngấm nước bọt và đổi màu sau một thời gian sử dụng.
4. Vật liệu trám răng GIC
Loại vật liệu trám răng GIC này thường được sử dụng cho các răng ít phải chịu lực nhai mạnh, có thể dùng để trám tạm. GIC có màu gần tương đồng với màu răng tự nhiên, đặc biệt trong thành phần có chứa fluoride có khả năng chống sâu răng.
Ưu điểm: độ thẩm mỹ cao hơn amalgam nhưng màu sắc trắng đục không được tự nhiên như Composite.
Nhược điểm: GIC dễ vỡ, tuổi thọ không cao như các chất liệu khác và thường phù hợp để hàn trám cổ răng bị mòn.
5. Vật liệu trám sứ inlay – onlay
Ngoài các loại vật liệu chính như trên, thì ngày nay trám răng sứ inlay – onlay cũng là một kỹ thuật phục hình cho răng một cách hiệu quả bằng cách chế tạo ra một miếng trám bằng chất liệu sứ nha khoa cao cấp đảm bảo phục hình như răng thật.
Inlay – onlay phù hợp với các trường hợp răng sứt mẻ lớn, đòi hỏi thẩm mỹ phức tạp nhiều hơn và thường được áp dụng chủ yếu cho răng hàm.
Ưu điểm: Độ thẩm mỹ cao, chất liệu sứ bền chắc có khả năng chịu lực tốt, khó bị đổi màu.
Nhược điểm: Chi phí khá cao, quá trình thực hiện đòi hỏi kỹ thuật, mất thời gian cho bệnh nhân vì để hoàn thành phải mất ít nhất 2 lần hẹn.
III. Chọn loại vật liệu trám răng nào tốt nhất?
Dù là loại vật liệu nào cũng phải đạt được yêu cầu khít sát với lỗ cần trám, chịu lực tốt khi ăn nhai và không dễ rơi rớt ra ngoài. Mỗi trường hợp cụ thể lại có những chỉ định sử dụng vật liệu trám răng không giống nhau, lựa chọn này còn phụ thuộc vào đặc điểm của răng cần trám và nhu cầu của khách hàng.
Trong số các loại vật liệu trám răng được sử dụng hiện nay thì vật liệu Composite nha khoa là được bác sĩ khuyên dùng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì:
Sự an toàn với sức khỏe răng miệng, cơ thể.
Quy trình thực hiện cực kỳ nhanh chóng, đơn giản.
Chi phí phải chăng nhất là cực kỳ thẩm mỹ, trùng màu với răng thật nên khó nhận ra.
Độ bền chắc cao.
Thời gian sử dụng khá lâu nếu được chăm sóc tốt.
Trám răng bằng Composite tại Nha khoa Đông Nam
Nếu có nhu cầu trám răng hoặc thắc mắc về các bệnh lý răng miệng các bạn có thể đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được khám và tư vấn miễn phí! Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm trám răng: