Nếu bạn có các triệu chứng ê nhức khi ăn nhai, hít thở sau khi trám chứng tỏ bạn đã mắc ê buốt răng. Vậy sau khi trám răng bị ê buốt thì phải làm sao?
Trám răng là thủ thuật nha khoa đơn giản thường dùng nhất hiện nay để chữa trị và phục hình răng sau khi bị sâu, mẻ vỡ hoặc muốn chỉnh hình thẩm mỹ. Tuy không phải là một kỹ thuật quá phức tạp nhưng vẫn có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng ê buốt sau khi thực hiện trám răng khiến nhiều bệnh nhân lo lắng.
Trám răng xong có cảm giác bị ê buốt thì trước tiên chúng ta cần phải đến ngay phòng khám nha khoa uy tín nhất để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra cẩn thận, xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt này là gì thì từ đó mới có cơ sở đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
➣ Nếu ê buốt răng do bệnh lý răng sâu hay viêm tủy thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo miếng trám ra, sau đó nạo bỏ ổ sâu răng, lấy tủy bị đã hư, làm sạch răng và sau đó sử dụng vật liệu trám bít lại phần răng đã bị tổn thương giúp ngăn vi khuẩn phát triển.
➣ Trong trường hợp răng bị ê buốt do thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc do kích ứng với vật liệu trám, bác sĩ sẽ tháo miếng trám cũ ra và thay thế bằng một miếng trám mới hay vật liệu trám thích hợp với cơ địa của người bệnh.
Nếu như bạn bị ê buốt nhưng chưa có thời gian đến nha khoa gặp bác sĩ để kiểm tra thì có thể áp dụng một số biện pháp như chườm đá lanh, súc miệng bằng nước muối, nước lá bạc hà, dùng gel chống ê buốt,… để ngăn chặn tạm thời các cơn ê buốt.
I. Nguyên nhân ê buốt sau khi trám răng
1. Quy trình trám răng không đảm bảo kỹ thuật, trám không triệt để
Đã có rất nhiều trường hợp răng bị sâu nhưng trước khi hàn trám răng bằng các vật liệu nha khoa, chỗ sâu răng không được nạo sạch những mầm mống vi khuẩn tồn tại bên trong, gây tổn hại và tạo cảm giác ê nhức cho răng, đặc biệt là đối với răng hàm.
Cảm giác ê nhức sẽ xuất hiện khi chỗ răng sâu có thể lan xuống tủy và gây kích ứng lên đầu tủy. Miếng trám không được trám đúng kỹ thuật, bị hở trong quá trình ăn nhai, khi thức ăn lọt xuống cũng có thể kích ứng và tạo cảm giác ê buốt cho răng.
2. Việc lấy tủy – điều trị nội nha một khi không được tiến hành triệt để trước khi trám
Điều này được giải thích là bởi khi tủy không được làm sạch, còn sót sẽ gây hoại tử, với sự kích thích của vết trám lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng đau nhức, thậm chí có thể khiến răng bị rụng, gây áp xe ổ xương răng. Đây là một trong những dấu hiệu không thể coi thường.
3. Ê buốt sau khi trám răng còn do áp lực nén ép vật liệu vào xoang trám
Việc này khiến dịch ngà trong các ống ngà dịch chuyển tạo cảm giác đau hoặc do khi chiếu đèn để làm cứng thuốc, vật liệu trám có khuynh hướng co về phía đầu đèn tạo một khoảng trống ở mặt liên kết giữa vật liệu và ngà răng, sau đó dịch ngà lấp đầy khoảng trống đó. Do vậy, khi ăn nhai, áp suất lực nhai làm chất lỏng di chuyển tạo cảm giác đau.
II. Đề phòng ê buốt sau khi trám răng
– Chỉ tiến hành trám răng tại các cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm giúp thực hiện quy trình trám răng đúng tiêu chuẩn từ việc điều trị nội nha triệt để đến kỹ thuật hàn trám chuyên nghiệp.
– Nha khoa có vật liệu trám an toàn, không biến chứng; trang bị máy móc kiểm tra hiện đại xác định tình huống răng đã điều trị hết các bệnh lý mới trám, kiểm tra vùng răng sạch sẽ hoàn toàn sau khi thực hiện trám răng.
Tóm lại sau khi trám răng bị ê buốt thì người bệnh cần đến cơ sở nha khoa trám răng uy tín để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh tình trạng ê buốt kéo dài gây tổn hại đến răng và chân răng, ảnh hưởng đến chế độ ăn uống sức khỏe của bạn.
Tại Nha Khoa Đông Nam các bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, chụp phim X – Quang để xác định tình trạng răng của bạn như thế nào và có cách khắc phục hợp lý nhất.
Xem video quá trình trám răng tại Nha khoa Đông Nam:
Nếu có nhu cầu trám răng hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý răng miệng khác thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp ngay lập tức hoặc đến trực tiếp cơ sở Nha Khoa Đông Nam để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và thăm khám hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bao nhiêu tiền?
- Hàn răng thưa bao nhiêu tiền?
- Mòn cổ chân răng có trám được không?
- Đen kẽ răng cửa
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
- Sau khi nhổ răng nên và không nên ăn gì?
- Sau khi tẩy trắng răng kiêng ăn gì?
- Sâu răng nên kiêng ăn gì?
Xem thêm răng ê buốt: