Cách chữa viêm chân răng cho bà bầu – Bệnh viêm chân răng ở bà bầu không chỉ gây ra những cơn đau cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nếu như không được chữa trị kịp thời.
Viêm chân răng là chứng bệnh thường gặp ở hầu hết phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai do những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết những cách chữa viêm chân răng cho bà bầu hiệu quả và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
I. Cách chữa viêm chân răng cho bà bầu
Khi nướu răng bị viêm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công và phá hủy các mô quanh răng khiến cơ thể sản sinh ra Prostaglandin, một loại axit béo tự nhiên để kiểm soát tình trạng viêm.
Trong thời kỳ mang thai, việc Prostaglandin sản sinh liên tục cùng với tác động viêm nhiễm của vi khuẩn sẽ làm cho thai phụ gặp phải những cơn đau co thắt kích thích gây ra tình trạng sinh non.
Chính vì thế, khi bị viêm chân răng trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh chữa trị nhanh chóng để ngăn chặn nguy cơ sinh non và đảm bảo sức khỏe cơ thể của mẹ.
Nếu nguyên nhân gây viêm chân răng do vi khuẩn trong mảng bám Bác sĩ sẽ lấy vôi răng để loại bỏ ổ vi khuẩn kết hợp với một số loại thuốc mà bà bầu có thể sử dụng. Việc điều trị viêm chân răng ở phụ nữ mang thai sẽ được tiến hành nhẹ nhàng, thận trọng để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng viêm chân răng trở nên nặng hơn, mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối ấm ít nhất 3 lần/ngày tại nhà. Chỉ vài ngày sau, bệnh sẽ giảm rõ rệt. Lưu ý với nước muối ấm nên pha vừa phải không quá mặn sẽ làm nướu nhạy cảm hơn hoặc quá nhạt sẽ không có tác dụng diệt sạch vi khuẩn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn nhiều rau quả có chứa Vitamin C, Vitamin A để giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng cũng như cần hạn chế tối đa những thực phẩm chứa đường, tinh bột ngăn chặn sự hình thành vi khuẩn gây viêm nhiễm nướu răng.
Mẹ bầu cũng đừng quên sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch các mặt răng một cách nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn để khoang miệng luôn sạch sẽ.
Dùng bàn chải nhỏ, chải răng đầy đủ không bỏ sót cả 3 mặt răng trong vòng khoảng 2 phút, không đưa bàn chải ngang gây xước nướu, không dùng tăm xỉa răng thay thế chỉ nha khoa.
Với các bữa ăn trong ngày, ăn các loại tinh bột đường cần súc miệng thật kỹ với nước muối loại bỏ những vụn thức ăn còn sót lại ngăn chặn hình thành vi khuẩn sâu răng, mảng bám gây viêm nướu.
II. Nguyên nhân gây viêm chân răng ở bà bầu
Khi mang thai, trong cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi về hormone, đó chính là sự tăng lên của hoocmon sinh dục nữ và Progestogen làm cho các mao mạch ở nướu răng phình to ra, mất đi tính đàn hồi săn chắc.
Việc này làm cho nướu răng có những phản ứng khác nhau khi bị tác động bởi vi khuẩn, mảng bám xâm nhập và gây ra tình trạng viêm chân răng ở bà bầu.
Bên cạnh đó, thói quen thường xuyên ăn vặt nhiều lần trong ngày, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau chứa thành phần đường, tinh bột cao nhưng không vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến tình trạng viêm chân răng khi mang thai.
Các triệu chứng của viêm chân răng thường được biểu hiện qua tình trạng: Nướu răng sưng đỏ, đau nhức, chảy máu chân răng, ăn uống khó khăn, hơi thở nặng mùi…
Thông qua những nguyên nhân này, mẹ bầu có thể ngăn chặn bệnh viêm nướu răng rất đơn giản, chú ý tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống khoa học bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng đúng cách là điều đơn giản ngăn chặn viêm nướu răng hiệu quả.
Mong rằng với những gì mà nha khoa chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các mẹ bầu có thêm hiểu biết về bệnh viêm chân răng cũng như cách chữa viêm chân răng cho bà bầu an toàn và hiệu quả, giúp mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
III. Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu
Để phòng ngừa viêm chân răng cho bà bầu cần thực hiện đầy đủ quy trình chăm sóc răng miệng đúng cách, hãy duy trì các thói quen tốt sau đây:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Thai phụ nên duy trì đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, nhất là sau khi ăn các bữa nhỏ liên tục nên uống nước để làm sạch khoang miệng, có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày và chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa ở kẽ răng tốt nhất.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Giai đoạn mang thai cần cân bằng chế dộ dinh dưỡng, đặc biệt nên bổ sung thêm hàm lượng canxi, phopho để bảo vệ răng lợi chắc khỏe hơn. Thai phụ có thể chọn lựa các thực phẩm giàu canxi có trong thịt, cá, trứng, tôm,.. hay các chế phẩm từ sữa, súp lơ xanh, rau củ quả tươi,.. đều có hàm lượng canxi và chất xơ rất cao.
- Thăm khám nha khoa thường xuyên
Bên cạnh đó cần duy trì thói quen thăm khám nha khoa thường xuyên, nhất là khi có dấu hiệu bất thường trên răng như chảy máu chân răng, đau răng, sâu răng,… giai đoạn vàng để thăm khám nha khoa được các bác sĩ khuyến cáo là 3 tháng giữa thai kỳ, sẽ thuận tiện hơn cho việc điều trị các vấn đề trên răng.
Với những thai phụ bị viêm chân răng cần điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng kháng sinh hay các loại thuốc khác.
Chăm sóc răng miệng cho bà bầu là vấn đề quan trọng mà các mẹ bầu cần trang bị kỹ các kiến thức, từ đó có cách xử lý kịp thời giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng, bệnh lý viêm chân răng khiến hãy đến ngay Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí hoặc gọi ngay cho chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp ngay lập tức!
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng bao nhiêu tiền?
- Viêm nướu răng ở bà bầu
- Sau sinh bao lâu thì đi cạo vôi răng được?
- Bị ê buốt răng sau khi cạo vôi là do đâu?
Xem thêm răng miệng bà bầu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?