Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại cơ sở Nguyễn Kiệm.
Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại cơ sở Lê Hồng Phong.
Các chứng nhận đạt được:
Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất Năm 2015
Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo Năm 2016
Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng
Dịch Vụ Tận Tâm Năm 2019
Câu hỏi: ” Chào nha khoa! Chiếc răng cấm hàm dưới của em bị sâu rất nặng, gần như hư gần hết, nó làm cho em đau nhức nhiều lắm, em không biết có giữ được không hay phải nhổ? Nếu nhổ chiếc răng cấm này có cần phải nhổ tiểu phẫu giống răng khôn không? Nhổ răng có đau lắm không ạ, tại em sợ đau lắm. Chi phí nhổ răng bên nha khoa mình bao nhiêu? Mong nha khoa trả lời sớm giúp em. Em xin cảm ơn. ” – (Ngọc Ngọt Ngào, Facebook)
Răng cấm bị sâu nên nhổ hay giữ lại
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Xin chào bạn Ngọc Ngọt Ngào! Rất cám ơn bạn đã tin tường khi gửi câu hỏi thắc mắc của mình về cho chúng tôi. Đối với tình trạng răng này, Nha Khoa Đông Nam xin được trả lời như sau:
Bạn có thể bị sâu ở bất kỳ chiếc răng nào nhưng thực tế răng cấm (răng hàm) lại dễ bị sâu hơn so với những chiếc răng còn lại. Nguyên nhân là do:
Răng hàm giữ vai trò ăn nhai chính nên men răng dễ bị bào mòn và suy yếu theo thời gian.
Răng hàm nằm ở vị trí cuối trong khoang miệng nên nếu vệ sinh không cẩn thận rất dễ hình thành mảng bám.
Mặt nhai của răng hàm có nhiều rãnh sâu, vị trí tương đối thuận lợi để vụn thức ăn và mảng bám tích tụ, vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
Bề mặt răng hàm nhiều rãnh sâu nên dễ gây sâu răng
Ngoài ra, răng cấm nhất là răng số 6 mọc từ rất sớm (5 – 6 tuổi), thời điểm mà việc nhận thức về các vấn đề răng miệng chưa thật sự tốt cũng là nguyên nhân khiến răng cấm dễ bị sâu hơn các răng khác.
II. Răng cấm bị sâu có triệu chứng gì?
Khi một lỗ sâu mới bắt đầu, bạn có thể sẽ không cảm nhận hay phát hiện được bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên khi răng sâu trở nên lớn hơn, nó có thể gây ra các dấu hiệu sau:
Răng nhạy cảm hơn khi ăn uống đồ ngọt, đồ nóng lạnh.
Đau răng tự phát, cơn đau xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Răng đau buốt khi ăn nhai hoặc khi dùng tay, lưỡi chạm vào.
Xuất hiện những lỗ sâu màu nâu hoặc đen trên bất kỳ bề mặt nào của răng.
Nhiều trường hợp còn xảy ra tình trạng sưng nướu, chảy máu ngay tại vị trí chiếc răng sâu.
Đau răng là một trong những triệu chứng của sâu răng hàm
III. Răng cấm bị sâu nên nhổ hay giữ lại?
Răng cấm là những chiếc răng nằm trong cùng của răng hàm đảm nhiệm chức năng nhai nghiền thức ăn trước khi chúng đến dạ dày, tiêu hóa rồi cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì thế, răng cấm có nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Các răng cấm số 6,7 trên cung hàm có nhiệm vụ ăn nhai
Một khi chiếc răng này tổn thương cần chữa trị, phục hình sớm tránh ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của hàm răng. Trong trường hợp nhổ bỏ cũng nên trồng lại răng thay thế có sức nhai tương đương đảm nhiệm vai trò này của nó.
Theo như bạn mô tả răng cấm đau nhức rất có thể nó đang viêm tủy răng nặng, thường nếu răng bị viêm, chúng ta cần phải điều trị trước rồi phục hình bảo tồn răng thật, nhổ răng là phương án cuối cùng khi răng không thể bảo tồn được.
Khi răng không còn chữa trị được nữa thì nhổ răng là phương án cuối cùng
Theo chúng tôi quan sát hình ảnh bạn gửi kèm theo thì răng của bạn đã bị hư gần như toàn bộ nên cần phải điều trị nhổ bỏ răng đi tránh gây bệnh cho những răng còn lại.
Trước hết chúng tôi khuyên bạn nên đến trực tiếp nha khoa để các bác sĩ thăm khám, chụp phim X – Quang xem mức độ viêm răng có nặng hay không mới đưa ra kế hoạch điều trị, nhổ răng cụ thể nhất.
Đối với răng cấm, việc nhổ răng chỉ giống một phương pháp nhổ thông thường khá đơn giản, không cần thiết phải nhổ tiểu phẫu như nhổ răng khôn đâu bạn nhé!
Chụp phim X – Quang tại chỗ xác định tình trạng răng như thế nào
IV. Nhổ răng sâu có đau không?
Nhổ răng có đau không? Đây là câu hỏi không chỉ riêng bạn mà đại đa số đều quan tâm khi quyết định nhổ răng. Chúng tôi xin trả lời rằng nhổ răng hoàn toàn không đau nhức, to tát như bạn vẫn nghĩ.
Bởi vì, trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ vào vùng răng cần nhổ bỏ đó, giảm đi cảm giác đau đớn đến mức tối thiểu nhất, giúp việc nhổ răng được diễn ra thoải mái, an toàn hơn. Khi thuốc tê phát huy tác dụng bác sĩ mới tiến hành nhổ bỏ chiếc răng hư đó đi.
Gây tê trước khi nhổ răng sẽ giúp bạn không cảm giác đau
Tác dụng của thuốc tê sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tiếng, do đó sau khi nhổ răng bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhức và đau tại vị trí nhổ. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau để bạn có thể điều trị tại nhà.
Về cơ bản nhổ răng có thể đau một chút nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi mà không kéo dài nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
V. Chi phí nhổ răng cấm bao nhiêu tiền?
Chi phí nhổ răng tại Nha Khoa Đông Nam sẽ căn cứ vào vị trí răng trên cung hàm. Các bạn có thể tham khảo qua bảng giá bên dưới:
(Bảng giá cập nhật 05/04/2022)
NHỔ RĂNG – TIỂU PHẪU
CHI PHÍ
GHI CHÚ
Nhổ răng Cấm
500.000 – 1.000.000 VNĐ
1 Răng
Nhổ răng sữa
Miễn Phí
Tiểu phẫu răng khôn hàm trên
1.500.000 VNĐ
1 Răng
Tiểu phẫu răng khôn hàm dưới
2.500.000 VNĐ
1 Răng
Thăm khám & tư vấn
Miễn phí
Chụp X-Quang
Miễn phí
Trong trường hợp nhổ răng cấm thuộc tình huống nhổ răng thường sẽ có chi phí: 500,000 vnđ/răng. Đây là chi phí TRỌN GÓI, bạn được miễn phí thăm khám, tư vấn và chụp film X-quang ngay tại Nha Khoa Đông Nam.
Trường hợp nhổ răng sâu tại Nha Khoa Đông Nam
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, sau khi nhổ răng cấm nhất định trồng lại răng mới có chức năng tương đương giúp việc ăn nhai dễ dàng.
Cấy ghép Implant là phương án trồng răng tối ưu hiện nay, thích hợp nhất cho việc thay thế răng cấm mà bạn nên cân nhắc.
Răng Implant là một chiếc răng có cấu tạo gồm chân và thân răng có khả năng tồn tại vĩnh viễn, khôi phục gần như 100% sức nhai răng cũ, tránh tiêu xương hàm, tác động đến răng thật hay sụt giảm chức năng ăn nhai, thẩm mỹ.
Cấy ghép Implant thay thế răng cấm
Với tình trạng răng đau nhức như vậy, bạn cần phải chữa trị càng nhanh càng tốt tránh ảnh hưởng đến những chiếc răng còn lại của mình. Tại Nha Khoa Đông Nam, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp ngay lập tức!
Bài viết liên quan:
Trồng răng implant giá bao nhiêu
Nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp thái dương hàm hiệu quả
Dán sứ Laminate là gì? Có tốt không? Chi phí bao nhiêu?
Cấy ghép răng Implant
Chỉnh nha là gì? Tìm hiểu 3 phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay
Dán sứ veneer là gì? Giá bao nhiêu? Trường hợp nào nên tiến hành?