khuyến mãi 30/4 - 1/5

Cao răng hình thành như thế nào? Nguyên nhân từ đâu?

Cao răng không chỉ khiến cho hàm răng trở nên mất thẩm mỹ. Mà nó còn có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng nếu không được khắc phục sớm. Vậy bạn có biết cao răng hình thành như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Hãy cùng tham khảo ngay thông tin sau đây để hiểu rõ hơn về mối nguy hại của cao răng và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Cao răng hình thành như thế nào? Nguyên nhân từ đâu?
Cao răng hình thành như thế nào? Nguyên nhân từ đâu?

I. Cao răng là gì?

Cao răng hay vôi răng là những mảng bám cứng chắc trên bề mặt răng. Nó có thể xuất hiện ở cả phần trên và dưới nướu răng.

Thành phần của cao răng bao gồm các cặn cứng muối vô cơ như canxi cacbonat, photphat, cặn mềm thức ăn, xác tế bào biểu mô, vi khuẩn, khoáng chất trong khoang miệng cùng với sự lắng đọng của huyết thanh trong máu.

Quan sát sẽ thấy màu sắc của cao răng có phần sậm màu hơn bình thường. Với bề mặt xù xì, nhiều lỗ li ti và khá xốp nên cao răng sẽ ngày càng đậm màu theo thời gian, có thể chuyển sau màu vàng hoặc nâu.

Nhất là với những ai có thói quen hút thuốc lá, ăn uống nhiều món đậm màu, tiêu thụ nhiều cà phê, trà đặc thì cao răng sẽ có màu sẫm đen trông rất mất thẩm mỹ.

Hình ảnh cao răng qua các cấp độ
Hình ảnh cao răng qua các cấp độ

II. Cao răng được hình thành như thế nào?

Mặc dù việc vệ sinh răng hằng ngày tưởng chừng như đơn giản. Thế nhưng có nhiều người thường lơ là vấn đề này dẫn đến vệ sinh răng không đảm bảo sạch sẽ đúng cách.

Sau mỗi lần ăn uống, các mảng bám, vụn thức ăn thừa có thể sẽ bám dính lại trên răng đặc biệt là vùng kẽ răng tạo thành một lớp màng mỏng khắp các bề mặt răng.

Nếu không chú ý làm sạch răng đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần đặc biệt là sau các bữa ăn, không dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng. Lúc này mảng bám và vi khuẩn gây hại sẽ tích tụ ngày càng nhiều, dần bị vôi hoá sẽ trở nên dày cứng, bám chặt ở bề mặt răng.

III. Nguyên nhân hình thành cao răng

Thói quen vệ sinh răng miệng, ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu khiến cao răng hình thành dễ dàng:

  • Lười vệ sinh răng mỗi ngày, chải răng quá vội vàng, không chú ý làm sạch kỹ lưỡng ở khắp các ngóc ngách trong khoang miệng rất dễ tạo cơ hội cho mảng bám tích tụ nhiều.
  • Không dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng thường xuyên cũng khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều và dần hình thành cao răng.
  • Vùng lưỡi là nơi chứa khá nhiều vi khuẩn, cặn thức ăn nếu bỏ qua việc làm sạch cũng có nguy cơ cao gây nhiều vấn đề bệnh lý ở răng.
  • Thường xuyên ăn uống các thực phẩm ngọt nhiều đường, nhiều tinh bột, thực phẩm có tính axit cao và không chú ý vệ sinh sạch sẽ đúng cách sau khi dùng cũng góp phần khiến cao răng hình thành nhanh chóng.
Vệ sinh răng không sạch sẽ đúng cách rất dễ hình thành cao răng
Vệ sinh răng không sạch sẽ đúng cách rất dễ hình thành cao răng

IV. Cao răng ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe răng miệng?

Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà cao răng khi tích tụ quá nhiều trên bề mặt răng có thể dẫn đến rất nhiều tác hại khó lường cho sức khỏe răng miệng. Cụ thể:

  • Tính thẩm mỹ của hàm răng sẽ giảm sút đáng kể, màu răng ngày càng ố vàng, sậm đen sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy rất tự ti khi nói cười.
  • Cao răng là môi trường lý tưởng để cho các vi khuẩn men carbohydrate sinh sôi và tạo axit. Từ đó có thể khiến cho men răng bị tổn hại, răng dễ sâu hỏng.
  • Mảng bám cao răng còn chứa rất nhiều vi khuẩn khiến cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu, cản trở nhiều đến hoạt động giao tiếp hằng ngày.
  • Việc vệ sinh răng miệng khi cao răng đã hình thành dày đặc cũng kém hiệu quả, cao răng bám chắc, ăn sâu dưới nướu dễ gây tình trạng sưng tấy, chảy máu nướu, tụt nướu lộ chân răng.
  • Thậm chí, cao răng hình thành lâu ngày còn là yếu tố dẫn đến nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, tiêu xương ổ răng,… các bệnh lý này nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ mất răng vô cùng nguy hiểm.
  • Ngoài ra, vi khuẩn trong cao răng có thể lây lan ngược dòng và gây nhiều vấn đề bệnh lý cơ thể như: viêm họng, tim mạch, viêm amidan, lở loét miệng,…

Từ những tác hại kể trên có thể thấy việc đến nha khoa để thăm khám và loại bỏ cao răng nhanh chóng là vô cùng cần thiết.

Lấy cao răng không chỉ loại bỏ hoàn toàn mảng bám, trả lại vẻ thẩm mỹ cho hàm răng, giúp răng sạch khỏe, hơi thở không còn nặng mùi. Mà nó còn giúp phòng tránh tối đa các bệnh lý răng miệng cũng như các bệnh lý cơ thể một cách tốt nhất.

Cao răng không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây nhiều vấn đề bệnh lý
Cao răng không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây nhiều vấn đề bệnh lý

V. Phòng ngừa cao răng như thế nào?

Để giữ cho răng miệng luôn được khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ cao răng tái bám trong thời gian dài, ngừa bệnh lý phát sinh. Tốt hơn hết mỗi người nên tuân thủ thói quen chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn sau đây:

  • Đánh răng đúng cách theo khuyến nghị của chuyên gia mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Nên chải răng bằng bàn chải mềm, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc xoay tròn ở khắp các bề mặt răng trong thời gian tối thiểu 2 phút. Chú ý làm sạch luôn cả vùng lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng.
  • Không được chải răng theo chiều ngang hay chải răng quá mạnh vì sẽ gây các tổn thương cho răng nướu, dễ làm mòn men răng.
  • Có thể dùng kem đánh răng chứa flour hoặc kem dành cho răng nhạy cảm để đảm bảo vệ sinh răng miệng được hiệu quả nhất.
  • Không dùng tăm xỉa răng thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn thừa một cách hiệu quả mà bàn chải thường khó làm sạch được.
  • Kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch súc miệng không chứa cồn để diệt khuẩn tối ưu, loại bỏ sạch sâu các mảng bám, vi khuẩn còn tồn đọng, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng tốt hơn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách để duy trì hàm răng sạch khỏe
Vệ sinh răng miệng đúng cách để duy trì hàm răng sạch khỏe
  • Một chế độ ăn khoa học với nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin D, canxi, vitamin C cũng góp phần giúp cho răng luôn được sạch khỏe.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để làm sạch khoang miệng tự nhiên, hạn chế khô miệng, hôi miệng.
  • Tránh dùng nhiều đồ ăn cay nóng, các món nhiều đường, nhiều axit, các đồ ăn nhiều tinh bột dễ bám dính trên răng, thực phẩm đậm màu.
  • Theo lời khuyên của bác sĩ, định kỳ 6 tháng/lần mỗi người nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, cạo vôi răng để giữ cho răng luôn được sạch khỏe, ngừa bệnh lý xảy ra.
  • Hơn thế nữa, việc thăm khám định kỳ còn giúp tầm soát tốt các bất thường ở răng miệng, kịp thời khắc phục hiệu quả nếu có dấu hiệu bất thường.
Đến nha khoa thăm khám, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần
Đến nha khoa thăm khám, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì về vấn đề cao răng hình thành như thế nào hãy liên hệ đến hotline 19007141 để được các chuyên gia giải đáp chi tiết hơn.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close