Cấu tạo răng Implant như thế nào? Vai trò trong phục hình răng

Cấu tạo răng Implant như thế nào? Vai trò trong phục hình răng

Răng Implant trở thành giải pháp phục hình tối ưu nhờ tính thẩm mỹ cao và khả năng ăn nhai như răng thật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cấu tạo của một chiếc răng Implant gồm những gì và vì sao nó có thể thay thế chân răng tự nhiên. Trong bài viết này, Nha Khoa Đông Nam sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về cấu tạo răng Implant. 

I. Cấu tạo răng Implant như thế nào?

Cấu tạo răng Implant gồm ba bộ phận chính: trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ. Mỗi phần đảm nhận một chức năng riêng biệt, cùng phối hợp để đảm bảo cả tính thẩm mỹ lẫn khả năng ăn nhai cho răng Implant. Cấu trúc này được thiết kế nhằm mô phỏng gần giống với răng thật, bao gồm phần chân răng, ngà răng và men răng.

1. Trụ Implant

  • Chức năng: Đây là bộ phận quan trọng trong răng Implant, được cấy trực tiếp vào trong xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Nó đóng vai trò làm nền tảng vững chắc, chịu lực và nâng đỡ mão sứ phía trên, giúp tái tạo khả năng ăn nhai.
  • Chất liệu: Trụ thường được chế tạo từ Titanium nguyên chất hoặc hợp kim Titanium – vật liệu nổi bật với đặc tính tương thích sinh học cao, không gây phản ứng phụ và có khả năng tích hợp chắc chắn với mô xương.
  • Cấu tạo hình học: Phần lớn các trụ có thiết kế hình trụ thuôn, dạng ren xoắn tương tự một chiếc vít. Kiểu dáng này giúp gia tăng diện tích tiếp xúc với xương hàm, nâng cao độ ổn định và bám chắc sau khi cấy ghép.
  • Bề mặt: Bề mặt trụ được xử lý bằng công nghệ đặc biệt như phun cát, xử lý axit hoặc phủ vật liệu sinh học, nhằm thúc đẩy quá trình tích hợp xương, rút ngắn thời gian lành thương.
  • Kích cỡ: Kích thước của trụ Implant (bao gồm chiều dài và đường kính) sẽ được bác sĩ lựa chọn linh hoạt dựa trên vị trí cần phục hình và tình trạng xương hàm của từng bệnh nhân.
Cấu tạo răng Implant 
Cấu tạo răng Implant

2. Khớp nối Abutment

  • Vai trò: Abutment là một bộ phận kim loại nhỏ hình trụ, đóng vai trò làm cầu nối giữa trụ Implant và mão sứ. Nó hoạt động như một cùi răng nhân tạo, có chức năng giữ cho mão răng được gắn cố định và chắc chắn trên trụ. Khớp nối này chỉ được gắn vào sau khi trụ Implant đã tích hợp ổn định với xương hàm.
  • Chất liệu: Phổ biến nhất là Titanium – vật liệu có độ tương thích sinh học cao, an toàn khi sử dụng trong cơ thể con người. Trong những trường hợp yêu cầu thẩm mỹ cao, đặc biệt ở vùng răng cửa, Abutment cũng có thể được làm từ Zirconia – loại sứ cao cấp có màu sắc tự nhiên và không gây ánh kim.
  • Phân loại Abutment: 

+ Loại thẳng – Phù hợp với những vị trí không cần điều chỉnh hướng răng, thường được sử dụng ở các răng hàm nơi yêu cầu chính là khả năng chịu lực. 

+ Loại nghiêng – Thiết kế với độ nghiêng từ 15 đến 35 độ, hỗ trợ chỉnh hướng khi trụ Implant không nằm thẳng hàng với răng thật, giúp cải thiện cả chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ tổng thể.

Khớp nối Abutment
Khớp nối Abutment

3. Mão răng sứ

  • Chức năng: Là phần phục hình cuối cùng trong quy trình trồng răng Implant, mão sứ được gắn chặt vào đầu trên của Abutment, đảm nhiệm vai trò thay thế thân răng thật đã mất. Nhờ đó, chiếc răng được khôi phục cả về mặt thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai, hoàn thiện cấu trúc tổng thể của một răng Implant.
  • Hình dạng: Mão sứ được thiết kế với phần lõi rỗng để ôm sát vào khớp nối Abutment. Quá trình chế tác dựa trên mẫu dấu hàm của từng bệnh nhân, vì vậy hình dáng, màu sắc và kích thước đều được cá nhân hóa để hài hòa với các răng tự nhiên xung quanh.
  • Chất liệu: Gồm 2 loại là mão sứ kim loại với lõi hợp kim phủ sứ, có độ bền cao, giá thành hợp lý nhưng dễ bị đen viền nướu theo thời gian và mão toàn sứ làm hoàn toàn từ sứ nguyên chất, thẩm mỹ cao, an toàn với nướu, phù hợp vùng răng cửa nhưng chi phí cao hơn.
Mão răng sứ
Mão răng sứ

II. Vai trò của răng Implant trong phục hình răng thẩm mỹ

Phục hình răng Implant là giải pháp hiện đại giúp khắc phục những hạn chế của hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ, mang lại hiệu quả tối ưu cả về thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai.

Không chỉ giúp khôi phục diện mạo tự nhiên cho khuôn miệng, răng Implant còn giúp duy trì sự tự tin trong giao tiếp. Khả năng ăn nhai gần như răng thật giúp người dùng có thể ăn uống thoải mái mà không cần kiêng cữ, đặc biệt quan trọng với răng hàm.

Hệ thống răng Implant ổn định giúp nghiền thức ăn hiệu quả hơn, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ các bệnh lý về dạ dày. Với thiết kế chắc chắn, răng Implant có độ bền cao và có thể sử dụng lâu dài, thậm chí trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách.

Ngoài ra, việc trồng Implant còn giúp lấp đầy khoảng trống của răng bị mất, ngăn ngừa tình trạng răng xô lệch, sai khớp cắn, bảo tồn xương hàm nhờ khả năng kích thích xương phát triển tự nhiên và ngăn chặn hiện tượng tiêu xương sau mất răng.

Kết quả phục hình Implant của khách hàng tại Nha khoa Đông Nam
Kết quả phục hình Implant của khách hàng tại Nha khoa Đông Nam

III. Hướng dẫn lựa chọn loại trụ Implant và răng sứ phù hợp

Để lựa chọn loại trụ Implant và răng sứ phù hợp, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn sau đây:

1. Lựa chọn dòng trụ Implant

  • Theo thương hiệu và nguồn gốc: Ưu tiên các dòng trụ Implant đến từ các quốc gia có nền công nghệ y tế phát triển như Straumann (Thụy Sĩ), Dentium (Hàn Quốc – Mỹ), Nobel Biocare (Thụy Điển), MIS (Đức), ETK Active (Pháp),… Những sản phẩm này đã trải qua kiểm nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt và được đánh giá cao về chất lượng.
  • Tình trạng xương hàm: Trước khi lựa chọn loại trụ, bác sĩ sẽ kiểm tra mật độ và thể tích xương hàm thông qua chụp phim CT 3D. Nếu xương yếu hoặc thiếu hụt, có thể cần thực hiện ghép xương trước khi cấy ghép.
  • Thời gian tích hợp xương: Một số dòng trụ Implant cao cấp có khả năng tích hợp nhanh với xương, giúp giảm thời gian chờ đợi và hạn chế nguy cơ bị đào thải.
  • Tài chính cá nhân: Tùy theo điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn dòng trụ có giá phù hợp, dao động từ khoảng 16.000.000 – 35.000.000/trụ. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài.
Nên lựa chọn loại trụ Implant có nguồn gốc, xuất xứ từ các quốc gia như Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Sĩ,...
Nên lựa chọn loại trụ Implant có nguồn gốc, xuất xứ từ các quốc gia như Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Sĩ,…

2. Lựa chọn loại răng sứ

  • Phụ thuộc vào vị trí phục hình: Với răng cửa (vùng dễ thấy khi cười hoặc nói) nên ưu tiên sử dụng răng toàn sứ vì có màu sắc tự nhiên, độ trong và thẩm mỹ cao. Ngược lại, với răng hàm (vị trí chủ yếu dùng để ăn nhai) có thể cân nhắc răng sứ kim loại để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo độ bền.
  • Tình trạng sức khỏe răng miệng: Đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dễ kích ứng với kim loại thì răng toàn sứ là lựa chọn an toàn hơn nhờ đặc tính lành tính và tương thích sinh học tốt.
  • Dựa vào mức đầu tư tài chính: Răng sứ không kim loại thường có chi phí cao hơn do công nghệ sản xuất hiện đại và nguyên liệu cao cấp. Tuy nhiên, nếu ngân sách hạn chế thì răng sứ kim loại vẫn là lựa chọn ổn định với hiệu quả ăn nhai đáng tin cậy.

Như vậy, cấu tạo răng Implant đã được Nha Khoa Đông Nam chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đây. Nếu có nhu cầu phục hình răng Implant thẩm mỹ, vui lòng liên hệ ngay với Đông Nam thông qua hotline 1900 7141 để được tư vấn vấn chi tiết và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn.