Ghép xương răng là gì? Trường hợp nào nên thực hiện?

Ghép xương răng là kỹ thuật thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân thực hiện cấy ghép Implant nhưng mật độ xương hàm không đủ điều kiện để trụ Implant ổn định, bền vững. Vậy ghép xương răng là gì? Áp dụng trong trường hợp cụ thể nào?

Ghép xương răng là gì? Trường hợp nào nên thực hiện?
Ghép xương răng là gì? Trường hợp nào nên thực hiện?

I. Ghép xương răng là gì?

Ghép xương răng là kỹ thuật mà bác sĩ bổ sung xương vào bên trong xương hàm (khu vực nằm dưới nướu) nhằm tái tạo lại phần mô xương đã mất. Cần một khoảng thời gian nhất định để xương mới tích hợp chắc chắn với xương hàm tự nhiên trong cơ thể, tăng thể tích xương hàm, từ đó đáp ứng được các chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm.

II. Các loại xương được sử dụng trong cấy ghép Implant

Kỹ thuật cấy ghép xương hàm thường có 4 loại cơ bản sau:

1. Ghép xương nhân tạo

Xương nhân tạo hay còn gọi là xương tổng hợp với thành phần chính là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate có tính chất gần giống với xương tự nhiên.

Ưu điểm của phương pháp này là xương luôn có sẵn và giá thành phù hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công không phải tuyệt đối, vẫn có trường hợp xương nhân tạo không tương thích với cơ thể, bị đào thải và cần ghép lại xương mới.

Xương nhân tạo là loại xương được dùng phổ biến nhất trong nha khoa
Xương nhân tạo là loại xương được dùng phổ biến nhất trong nha khoa

2. Ghép xương tự thân

Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy xương của bệnh nhân từ một vị trí khác như xương cằm, xương má hoặc xương chậu,… để ghép vào xương hàm. Ưu điểm của phương pháp này là tính tương thích cao với cơ thể, xấp xỉ gần 100% bởi vì chúng là một phần trong cơ thể người bệnh.

Tuy nhiên, trong cấy ghép Implant, việc ghép xương tự thân không quá phổ biến vì khách hàng phải trải qua 2 lần phẫu thuật, chi phí cao và kỹ thuật thực hiện tương đối phức tạp.

3. Ghép xương đồng chủng

Nếu ở phương pháp ghép xương tự thân, xương được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân thì ở phương pháp ghép xương đồng chủng, xương sẽ được lấy từ cơ thể người khác. Phần xương này trước khi tiến hành cấy ghép đã được xử lý, khử trùng kỹ lưỡng và kiểm tra về mức độ tương thích.

4. Ghép xương dị chủng

Xương dị chủng nghĩa là xương của loài khác, cụ thể là xương từ động vật chứ không phải xương người. Trước khi tiến hành cấy ghép, xương động vật sẽ được kiểm tra tổng thể một cách nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn và tương thích với người bệnh. Vì còn nhiều hạn chế nên phương pháp này rất ít khi áp dụng đến.

III. Trường hợp nào nên và không nên cấy ghép xương răng

Kỹ thuật ghép xương thường được chỉ định khi bệnh nhân thực hiện cấy ghép Implant nhưng xương hàm không đủ số lượng, mật độ hoặc thể tích,… Cụ thể những trường hợp sau cần thực hiện ghép xương hàm:

  • Mất răng lâu năm khiến xương ổ răng thu hẹp cả chiều cao lẫn chiều ngang, mật độ xương không đáp ứng để trụ Implant có thể tồn tại bền vững, rất dễ bị đào thải.
Mất răng lâu năm làm tiêu xương hàm
Mất răng lâu năm làm tiêu xương hàm
  • Sử dụng cầu răng sứ hoặc mang răng giả tháo lắp lâu năm khiến xương hàm bị tiêu đi nhiều.
  • Chấn thương do tai nạn hoặc xương hàm bị di chứng từ việc phẫu thuật răng hàm mặt trước đó khiến thể tích và cấu trúc xương hàm bị biến đổi.
  • Bẩm sinh xương hàm quá mỏng, mềm và yếu, cần tiến hành ghép xương để tăng mật độ và chất lượng xương hàm.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu làm xương hàm bị tiêu biến.

Bên cạnh những trường hợp nên cấy ghép xương răng thì cũng có những trường hợp không nên thực hiện. Cụ thể:

  • Người bệnh mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, cường cận giáp, người đang hóa trị hoặc xạ trị ung thư, suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc sử dụng van tim nhân tạo,…
  • Những bệnh lý này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép xương cũng như trồng răng Implant, thậm chí còn gây ra các phản ứng phụ.

IV. Tại sao cần phải cấy ghép xương răng khi cấy Implant?

Răng Implant giúp ăn nhai chắc chắn như răng thật và tuổi thọ trung bình lên đến 20 năm. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả này bắt buộc xương hàm phải có kích thước đạt chuẩn, mật độ xương ổn định, không quá xốp cũng không quá giòn, đảm bảo trụ Implant tích hợp tốt vào mô xương.

Nếu chất lượng xương hàm thấp mà vẫn tiến hành cấy ghép Implant thì trụ Implant sẽ bị đào thải, phải thực hiện cấy ghép trụ mới. Do đó, việc cấy ghép xương là điều cần thiết nhưng không phải tất cả các trường hợp trồng răng Implant đều cần phải ghép xương.

Nếu trường hợp xương hàm của bạn tốt, đáp ứng đầy đủ điều kiện để trụ Implant tích hợp vững chắc thì không cần ghép xương.

Cấy ghép xương cho trường hợp tiêu xương giúp tăng tỷ lệ thành công của Implant
Cấy ghép xương cho trường hợp tiêu xương giúp tăng tỷ lệ thành công của Implant

V. Phẫu thuật ghép xương răng có đau không?

Ghép xương răng có đau không là một trong những vấn đề mà bệnh nhân đặc biệt quan tâm. Thực tế, trong suốt quá trình ghép xương, bệnh nhân sẽ không có bất kỳ cảm giác đau nhức hay khó chịu nào vì trước đó bác sĩ đã tiêm thuốc tê.

Khi quá trình ghép xương kết thúc, khoảng 2 – 3 tiếng thuốc tê hết tác dụng, lúc này bệnh nhân sẽ có cảm giác ê ẩm, đau tức nhẹ. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm đáng kể sau khoảng 3 – 4 ngày khi bệnh nhân uống thuốc giảm đau theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn và tích cực chườm đá hằng ngày.

Mặt khác, tay nghề của bác sĩ đóng vai trò quan trọng, quyết định đến mức độ cơn đau sau khi phẫu thuật ghép xương. Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng, giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp thời gian phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, hạn chế tình trạng xâm lấn đến mô mềm, giảm thiểu đau nhức, rút ngắn giai đoạn lành thương.

Tay nghề bác sĩ quyết định rất lớn đến mức độ đau nhức sau khi ghép xương
Tay nghề bác sĩ quyết định rất lớn đến mức độ đau nhức sau khi ghép xương

VI. Ghép xương răng bao lâu thì lành?

Thông thường, bệnh nhân sẽ mất ít nhất khoảng 3 – 6 tháng thì phần xương vừa được ghép vào mới kết nối vững chắc với mảng xương cũ, phát triển và sản sinh thêm các tế bào xương mới.

Tuy nhiên, thời gian xương răng lành còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, tay nghề thực hiện của bác sĩ, loại xương được cấy ghép cũng như quá trình chăm sóc vết thương sau phẫu thuật,… Nếu như tất cả những yếu tố này đều thuận lợi thì thời gian xương lành sẽ rất nhanh.

VII. Quy trình ghép xương răng

Ghép xương răng là kỹ thuật cần xâm lấn đến cấu trúc hàm, do đó bạn cần chọn nha khoa thực sự uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đảm bảo mang lại kết quả tối ưu. Quy trình ghép xương răng an toàn bao gồm những bước sau:

1. Thăm khám, tư vấn và chụp X-quang

Trước tiên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng và chụp X-quang nhằm khảo sát mật độ và chất lượng xương hàm. Nếu xét thấy xương hàm không đủ điều kiện để trồng răng Implant, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương.

Kiểm tra tình trạng răng miệng
Kiểm tra tình trạng răng miệng

2. Vệ sinh răng miệng và gây tê

Vệ sinh kỹ toàn bộ khoang miệng cũng như khu vực cấy ghép giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ ngay tại vị trí cần cấy ghép để bệnh nhân không thấy khó chịu, giúp quá trình diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn.

3. Thực hiện ghép xương

Khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành mở vạt lợi, tạo hình bề mặt xương bằng các mũi khoan thích hợp, sau đó xương nhân tạo sẽ được đưa vào bên trong xương hàm dưới sự hỗ trợ của dụng cụ nha khoa chuyên dụng.

Tiến hành ghép xương vào xương hàm
Tiến hành ghép xương vào xương hàm

4. Khâu đóng vạt niêm mạc

Bước cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu và tạo hình nướu, kết thúc quy trình phẫu thuật. Bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn chế độ chăm sóc hậu phẫu và hẹn lịch tái khám định kỳ nhằm kiểm tra mức độ hồi phục, tích hợp của xương.

Khi xương đã đạt đến sự ổn định cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định cắm trụ Implant. Lưu ý, trong nhiều trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể kết hợp cấy ghép xương và đặt trụ Implant cùng lúc để tiết kiệm thời gian.

VIII. Lưu ý trước và sau khi ghép xương

Để quá trình ghép xương diễn ra thuận lợi, mang lại kết quả tối ưu, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Lưu ý trước khi ghép xương răng

  • Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và công nghệ hiện đại là lưu ý quan trọng hàng đầu. Điều này quyết định rất lớn tính an toàn và hiệu quả trong phẫu thuật.
  • Chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, không nên quá lo lắng, căng thẳng trước khi thực hiện phẫu thuật. Bạn có thể tìm đến bác sĩ để được tư vấn, giải tỏa tâm lý tốt hơn.
  • Trước khi ghép xương khoảng 1 – 2 tuần cần tránh hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia,..

2. Lưu ý sau khi ghép xương

  • Uống thuốc giảm đau, kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc nếu không có kê đơn từ bác sĩ điều trị.
Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Thường xuyên chườm đá tại khu vực cấy ghép để giảm tình trạng sưng đau.
  • Không tác động lực mạch vào vị trí vừa phẫu thuật. Hạn chế tối đa những hoạt động thể chất quá sức.
  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng trong những ngày đầu, tránh chạm vào vết thương
  • Ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt. Hạn chế thức ăn dai cứng, có độ bám dính cao.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu trong thời gian chờ lành thương xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ.

IX. Các loại màng xương được sử dụng trong cấy ghép Implant

Khi thực hiện trồng răng Implant, bên cạnh kỹ thuật ghép xương thì một số trường hợp còn phải tiến hành cấy ghép màng xương. Màng xương là sản phẩm sinh học nhân tạo được cấy trực tiếp vào mô mềm ngay tại vị trí ghép xương.

Màng xương có chức năng tương tự như rào chắn vừa giúp cố định lại phần xương vừa cấy ghép vừa ngăn các nguyên bào sợi xâm chiếm vào mô xương. Điều này giúp vết thương lành nhanh hơn, tạo độ dày cứng chắc cho xương và cải thiện chức năng sinh lý, thẩm mỹ của sóng hàm.

Cấy ghép màng xương khi thực hiện trồng răng Implant
Cấy ghép màng xương khi thực hiện trồng răng Implant

Không phải tất cả các trường hợp trồng răng Implant đều cần cấy ghép màng xương. Kỹ thuật này thường chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhân mất răng lâu năm làm xương hàm thiếu hụt nghiêm trọng ; xương hàm mỏng, yếu do bẩm sinh hoặc chấn thương bởi các tác động ngoại lực. Hiện nay có 2 loại màng xương bao gồm màng xương tự tiêu và màng xương không tiêu:

  • Màng xương tự tiêu: Là một loại màng sinh học nhân tạo với chiết xuất chủ yếu từ collagen có đặc tính thô, xốp giúp chống viêm nhiễm, lành thương nhanh. Đặc biệt, cấu tạo 3 chiều còn hỗ trợ tái tạo xương tốt hơn. Màng xương này có thể tự tiêu trong khoảng 2 – 3 tháng.
  • Màng xương không tiêu: Là loại màng xương Cellulose, màng PTFE hoặc lưới Titan. Loại màng này tạo khung cực kỳ ổn định và vững chắc, bảo vệ vùng xương cấy ghép khỏi các lực đè nén từ bên ngoài. Nhưng hạn chế của loại màng xương này là sau thời gian tái tạo xương cần phải tiến hành thêm 1 lần phẫu thuật để lấy màng ra ngoài.

Như vậy, những vấn đề về ghép xương răng đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm trồng răng implant:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *