Hỏi: “ Chào bác sĩ! Cấy Implant bao lâu có thể ăn uống lại được thưa bác sĩ? Tôi tìm hiểu thì thấy kỹ thuật này cần tiểu phẫu để đặt trụ răng giả vào xương hàm, thời gian chờ tích hợp cũng khá dài nên hơi lo. Mong bác sĩ tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn! ” – (Diễm My, Quận 2, Tp.HCM)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào Diễm My!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam!
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Cấy ghép Implant là gì? Quy trình cấy Implant?
Cấy ghép Implant là kỹ thuật trồng răng giả hiện đại. Bác sĩ đặt một trụ Titanium vào xương hàm của bệnh nhân. Với thiết kế đặc biệt, chúng có khả năng tích hợp cứng chắc vào xương hàm và hoạt động tương tự như chân răng tự nhiên.
Sau khi bác sĩ phục hình răng sứ lên trên các trụ Implant thông qua khớp nối Abutment, bệnh nhân đã có một chiếc răng giả cố định, đầy đủ thân và chân răng.
Quy trình cấy ghép Implant thường trải qua các bước sau:
Bước 1: Khám, tư vấn
Bác sĩ khám tổng quát sức khỏe răng miệng, giải thích rõ ràng, cụ thể cho bệnh nhân về kỹ thuật cấy ghép Implant, thời gian thực hiện và hiệu quả phục hình.
Bước 2: Chụp phim 3D kiểm tra răng
Đây là một thao tác cơ bản, được thực hiện trong mọi trường hợp cấy ghép Implant. Hình ảnh thu được từ hệ thống này sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán chính xác tình trạng xương hàm của bệnh nhân và lập kế hoạch điều trị phù hợp.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng, gây tê
Bác sĩ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Sau đó, gây tê khu vực can thiệp để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình đặt trụ Implant vào xương hàm.
Bước 4: Đặt trụ Implant vào xương hàm
Bác sĩ khoan xương theo kích thước dựng sẵn, đặt Implant vào đúng vị trí và đóng kín niêm mạc bằng chỉ chuyên dụng (nếu cần thiết).
Bước 5: Tái khám, cắt chỉ và gắn răng tạm
Khoảng 7 – 10 ngày sau khi đặt trụ Implant, bệnh nhân quay lại nha khoa để bác sĩ thăm khám, chụp film kiểm tra tình trạng của trụ Implant, cắt chỉ (nếu có) và gắn răng tạm để đảm bảo ăn nhai, thẩm mỹ.
Vào các cột mốc 1 tháng, 3 tháng… bệnh nhân nên đến nha khoa để bác sĩ theo dõi quá trình tích hợp của trụ Implant vào xương hàm.
Bước 6: Phục hình răng sứ trên Implant
Sau khi trụ Implant đã tích hợp vào xương hàm, bác sĩ sẽ mở nướu, gắn ốc lành thương (Healling) để hướng dẫn niêm mạc lành theo một đường tròn hoàn hảo, đảm bảo giá trị thẩm mỹ của răng sau phục hình.
Tiếp đến, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ lên trên các trụ Implant thông qua khớp nối Abutment. Lúc này, bệnh nhân đã có một chiếc răng mới, với đầy đủ thân và chân răng.
2. Lợi ích của cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là giải pháp trồng răng giả toàn diện nhất hiện nay, với nhiều ưu điểm nổi bật như:
✓ Về chức năng ăn nhai: Răng Implant là răng giả cố định. Bệnh nhân có thể ăn nhai cứng chắc như răng thật, kể cả thức ăn dai cứng.
✓ Về chức năng thẩm mỹ: Hình dáng, màu sắc của răng Implant gần như không có sự khác biệt với răng thật, đảm bảo giá trị thẩm mỹ tối ưu ở mọi tình huống phục hình.
✓ Về khả năng bảo tồn xương hàm: Răng Implant hoạt động tương tự như răng thật, kích thích xương hàm phát triển và duy trì mật độ ổn định.
✓ Về thời gian sử dụng: Sau khi tích hợp vào xương hàm, trụ Implant tồn tại như một phần của cơ thể. Vì thế, răng Implant gần như có thể tồn tại vĩnh viễn trong xương hàm. Bệnh nhân thường chỉ cần thực hiện một lần duy nhất.
✓ Về chăm sóc, vệ sinh: Răng Implant có cấu tạo tương tự như răng thật. Do đó, việc chăm sóc, vệ sinh cũng được thực hiện tương tự.
3. Cấy Implant bao lâu có thể ăn uống lại được?
Sau tiểu phẫu, bệnh nhân có thể ăn uống ngay sau khi thuốc tê hết tác dụng, nhưng cần tránh khu vực vừa đặt trụ Implant.
Trong một vài ngày đầu, bệnh nhân nên ăn thực phẩm mềm, ít sử dụng lực nhai như cháo, soup, sữa… Hạn chế sử dụng thực phẩm cay, nóng, giòn, cứng để tránh làm kích thích các mô. Không sử dụng ống hút. Không khạc nhổ.
Đến khi các mô mềm xung quanh trụ Implant đã lành, ổn định, bệnh nhân có thể ăn uống như bình thường.
4. Sau khi trồng răng Implant thì nên ăn gì?
Bệnh nhân sau khi trồng răng Implant sẽ mất một thời gian để vết thương hồi phục và ăn uống lại như bình thường. Do đó, để hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn thì chế độ ăn uống khoa học cũng rất quan trọng.
Theo đó, bác sĩ có lời khuyên bệnh nhân nên ăn uống các thực phẩm phù hợp như sau:
- Ưu tiên ăn uống các món mềm, loãng dễ nhai nuốt để không cần dùng lực nhai mạnh, không gây ảnh hưởng lên vết thương.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein có từ rau củ, trái cây tươi, thịt, cá, hải sản, trứng,… nhằm giúp thúc đẩy tăng cường đề kháng cho cơ thể, hồi phục nhanh hơn. Chỉ cần chế biến mềm, cắt nhỏ, xay nhuyễn để khi dùng dễ nhai nuốt là được.
- Sau khi ăn nên uống lại nước lọc hoặc súc miệng lại với nước ấm để tránh vụn thức ăn rơi vào vị trí vừa đặt trụ dễ gây viêm nhiễm.
- Bên cạnh đó, mỗi ngày cũng cần duy trì cung cấp đủ nước cho cơ thể từ 1.5 – 2 lít để khoang miệng không bị khô, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn có hại.
5. Sau khi trồng răng Implant thì kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm có thể gây kích thích khiến vết thương sưng đau, lâu lành và dễ viêm nhiễm. Do đó sau cấy ghép Implant cần kiêng dùng các món sau đây:
- Đồ ăn cay nóng, các món chiên rán, nhiều dầu mỡ, món quá chua.
- Không dùng các món quá dai, cứng, thực phẩm giòn có nhiều mảnh vụn.
- Tuyệt đối không sử dụng bia rượu, cà phê, thuốc lá ít nhất 2 tuần sau cấy ghép để tránh nguy cơ nhiễm trùng, đào thải trụ có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến kết quả phục hình.
- Tránh dùng đồ ngọt nhiều đường, các món có tính axit cao, không uống nước có gas.
6. Những lưu ý cần biết sau khi trồng răng Implant
Bên cạnh chú ý trong vấn đề ăn uống bệnh nhân sau khi trồng răng Implant cũng phải tuân thủ chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn sau đây:
- Cắn chặt bông gạc trong 30 – 60 phút giúp cầm máu. Nếu sau thời gian này vẫn còn chảy máu có thể thay miếng gạc mới để dùng cho đến khi ngưng chảy máu.
- Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và thời gian theo quy định. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Những ngày đầu có thể áp dụng chườm lạnh bên ngoài vùng má tại vị trí vừa cấy ghép để giảm đau và chườm ấm vào những ngày tiếp theo giúp giảm sưng, tan tụ máu bầm nhanh hơn.
- Đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải mềm, tránh chạm vào vùng mới cấy ghép. Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn thừa ở kẽ răng.
- Không súc miệng bằng nước muối hay bất kỳ dung dịch nào khác. Thay vào đó nên dùng nước ấm để súc miệng sẽ giúp khoang miệng cảm thấy dễ chịu hơn.
- Khi chải răng cũng cần chải sạch cả vùng lưỡi sau đó để hạn chế tích tụ mảng bám, vi khuẩn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh làm các công việc nặng nhọc quá sức.
- Không được dùng tay, lưỡi hay bất cứ vật dụng nào để chạm vào vết thương. Tránh khạc nhổ, hắt hơi mạnh, không mút chép miệng.
- Sau khoảng 1 tuần bệnh nhân sẽ quay lại nha khoa để cắt chỉ theo lịch hẹn của bác sĩ (nếu có).
- Bên cạnh đó cần tuân thủ tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi sự tích hợp giữa trụ Implant với xương hàm nhằm đảm bảo quá trình phục hình diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin gửi đến bạn Diễm My về vấn đề “Cấy Implant bao lâu có thể ăn uống lại được?“. Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể tham khảo các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm trồng răng implant:
- Trồng răng implant
- Mất răng lâu năm có trồng được không?
- Bị mất răng nhai nên làm cầu răng sứ hay trồng implant?
- Sau khi cấy ghép răng implant cần kiêng gì?
- Làm răng giả tháo lắp trên implant có tốt không?
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?