Mang Thai Có Trồng Răng Implant Được Không?

Mang thai có trồng răng Implant được không? Một số trường hợp được các chuyên gia khuyến cáo là không thể thực hiện phẫu thuật trồng răng Implant được.

Phụ nữ mang thai có trồng răng implant được không

Trồng răng Implant được xem là một phát minh tối ưu trong lĩnh vực phục hồi răng đã mất cho đến hiện nay bằng những ưu điểm vượt trội của mình.

Răng Implant không chỉ phục hồi lại tính thẩm mỹ tuyệt đối cho hàm răng, mà còn giúp cho việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn so với các loại răng giả khác.

Không những thế, răng Implant không gây tổn hại đến răng thật ở xung quanh; tránh được tình trạng tiêu xương hàm… nên được khá nhiều người yêu thích.

Trồng răng Implant được xem là một phương pháp trồng răng tối ưu nhất hiện nay, phù hợp với khá nhiều lứa tuổi cũng như một số tình trạng răng miệng khác nhau mà các phương pháp trồng răng khác vẫn còn bị hạn chế.

Cấy ghép Implant có thất bại không-1
Phương pháp trồng răng Implant

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số trường hợp được các chuyên gia khuyến cáo là không thể thực hiện phẫu thuật trồng răng Implant được.

Trường hợp phụ nữ khi mang thai có trồng răng Implant được không cũng là một trong những nổi lo lắng của chị em phụ nữ khi có nhu cầu phục hồi lại răng.

1. Vì sao cần phải trồng lại răng đã mất?

Nhiều người luôn cho rằng việc mất răng là một vấn đề bình thường, không gây ra ảnh hưởng gì cho sức khỏe cơ thể, nhưng đây thực sự là một nhận định hoàn toàn không đúng vì mất răng gây ra nhiều hậu quả hơn các bạn tưởng tượng:

– Việc mất răng sẽ làm giảm đi tính thẩm mỹ của cả hàm răng và nụ cười chính là điều mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường trước tiên.

– Ảnh hưởng tiếp theo mà các bạn có thể cảm nhận được chính sự mất cân bằng trong khả năng ăn nhai.

Đặc biệt nếu răng mất là răng hàm, khi đó lực nhai sẽ bị thiếu hụt và khiến cho quá trình ăn nhai trở nên khó khăn hơn, có thể dẫn đến một số bệnh khác như thoái hóa khớp thái dương hàm, biếng ăn, suy dinh dưỡng, bệnh về đường tiêu hóa…

Mini implant là gì 3
Mất răng gây ảnh hưởng cho cấu trúc khuôn mặt

– Hệ quả nghiêm trọng nhất chính là phần xương hàm bị tiêu hõm đi sau một thời gian mất răng, khiến cho những chiếc răng xung quanh sẽ bị nghiêng ngã, xô lệch về phía khoảng trống mất răng đó. Lâu dần những chiếc răng này cũng sẽ bị lung lay và rụng đi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, khiến cho cấu trúc của toàn hàm răng và khuôn mặt đều bị ảnh hưởng.

2. Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị mất răng?

Phụ nữ mang thai thường dễ mắc một số bệnh lý răng miệng hơn, cụ thể là bệnh sâu răng và viêm nha chu, từ đó làm tăng nguy cơ mất răng. Lý do dẫn đến nguy cơ gia tăng này gồm nhiều yếu tố: sự thay đổi nội tiết tố, ốm nghén, thay đổi thói quen ăn uống,…

  • Sự thay đổi nồng độ progesterone và estrogen có thể dẫn đến tình trạng nướu sưng viêm, chảy máu. Nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiễm trùng, tăng nguy cơ mất răng.
  • Hiện tượng ốm nghén trong quá trình mang thai làm tăng khả năng tiếp xúc axit với men răng. Lượng axit trong miệng vượt quá kiểm soát sẽ tàn phá, xói mòn men răng.
  • Ngoài ra, sự thay đổi về thói quen ăn uống, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột kèm theo đó là chế độ vệ sinh răng miệng kém đều là nguyên nhân mất răng.
Phụ nữ mang thai thường rất mắc bệnh lý răng miệng
Phụ nữ mang thai thường rất mắc bệnh lý răng miệng

3. Mang thai có trồng răng Implant được không?

Thực chất mà nói, việc phụ nữ mang thai thì vẫn có thể thực hiện trồng răng Implant được, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì hầu như các bác sĩ đều khuyên nên trì hoãn việc trồng răng này lại đến một thời điểm phù hợp hơn vì:

  • Để hoàn thiện quá trình trồng răng Implant cần phải mất một khoảng thời gian khá dài (1 – 3 tháng), trong khoảng thời gian này bệnh nhân cần phải đến nha khoa theo đúng lịch trình để bác sĩ kiểm tra khả năng tích hợp của trụ Implant với xương hàm có tốt không, chính vì phải đi lại thường xuyên như thế có thể sẽ khiến cho bệnh nhân mệt mỏi.
  • Đặc biệt, sự lo lắng, hồi hợp của người mẹ trước khi tiến hành phẫu thuật cấy ghép Implant cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến tình trạng của thai nhi.

Với những lý do trên mà bác sĩ khuyên bệnh nhân khi mang thai nên trì hoãn việc trồng răng Implant đến khi sinh em bé xong thì mới nên tiến hành điều trị.

cấy-ghép-implant-cho-phụ-nữ-mang-thai-1
Phụ nữ mang thai nên trì hoãn thời gian trồng răng Implant lại

4. Thời gian tốt nhất để phụ nữ mang thai có thể trồng răng Implant

Thông thường, việc điều trị để trồng răng Implant hoàn thành thì phải mất thời gian từ 1 – 3 tháng từ lúc thực hiện phẫu thuật cấy ghép cho đến lúc hoàn thành phục hình răng sứ lên trên.

Do đó để có thể thực hiện trồng răng Implant được cho phụ nữ mang thai thì tốt nhất các mẹ nên đợi đến khi sinh xong và phục hồi hoàn toàn sức khỏe thì có thể tiến hành trồng răng Implant.

Vì lúc này sức khỏe của mẹ đã được đảm bảo tốt hơn, không còn sợ những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, các mẹ cũng có thể thoải mái hơn trong việc điều chỉnh thời gian đi lại theo kế hoạch điều trị của bác sĩ nha khoa.

cấy-ghép-implant-cho-phụ-nữ-mang-thaicấy-ghép-implant-cho-phụ-nữ-mang-thai
Chỉ nên thực hiện trồng răng Implant khi đã sinh em bé xong

5. Chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai

Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để giữ cho răng và nướu khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai:

Đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và thao tác nhẹ nhàng, tránh chải mạnh tay làm tổn thương nướu.

Bổ sung những thực phẩm lành mạnh bao gồm trái cây, rau quả, sản phầm từ sữa, thịt, trứng, cá, hải sản giúp cả mẹ và bé phát triển khỏe mạnh. Hạn chế đồ ngọt và tránh thực phẩm quá dai cứng.

Hạn chế thực phẩm đồ uống nhiều đường
Hạn chế thực phẩm đồ uống nhiều đường

Đối với những bệnh nhân bị nôn mửa do ốm nghén hoặc trào ngược dạ dày vào cuối thai kỳ, việc sử dụng thuốc kháng axit hoặc súc miệng bằng dung dịch baking soda (1 thìa cà phê baking soda hòa tan trong 1 cốc nước) có thể giúp trung hòa các tác dụng phụ liên quan axit. Lưu ý, bệnh nhân mang thai khi sử dụng thuốc kháng axit cần có chỉ định từ bác sĩ.

Duy trì sức khỏe răng tốt bằng cách thăm khám nha khoa định kỳ 3 tháng/lần. Đồng thời, khi đang chuẩn bị kế hoạch mang thai, bạn cần tiến hành đánh giá sức khỏe răng miệng để sớm điều trị dứt điểm bệnh lý (nếu có).

Thăm khám răng định kỳ giúp kiểm soát sức khỏe răng miệng tốt hơn
Thăm khám răng định kỳ giúp kiểm soát sức khỏe răng miệng tốt hơn

Tất cả những tác động trên răng miệng đều được các bác sĩ cân nhắc cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và em bé. Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ trước và trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là chú ý chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng hơn trong thời gian này.

Xem thêm trồng răng implant:

Xem thêm răng miệng bà bầu:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *