Đang cho con bú có nhổ răng được không là nỗi lo của các bà mẹ khi mắc bệnh lý về răng mà không thể nào chịu đựng được, không thể giữ lại chiếc răng đó nữa.
Thông thường, bác sĩ chỉ định nhổ răng đối với các trường hợp:
– Răng bị sâu không thể tái tạo được, không thể cắn hay nghiền nát thức ăn.
– Răng bị viêm nha chu quá nặng, bị tiêu xương nhiều.
– Tủy răng bị viêm có biến chứng.
– Răng sữa đến hạn rụng, đã có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.
– Răng mọc ngầm, mọc lệch (răng khôn) gây biến chứng.
– Răng bị nhiễm khuẩn.
Nhổ răng được chỉ định cuối cùng khi chiếc răng đó không thể bảo tồn được, tuy nhiên không phải lúc nào cũng sẽ được thực hiện ngay. Đặc biệt đối với trường hợp đang cho con bú có nhổ răng được không là một trong những vấn đề vô cùng nhạy cảm vì các mẹ luôn sợ rằng thuốc tê trong quá trình nhổ răng có thể ảnh hưởng đến trẻ thông qua sữa mẹ.
Riêng phụ nữ trong giai đoạn này khá nhạy cảm chỉ nên thực hiện khi vùng răng nhiễm khuẩn nặng, gây ra những cơn đau nhức, ê ẩm tác động đến sức khỏe, hoạt động ăn uống hàng ngày mà việc kiềm chế, kiểm soát cơn đau không còn hiệu quả nữa.
Trong các hoạt động điều trị nha khoa, khi nhổ răng cần thiết phải có tiêm thuốc tê nhằm giảm đau cho bệnh nhân, tuy nhiên lượng thuốc tê này vô cùng nhỏ, nó sẽ nhanh chóng tan hết sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cho bé.
Vì vậy, nhổ răng khi đang cho con bú có thể thực hiện bình thường nhưng với trường hợp người mẹ phải có sức khỏe ổn định, không mắc phải các bệnh lý như:
– Bệnh cấp tính như viêm miệng, viêm nướu, viêm quanh cuống răng, viêm quanh thân răng nên đợi hết giai đoạn cấp tính mới nhổ vì dễ gây nhiễm trùng lan rộng, không nhổ các răng cối hàm trên.
– Khi chị em đang mắc các bệnh như rối loạn về tim mạch, tiểu đường, dị ứng cần phải có ý kiến của bác sĩ điều trị chuyên khoa.
– Khi người mẹ mắc các bệnh tâm thần, động kinh phải cho dùng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng.
Thông thường, sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm kháng sinh, giảm đau chống sưng giúp mẹ ngăn các cơn đau sau khi hết thuốc tê. Vì thế cần trao đổi cho bác sĩ biết rằng bạn đang trong thời kỳ cho con bú để bác sĩ chọn loại thuốc phù hợp.
Nếu lo ngại ảnh hưởng của thuốc có thể truyền qua sữa mẹ thì trước khi đi nhổ răng mẹ nên trữ trước sữa mẹ bảo quản lạnh cho bé dùng lúc mới nhổ răng xong (chưa cho bé bú ngay mà dùng sữa này). Thêm nữa sau 8-12 tiếng sau khi nhổ răng mới cho bé bú trực tiếp và bỏ cữ sữa mẹ đầu tiên.
Không chỉ phụ nữ sau sinh mà phụ nữ đang mang thai cần đặc biệt chú ý khi nhổ răng, tuyệt đối không được nhổ răng tại nhà mà phải có sự thăm khám, chỉ định cụ thể của bác sĩ nếu không sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ.
Nhổ răng tuy chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, nhưng nhổ răng khi đang cho con bú sẽ liên quan đến cả sức khỏe của người mẹ, sự phát triển của em bé vì thế các mẹ cần chú ý lựa chọn một nha khoa nhổ răng uy tín để có thể trao đổi cẩn thận với bác sĩ điều trị cũng như quá trình nhổ răng được diễn ra một cách an toàn nhất.
Tại Nha Khoa Đông Nam, các bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám tư vấn chi tiết về tình huống răng miệng của bản thân. Cách chăm sóc an toàn, thông tin cần thiết cho mẹ quá trình cho con bú cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe trong suốt quá trình nhổ răng.
Vậy câu hỏi đang cho con bú có nhổ răng được không? đã được nha khoa chúng tôi giải đáp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nhổ răng, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nhổ răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu tiền?
- Bảng giá nhổ răng không đau tại Nha Khoa Đông Nam
- Răng số 8 mọc lệch
- Mẻ răng khôn có cần phục hình không?
- Viêm tủy răng có nên nhổ bỏ?
Xem thêm răng miệng sau sinh:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?