Đang mang thai có niềng răng được không là một trong những băn khoăn của các mẹ bầu khi có nhu cầu niềng răng chỉnh nha. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau:
Tình trạng răng mọc không đều, không thẩm mỹ sẽ khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt ở phái nữ nên niềng răng chỉnh nha là một giải pháp khắc phục rất được chú ý.
Nhưng vì thời gian niềng răng khá dài và tính thẩm mỹ khi niềng răng không cao, nên nhiều phụ nữ muốn kết hợp thời gian nghỉ ngơi khi mang thai để thực hiện niềng răng chỉnh nha. Tuy nhiên, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ, hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện nhé!
I. Đang mang thai có niềng răng được không?
Niềng răng giúp nắn chỉnh lại những khuyết điểm của hàm răng như hô móm, răng mọc lộn xộn, lệch lạc, răng thưa… bằng cách sử dụng những khí cụ chuyên biệt để gắn vào mặt ngoài răng, sử dụng lực kéo phù hợp giúp dịch chuyển răng trở về vị trí mong muốn, hàm răng có được sự sắp xếp đều đặn, làm tăng tính thẩm mỹ hàm răng và nụ cười của bạn.
Về bản chất, niềng răng chỉ tác động ở bên ngoài bề mặt răng, không cần phải sử dụng thêm thuốc gì khác nên niềng răng khi đang mang thai hoàn toàn có thể thực hiện được bình thường mà không làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ.
Tuy nhiên, trên thực tế niềng răng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe dinh dưỡng của mẹ bầu và thai nhi. Nếu có thể, nên dời thời gian niềng răng sau khi sinh em bé là tốt nhất, bởi vì các lý do sau:
- Thời gian niềng răng kéo dài khoảng 1 – 2 năm, niềng răng khi mang thai mặc dù không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi nhưng trong thời gian này, có thể không tiện thăm khám bác sĩ. Như vậy niềng răng sẽ bị gián đoạn, thời gian bị kéo dài.
- Trước khi niềng răng, để xác định chi tiết, rõ ràng tình trạng răng mọc lệch của bạn bác sĩ có thể chỉ định chụp X – Quang răng hoặc phim CT về xương hàm, nếu đang có thai bạn cần nói trước với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
- Đa số tình huống niềng răng đều phải nhổ răng sử dụng thuốc tê sẽ ảnh hưởng phần nào đến thai nhi, mà bà bầu cũng sẽ bị đau nhức, khó chịu không tốt cho cơ thể.
- Chế độ chăm sóc răng miệng, ăn uống phức tạp, việc kiêng cữ nhiều loại thức ăn gây ra bất tiện cho bà bầu, dinh dưỡng được bổ sung không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai cơ thể người mẹ thay đổi hooc môn nên dễ mắc các bệnh như viêm nướu, sâu răng…bạn cần tái khám định kỳ hàng tháng sẽ giúp bác sĩ phát hiện và điều trị kịp thời cũng như hướng dẫn bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Các mẹ bầu là đối tượng khá nhạy cảm nên các chị em phụ nữ mang thai khi có nhu cầu muốn niềng răng thì cần phải tìm cho mình một địa chỉ nha khoa niềng răng tốt và uy tín nhất, với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để giúp cho việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị trở nên chính xác và an toàn hơn cho bệnh nhân.
II. Đang niềng răng thì mang thai phải làm sao?
Nếu bạn đang niềng răng mà mang thai thì điều đầu tiên cần làm là trao đổi với bác sĩ tình trạng hiện tại để bác sĩ có phương án nắn chỉnh răng phù hợp. Trung bình sau 2-4 tuần bạn phải quay lại Nha Khoa để bác sĩ thăm khám, vệ sinh và thay đổi lực điều chỉnh các mắc cài trên răng.
- Nếu tình trạng sức khỏe không ổn định có thể dừng ngay quá trình niềng răng.
- Nếu sức khỏe của mẹ bầu tốt, được bác sĩ cho phép thì có thể tiếp tục thực hiện niềng răng. Việc nắn chỉnh răng có thể sẽ không gián đoạn cho đến 3 tháng cuối thai kỳ tránh làm ảnh hưởng đến mẹ bầu và bé.
III. Lưu ý niềng răng khi mang thai
Cần thông báo với bác sĩ chỉnh nha về việc bạn đang mang thai để họ có những lưu ý cần thiết, chẳng hạn như việc bạn sẽ phải tránh những loại thuốc giảm đau, gây tê, hoặc đeo nhiều hơn 1 miếng đệm chì ở vùng bụng khi chụp X-Quang.
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể dẫn đến sưng, viêm nướu, ảnh hưởng đến sự di chuyển của răng. Do đó duy trì thói quen vệ sinh răng miệng nghiêm ngặt là điều quan trọng để sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa tốt những bệnh lý răng miệng.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày là điều cần thiết, nhất là những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, C, kali, sắt, magie,… Đồng thời cần hạn chế thực phẩm dai cứng, nhiều đường.
Tuân thủ tất cả các cuộc hẹn nha khoa. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát tình trạng răng miệng của bạn và đưa ra những chỉ định phù hợp trong quá trình niềng răng.
Qua bài tư vấn đang mang thai có niềng răng được không mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ bầu sẽ có được thêm những kiến thức về việc niềng răng chỉnh nha cho mình.
Khi có nhu cầu muốn niềng răng trong giai đoạn mang thai, các mẹ hãy đến trực tiếp trung tâm Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi thăm khám và tư vấn cụ thể hoàn toàn miễn phí. Cũng có thể liên hệ theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất.
Xem thêm niềng răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?