Có rất nhiều trường hợp sau khi niềng răng thì những chiếc răng lại bị chạy đi về lại vị trí ban đầu hoặc khiến răng xô lệch nhiều hơn. Vậy sau khi niềng răng bị chạy là do đâu?
Niềng răng là phương pháp điều chỉnh lại răng, giúp răng trở nên đều đặn và đúng vị trí hơn, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp sau khi niềng răng thì những chiếc răng lại bị chạy đi về lại vị trí ban đầu hoặc khiến răng xô lệch nhiều hơn. Vậy sau khi niềng răng răng bị chạy là do đâu?
Mục Lục
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng bao gồm những mắc cài, dây cung, thun… liên kết với nhau tạo sự dịch chuyển giữa các răng trên cung hàm, nắn chỉnh răng và khớp cắn về đúng vị trí. Hay thun liên hàm có nhiệm vụ tạo lực kéo, giúp răng di chuyển từ từ mà không hề gây đau đớn cho bệnh nhân.
Sau khi gắn mắc cài, theo định kỳ, bác sĩ sẽ siết chỉnh răng cho bạn. Khi đó, hàm răng của bạn có thể bị ê ẩm hoặc đau một đến hai ngày rồi giảm dần và hết đau. Bạn không cần uống thuốc giảm đau hay nghỉ ngơi dài ngày.
Phương pháp niềng răng thường được áp dụng cho một số trường hợp như:
– Răng thưa, hở kẻ.
– Các răng mọc lộn xộn, lệch lạc, chen chúc nhau.
– Tình trạng răng hô, móm, vẩu…
2. Răng bị chạy sau khi niềng răng là do đâu?
Sau khi niềng răng – răng bị “chạy” hoặc trở về lại như đúng vị trí ban đầu thông thường là do tay nghề của bác sĩ chưa cao, nhưng đa phần là do bệnh nhân không sử dụng hàm duy trì hoặc sử dụng sai cách để cố định lại răng khi vừa mới tháo niềng xong.
Hàm duy trì sau khi niềng răng là khí cụ rất quan trọng giúp ổn định nha hàm cho bạn sau khi niềng răng. Vì kết quả sau khi chỉnh nha niềng răng sẽ chưa hoàn toàn ổn định, các mô xương hàm, nướu chưa đạt độ bền vững nhất, có thể bị xô lệch, “chạy” đi nếu gặp các tác động khi cắn, nhai.
Chính vì vậy, sau khi niềng răng để tránh răng bị chạy thì các bạn nên thực hiện đeo hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, giữ cho răng được cố định ở vị trí mới. Sau khi hoàn thành việc mang hàm duy trì thì hiệu quả chỉnh nha niềng răng của bạn mới đảm bảo chắc chắn được.
3. Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng đúng cách như thế nào?
Để đeo hàm duy trì sau khi niềng răng được đúng cách, các bạn cần phải đảm bảo đúng 2 nguyên tắc sau:
– Thời gian mang hàm duy trì:
Sau khi bạn tháo niềng răng, bác sĩ sẽ thực hiện chế tác cho bạn hàm duy trì theo đúng với mẫu dấu hàm của bạn, việc đeo hàm duy trì này được kéo dài cho đến khi bác sĩ nhận thấy xương hàm và răng của bạn đã hoàn toàn cố định và không có nguy cơ bị chạy về vị trí ban đầu nữa thì lúc đó các bạn có thể chấm dứt việc đeo hàm duy trì.
Thời gian đầu khi mới đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, bạn phải đeo liên tục trong 24h. Sau đó thì thời gian mang hàm duy trì sẽ giảm dần theo chỉ định của bác sĩ. Việc mang hàm duy trì có thể kéo dài hay rút ngắn tùy thuộc vào mức độ hoàn thiện răng của bạn.
– Cần vệ sinh sạch sẽ hàm duy trì hàng ngày:
Vì hàm duy trì có thể tháo lắp dễ dàng nên việc vệ sinh hàm duy trì sẽ rất dễ dàng, các bạn nên vệ sinh chúng hàng ngày vì nó là dạng khay kín, nếu không sạch sẽ sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cho hàm răng của các bạn.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “sau khi niềng răng bị chạy là do đâu?”, nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ niềng răng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được trả lời một cách nhanh nhất. Hoặc các bạn có thể đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa phục hình thẩm mỹ răng thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm niềng răng:
Trong thời gian em tháo niềng, lấy dấu răng chờ làm hàm duy trì được 5 ngày thì thấy răng có hiện tượng bị lệch lại như cũ ạ, chỉ mới hơi hơi thôi nhưng khi nhìn vào đã không thấy đều như lúc đeo niềng nữa. Em muốn hỏi là có nhiều trường hợp như em không? Bị như vậy thì phải niềng lại hay vẫn đeo hàm duy trì? Em cảm ơn ạ
Chào bạn, hiện tại nha khoa chưa thấy được hàm răng của bạn nên chưa thể đưa ra nhận định chính xác cho riêng trường hợp của bạn. Thông thường sau khi niềng răng là chúng ta sẽ đeo hàm duy trì để nắn chỉnh cho răng không bị chạy. Khi gặp sự thay đổi bất thường, bạn cứ quay lại nơi mà bạn điều trị để được bác sĩ khắc phục kịp thời bạn nhé.