Đi làm răng bị chảy máu có nhiễm hiv không? – Hiện tượng chảy máu khi đi làm răng là hiện tượng rất thường thấy ở mọi người, không chỉ riêng gì bạn và đương nhiên không thể nào ai đi làm răng về cũng bị lây HIV.
Do đặc điểm của việc điều trị nha khoa gần như đều có hiện tượng chảy máu nên nhiều người luôn e sợ sẽ bị truyền nhiễn HIV trong quá trình điều trị. Đây hoàn toàn là một nỗi lo lắng vô cùng chính đáng vì sức khỏe bản thân của mình. Với câu hỏi Đi làm răng bị chảy máu có nhiễm HIV không?, hãy cùng Nha Khoa Đông Nam tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi này nhé.
Đi làm răng bị chảy máu có nhiễm HIV không?
HIV (human immunodeficiency virus) là virus gây ra hội chứng AIDS. Virus này lây truyền từ người này qua người khác qua đường máu (truyền máu, sử dụng chung kim tiêm có nhiễm HIV) và đường tình dục. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV có thể truyền cho con trong lúc mang thai hoặc lúc sinh cũng như khi cho con bú.
Khi bị lây nhiễm HIV, virus sẽ bắt đầu đi vào cơ thể, sinh sôi nảy nở rồi bắt đầu làm hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu – đó là mục đích chính của loại virus này. Sau đó các vi khuẩn, virus khác sẽ tấn công vào gây ra các bệnh khác. Người bệnh thường tử vong là do các bệnh khác này.
Bệnh nhân HIV sẽ trải qua thời kỳ cửa sổ – nghĩa là thời kỳ không thể phát hiện được bất kỳ triệu chứng nào hay dấu hiệu nào dù cho có xét nghiệm máu chăng nữa.
Sau khoảng 3 tháng, bệnh nhân mới bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng hoặc xét nghiệm máu mới bắt đầu thấy có kết quả. Lưu ý với bạn là trong thời kỳ cửa sổ, bệnh nhân HIV đã có khả năng lây bệnh cho người khác.
** Chảy máu khi làm răng có bị nhiễm HIV không?
Đúng là virus HIV có thể lây qua đường máu, lo ngại của mọi người là có cơ sở. Nhưng đa phần các phòng nha khoa hiện nay đều tuân theo nguyên tắc vô trùng của ngành y tế đề ra, đó là mỗi bệnh nhân phải có 1 khay dụng cụ mới, đặc biệt là những dụng cụ dễ tiếp xúc với máu như kim tiêm, cây cạo vôi, mũi khoan… để các mầm bệnh có trong máu, nước bọt của bệnh nhân này không lây lan cho bệnh nhân khác.
Tất cả dụng cụ sau khi được sử dụng, dù cho có máu hay không đều phải ngâm với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, sau đó phải được chà rửa dưới vòi nước chảy mạnh, tiếp theo là đưa vô lò hấp autoclave để tiệt trùng tất cả vi sinh vật, bào tử có thể có trong dụng cụ, cuối cùng là được đưa vào trong tủ tia cực tím để dự trữ. Với quy trình như vậy thì hầu như khả năng lây nhiễm là cực kỳ thấp, hầu như không có.
** Những điều các bạn nên lưu ý khi đến nha khoa
Khi đến nha khoa bạn thăm khám và điều trị răng miệng, bạn nên lưu ý đến các vấn để sau:
➣ Khi bạn lên ghế điều trị có đổi bộ đồ khám, ly súc miệng, ống hút nước bọt mới cho bạn không?
➣ Ghế máy nha khoa có được vệ sinh sạch sẽ trước khi bạn lên nằm điều trị không?
➣ Dụng cụ kềm, kéo, cây cạo vôi răng… sử dụng cho bạn có phải được để trong bao vô trùng đã đóng kín miệng hay không? (mỗi dụng cụ phải để trong bao riêng, mở miệng bao là mở luôn, không có chuyện mở ra rồi lại dán lại)…
Còn khá nhiều yêu cầu khác nhưng đây là những yêu cầu tối thiểu cần có ở một phòng nha khoa tránh lây nhiễm HIV khi đi làm răng.
Nhân đây cũng xin khuyến cáo với các độc giả rằng khi chọn nơi điều trị nha khoa, điều quan trọng nhất là các bạn nên chọn những phòng nha khoa đáp ứng được những yêu cầu về vệ sinh vô trùng để bảo vệ bản thân và gia đình mình.
Tại Nha Khoa Đông Nam, với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm sẽ hạn chế tối đa việc chảy máu chân răng khi điều trị bệnh lý về răng. Cùng với hệ thống phòng khám sạch sẽ, trang thiết bị được vô trùng tuyệt đối theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, tránh được tình trạng lây nhiễm chéo trong suốt quá trình điều trị.
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?