Điều trị viêm nha chu là phương pháp cần thiết để ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm, mất răng do bệnh gây ra. Vậy điều trị nha chu có đau không? Khi nào cần điều trị nha chu?
I. Khi nào cần điều trị viêm nha chu?
Bệnh nha chu là một tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng của nướu răng, gây tổn thương mô mềm xung quanh răng và xương ổ răng. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến mất răng.
Màu sắc của nướu khỏe mạnh có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng đa phần đều là màu hồng nhạt hoặc hồng đậm và bám chắc vào răng.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, hãy đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Cao răng bám nhiều trên bề mặt răng, dưới nướu
- Nướu răng sưng phồng, phù nề, cảm giác mềm khi chạm vào
- Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc tím sẫm
- Nướu răng nhạy cảm, dễ chảy máu khi gặp các kích thích từ bên ngoài (đánh răng, dùng chỉ nha khoa)
- Hôi miệng nghiêm trọng dù đã chải răng kỹ lưỡng
- Áp xe chân răng, có mủ giữa răng và nướu
- Cảm giác đau khi ăn nhai
- Nướu tụt xuống, khiến răng trông dài hơn bình thường
- Răng bị lung lay
II. Các phương pháp điều trị viêm nha chu
Với sự phát triển của nha khoa hiện đại, có nhiều phương pháp điều trị viêm nha chu hiệu quả, giúp bệnh nhân lấy lại chức năng ăn nhai. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
1. Làm sạch mảng bám và cao răng
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị viêm nha chu. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mảng bám, cao răng bám trên răng và dưới nướu.
Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình cạo vôi răng được thực hiện bằng máy siêu âm hiện đại nên gần như không gây đau đớn cho bệnh nhân.
Độ rung của sóng siêu âm giúp phá vỡ liên kết cao răng ngay cả ở những vị trí khó tiếp cận (kẽ răng, dưới nướu) mà không gây ê buốt, khó chịu.
2. Nạo túi nha chu
Trong trường hợp tình trạng viêm nhiễm đã lan rộng, tạo thành các túi nha chu sưng phồng, tùy theo vị trí của ổ mủ và độ khó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị tương ứng, thường là nạo mủ, làm sạch gốc răng và rạch áp xe răng.
Điều này giúp giảm độ sâu của túi nha chu, tạo điều kiện cho việc vệ sinh răng miệng tốt hơn, giúp nướu khôi phục lại trạng thái khỏe mạnh.
3. Điều trị phẫu thuật
Nếu răng có dấu hiệu lung lay nhẹ, tùy vào mức độ tổn thương của nướu và xương ổ răng, các thủ thuật ghép nướu và ghép xương sẽ được thực hiện để hỗ trợ cho sự phục hồi, giúp răng vững chắc trên cung hàm.
Với những trường hợp nhiễm trùng nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, dung dịch súc miệng chuyên biệt giúp bệnh phục hồi nhanh hơn.
Trường hợp tổ chức nha chu bị tổn thương quá nặng, mất hoàn toàn khả năng lưu giữ răng, bác sĩ có thể sẽ phải nhổ bỏ răng để làm sạch ổ mủ và giảm đau đớn cho bệnh nhân.
III. Điều trị nha chu có đau không?
Như đã phân tích ở trên, có nhiều phương pháp điều trị viêm nha chu, do đó việc điều trị nha chu có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
1. Mức độ nghiêm trọng của bệnh
Bệnh viêm nha chu ở giai đoạn ban đầu thường được điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng nên không gây cảm giác đau.
Với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng hơn, cần thực hiện các thủ thuật phức tạp như nạo vét túi nha chu, ghép xương, ghép nướu, bác sĩ đã gây tê trước khi thực hiện nên bạn sẽ không cảm thấy đau. Đồng thời, bác sĩ còn kê thêm thuốc kháng sinh, giảm đau trong trường hợp cần thiết nên sau khi hết thuốc tê, bạn cũng không quá khó chịu.
2. Mức độ chịu đau của mỗi người
Mỗi người có một ngưỡng chịu đau khác nhau. Có người cảm thấy hơi khó chịu trong khi người khác lại không cảm thấy gì.
IV. Chi phí điều trị nha chu
Bằng cách tập trung vào nguyên nhân gây bệnh, kết hợp với trang thiết bị y tế tiên tiến, đội ngũ bác sĩ hàng đầu tại Nha khoa Đông Nam lên phác đồ điều trị tối ưu cho từng cá nhân, giúp loại bỏ hoàn toàn viêm nha chu và lấy lại hàm răng chắc khỏe cho bệnh nhân.
Chi phí điều trị bệnh nha chu tại Nha khoa Đông Nam phụ thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của bệnh nhân, chi tiết được thể hiện trong bảng sau:
ĐIỀU TRỊ NHA CHU | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Cạo vôi răng + Đánh bóng | 400.000 VNĐ | 2 Hàm |
Điều trị nha chu 1R | 1.000.000 VNĐ | 1 Răng |
Điều trị nha chu 1 cụm | 2.000.000 VNĐ | 1 Cụm |
Điều trị nha chu 1 hàm | 6.000.000 VNĐ | 1 Hàm |
Điều trị nha chu 2 hàm | 10.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Rạch áp xe | 500.000 VNĐ | 1 Ca |
Nạo nang – Mổ khối u | 2.000.000 VNĐ | 1 Ca |
V. Phòng ngừa bệnh nha chu
Vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý nha chu cũng như các bệnh lý răng miệng khác.
- Để làm sạch răng, bạn cần thực hiện đầy đủ hai bước: đánh răng bằng kem đánh răng có fluor và dùng chỉ nha khoa.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
- Hạn chế thức ăn có hàm lượng đường cao, thức ăn nhiều tinh bột. Thay vào đó ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, nước ngọt có gas.
- Khám răng, cạo vôi răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
Điều trị nha chu có đau không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngưỡng chịu đau của mỗi người. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?