Viêm lợi trùm có mủ là bệnh lý răng miệng liên quan đến sự phát triển răng khôn của người trưởng thành. Trường hợp không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về viêm lợi trùm có mủ là gì, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
Mục Lục
Sưng nướu răng trong cùng có mủ là bị bệnh gì?
Hiện tượng sưng nướu răng trong cùng thường là triệu chứng phổ biến của một số bệnh lý dưới đây:
1. Mọc răng khôn
Nếu gặp tình trạng đau nhức và phần lợi bị sưng ở vị trí cuối cùng trên cung hàm thì rất có thể bạn đang mọc răng khôn.
Vì răng khôn thường chỉ mọc trong giai đoạn trưởng thành, tức độ tuổi từ 17 – 25. Lúc này xương hàm và răng đã đạt đến mức gần như hoàn thiện.
Sự xuất hiện của răng khôn lúc này sẽ dễ rơi vào tình trạng mọc ngầm, mọc lệch, xâm lấn răng bên cạnh do không đủ không gian. Từ đó, dẫn đến hiện tượng đau nhức, sưng viêm, thậm chí là tụ mủ.
2. Viêm nướu, viêm nha chu
Mảng bám vôi răng hình thành quá nhiều, lâu ngày không được làm sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra hiện tượng viêm nhiễm vùng nướu, sưng đau nhức, thời gian dài dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, tiêu xương hàm.
Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng mà viêm nướu còn là tác nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, sinh non ở phụ nữ mang thai,…
Nguyên nhân khiến răng khôn bị sưng và có mủ
Răng khôn là tên gọi trong nhân gian của răng hàm thứ ba hay răng số 8. Chúng là những chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng của mỗi người, thường xuất hiện vào độ tuổi 17 – 25.
Trường hợp mọc răng khôn khá đa dạng. Chúng có thể phát triển đầy đủ như các răng khác hoặc chỉ trồi lên một phần. Một số người có thể không bao giờ nhìn thấy chiếc răng khôn của mình do chúng mọc ngầm trong xương hàm hoặc hoàn toàn không có răng khôn.
Tình trạng răng khôn bị sưng và có mủ thường xảy ra do những nguyên nhân sau:
1. Viêm lợi trùm
Là bệnh lý rất thường gặp khi bệnh nhân mọc răng khôn. Lúc này, phần lợi sẽ trùm lên bề mặt răng khôn và tạo thành các khe rãnh.
Quá trình ăn uống và sinh hoạt khiến vụn thức ăn dính giắt vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Thời gian càng lâu, lợi sẽ càng sưng to, thậm chí là có mủ.
2. Sâu răng, viêm tủy
Vì nằm ở vị trí trong cùng, rất khó vệ sinh nên răng khôn dễ bị sâu. Trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến tủy răng bị hoại tử, mưng mủ.
3. Thói quen hằng ngày
Bên cạnh đó, thói quen dùng tăm tre nhọn xỉa răng, đánh răng mạnh tay cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng khôn bị sưng và sinh mủ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm lợi trùm có mủ
Thông thường, viêm lợi trùm có mủ sẽ xuất hiện những dấu hiệu nhận biết sau:
Đau nhức: Đây là biểu hiện đầu tiên và điển hình nhất của tình trạng viêm lợi trùm có mủ. Cơn đau có thể xuất hiện liên tục kéo dài ngay cả khi bạn chẳng có bất kỳ tác động vào. Vị trí đau thường nằm ở vị trí mọc răng khôn hoặc cũng có thể là các răng gần kề.
Răng nhạy cảm: Thời điểm này, răng miệng trở nên đặc biệt nhạy cảm khi ăn đồ nóng lạnh, nóng ngọt, thời điểm đánh răng hoặc ở nơi có không khí lạnh.
Nướu sưng và có mủ: Phần nướu trong cùng sưng to, phì đại và có màu đỏ sẫm khác hoàn toàn với màu hồng nhạt của nướu khỏe mạnh. Thậm chí là xuất hiện mủ trắng. Trường hợp ăn nhai lỡ chạm vào vị trí này còn phát sinh hiện tượng chảy mủ.
Hôi miệng: Do phần nướu bên trong tích tụ nhiều vi khuẩn viêm nhiễm, những vi khuẩn này sẽ thực hiện quá trình phân hủy protein tạo ra mùi. Vì thế mà những người bị viêm lợi có mủ thường hơi thở sẽ gây mùi khó chịu. Điều này khiến họ e ngại và trở nên tự ti khi giao tiếp.
Sốt cao: Có nhiều trường hợp do bệnh đã tiến triển nghiêm trọng nên sẽ kèm theo sốt cao, thông thường sẽ trên 38 độ C. Nếu nằm trong hoàn cảnh này, rất có thể phần nướu của bạn đã bị nhiễm trùng nặng, cần đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Sưng má, xuất hiện hạch cổ: Nếu tình trạng sưng viêm lan rộng sẽ kích ứng hạch ở cổ sưng lên. Đồng thời vùng má ở vị trí mọc răng khôn cũng bị sưng to.
Biến chứng nguy hiểm khi có mủ ở răng khôn
Tình trạng có mủ ở răng khôn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Khi tích tụ quá nhiều, ổ mủ ở răng khôn sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh và gây ra những cơn đau dữ dội. Cùng với đó, tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây sưng hạch bạch huyết ngay dưới hàm, thậm chí sưng mặt khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể lây lan sâu hơn vào vùng xương hàm và các khu vực khác của đầu cổ, thậm chí gây nhiễm trùng huyết.
Không chỉ riêng răng khôn, các răng bên cạnh cũng có thể bị ảnh hưởng, gây viêm nhiễm trên diện rộng. Nguy cơ mất răng là rất cao nếu không điều trị kịp thời.
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn trong khoang miệng có thể trôi theo thức ăn vào dạ dày hoặc xâm nhập vào dòng máu thông qua các điểm chảy máu trên nướu răng, đến gây hại cho các cơ quan, hệ cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân của bệnh nhân.
Cách điều trị viêm lợi trùm có mủ
Khi răng khôn có mủ, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, chụp X – Quang để kiểm tra mức độ tổn thương của chiếc răng và các mô xung quanh, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp, tránh ủ bệnh tại nhà.
Trong hầu hết mọi trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để điều trị viêm lợi trùm và ngăn ngừa những biến chứng về sau có thể xảy ra.
Trên thực tế, việc nhổ răng khôn không quá đáng sợ như bạn nghĩ. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê cho bạn. Thuốc tê thường có tác dụng trong 1 – 2 giờ, vì thế bạn gần như không cảm thấy đau nhức, khó chịu trong quá trình nhổ răng.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để tách răng ra khỏi các mô xung quanh, gấp chúng ra ngoài và nạo sạch mủ. Nếu có áp xe răng, kỹ thuật rạch áp xe sẽ được thực hiện. Để hiểu rõ hơn về quy trình nhổ răng khôn, bạn có thể xem đoạn video dưới đây:
Sau khi thực hiện, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng, những việc nên làm và không nên làm, kê đơn thuốc giảm đau (nếu cần thiết).
Không giống như các răng khác trong cung hàm, răng khôn gần như không có vai trò rõ ràng trong việc ăn nhai. Do đó, sau khi nhổ răng khôn, bạn không cần phải trồng lại.
Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng sưng răng khôn có mủ
Khám răng định kỳ được xem là giải pháp tối ưu nhất giúp bạn phòng ngừa được hiện tượng sưng răng khôn có mủ. Thường xuyên thăm khám tại nha khoa không chỉ giúp bạn kiểm soát được các bệnh lý về răng miệng mà còn phát hiện sớm trường hợp mọc răng khôn.
Nhờ đó mà có những biện pháp khắc phục ngay từ đầu để không xảy ra tình trạng viêm nhiễm, gây đau nhức và các biến chứng có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng là cách phòng ngừa hiệu quả.
Mỗi ngày, bạn nên chải răng 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy bằng kem đánh răng có chứa Fluoride. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng và tiêu diệt vi khuẩn.
Hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều đường và axit gây hại cho răng. Ngoài ra, trường hợp đang mọc răng khôn nhưng chưa thể đến nha khoa, bạn có thể dùng những loại thức ăn mềm lỏng để không phải nhai quá nhiều. Bổ sung vitamin A, chất xơ,… hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
Viêm lợi trùm có mủ là bệnh lý nguy hiểm. Do đó ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nhận biết đầu tiên, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu còn thắc mắc nào về bệnh lý viêm lợi trùm có mủ, hãy gọi nha cho Nha Khoa Đông Nam vào số điện thoại 1900 7141 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm nha chu viêm nướu: