khuyến mãi 30/4 - 1/5

Gãy răng hàm còn chân răng khắc phục thế nào?

Hỏi:Chào bác sĩ! Em năm nay 18 tuổi, răng hàm số 6 bị sâu, gãy gần hết thân răng nhưng vẫn còn chân. Trường hợp của em có phải nhổ răng không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp, em xin cảm ơn! ” – Thảo Nguyên, Quận 3, Tp.HCM

Gãy răng hàm còn chân răng khắc phục thế nào?

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI

Chào bạn Thảo Nguyên!

Theo thông tin bạn cung cấp, răng hàm số 6 của bạn bị sâu, gãy gần hết thân răng và vẫn còn chân răng. Trong trường hợp này, thường có hai hướng điều trị:

I. Thế nào là răng bị gãy chỉ còn chân răng?

Một chiếc răng hàm gồm có chân và thân răng. Thân răng là phần mô cứng nằm ở phía trên nướu mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngược lại chân răng là phần nằm bên dưới nướu và bạn không thể nhìn thấy được.

Tình trạng răng hàm bị gãy chỉ còn chân răng nghĩa là toàn bộ phần thân răng bên trên nướu đã bị mất đi vì một nguyên nhân nào đó, có thể là sâu răng lâu ngày không điều trị hoặc sứt mẻ do chấn thương, tai nạn.

Gãy răng hàm chỉ còn chân răng
Gãy răng hàm chỉ còn chân răng

II. Biến chứng khi răng bị gãy chỉ còn chân răng

Răng hàm gãy chỉ còn chân răng nếu không sớm can thiệp điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng sau:

1. Suy giảm chức năng ăn nhai

Răng hàm là nhóm răng giữ vai trò ăn nhai cực kỳ quan trọng. Do đó, khi bị gãy mất thân răng, lực nhai sụt giảm, thức ăn không được nghiền nhuyễn trước khi đưa xuống dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

2. Đau nhức khó chịu

Việc mất nhiều mô răng sẽ làm lộ ngà răng và tủy răng ra ngoài. Lúc này răng rất dễ bị kích thích trước nhiệt độ và thức ăn, gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Gãy răng hàm gây đau nhức khó chịu
Gãy răng hàm gây đau nhức khó chịu

3. Hôi miệng

Răng hàm bị gãy, vỡ hình thành những hốc nhỏ lưu giữ thức ăn gây hôi miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày.

4. Viêm nhiễm tủy răng, vùng chóp

Mô răng đang trong tình trạng mở tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào tủy răng. Lúc này ống tủy chứa đầy vi khuẩn, chúng sẽ tiếp tục lan xuống vùng chóp răng gây nhiễm trùng, hình thành ổ áp xe. Nhiễm trùng vùng chóp lan rộng gây viêm xương hàm, tạo nang to phá hủy xương hàm, tổn thương dây thần kinh, mạch máu,…

Nhiễm trùng răng hình thành ổ áp-xe
Nhiễm trùng răng hình thành ổ áp-xe

5. Ảnh hưởng các răng xung quanh

Ổ nhiễm trùng có khả năng lan rộng đến các vùng xung quanh khiến răng kế cận cũng có nguy cơ viêm tủy, nhiễm trùng, thậm chí là lung lay và gãy rụng.

II. Răng hàm bị gãy còn chân răng xử lý thế nào?

Tùy vào mức độ tổn thương của răng hàm mà bác sĩ sẽ có những chỉ định xử lý phù hợp, mang lại kết quả tối ưu cho bệnh nhân. Thông thường, răng hàm bị gãy có thể khắc phục bằng các phương pháp sau:

1. Phục hình răng bằng giải pháp bọc răng sứ

Nếu chân răng vẫn còn cứng chắc, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng, kể cả tủy răng nếu chúng bị viêm nhiễm. Sau đó khôi phục lại hình dáng răng bằng kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ.

Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài chiếc răng hàm bị gãy theo một tỷ lệ nhất định, sau đó bọc mão sứ được thiết kế theo dấu hàm của bệnh nhân lên trên.

Mô phỏng phương pháp bọc răng sứ
Mô phỏng phương pháp bọc răng sứ

Mão sứ có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật, độ bền chắc tốt, giúp khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng. Đặc biệt, chúng còn giúp bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài, giữ răng lâu hơn trên cung hàm.

Trường hợp phần răng còn lại quá ít, bác sĩ có thể phải can thiệp tăng kích thước răng thật bằng cách gắn thêm cùi giả. Nếu răng sau chữa tủy quá yếu, bác sĩ sẽ chỉ định đóng chốt răng để giúp chúng cứng chắc hơn.

Bọc răng sứ giúp khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng
Bọc răng sứ giúp khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng

2. Nhổ răng và trồng lại răng mới

Nếu chân và các mô xung quanh răng bị tổn thương quá nặng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng.

Tại Nha khoa Đông Nam, dịch vụ nhổ răng được thực hiện bằng công nghệ siêu âm hiện đại. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị siêu âm để tách răng ra khỏi các mô xung quanh, sau đó gắp chúng ra ngoài.

Nhờ đó, quá trình thực hiện diễn ra khá nhanh chóng, ít chảy máu và ít sang chấn hơn so với nhổ răng bằng các kỹ thuật truyền thống, vết thương cũng nhanh lành hơn.

Sau khi nhổ răng, bạn nên nhanh chóng trồng lại bằng phương pháp phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.

Răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant là 3 phương pháp trồng răng giả phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đối với răng hàm, chiếc răng giữ vai trò ăn nhai chính, cấy ghép Implant được xem là phương pháp trồng răng toàn diện và tối ưu nhất.

Phương pháp cấy ghép Implant
Phương pháp cấy ghép Implant

Bác sĩ sẽ đặt trụ Implant làm bằng Titanium vào xương hàm của bệnh nhân để thay thế cho chân răng thật. Sau đó gắn cố định răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.

Răng Implant không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao mà còn khôi phục sức nhai tương đương 100% so với răng thật, trong khi răng giả tháo lắp chỉ đạt khoảng 30 – 40% và cầu răng sứ là 60 – 70%.

Đặt biệt, cấy ghép Implant còn ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, ưu điểm mà không một phương pháp trồng răng giả nào hiện nay có được.

Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng mất toàn diện nhất
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng mất toàn diện nhất

Trên đây là một số thông tin gửi đến bạn Thảo Nguyên. Để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất, bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để bác sĩ thăm khám, chụp X – Quang răng và tư vấn miễn phí.

Xem thêm gãy răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close