Răng quặp là tình trạng răng miệng không chỉ gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác. Vậy răng quặp là gì? Răng quặp có điều trị được không?
Răng quặp là như thế nào? Hình ảnh răng quặp vào trong
Răng quặp là sự không đều, không ăn khớp giữa các răng với nhau trên cung hàm. Đây còn được xem là một dạng sai lệch khớp cắn.
Răng quặp thường xảy ra ở 2 trường hợp: răng hàm dưới quặp vào trong (còn gọi là hô), răng hàm trên quặp vào trong (còn gọi là móm). Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp một hoặc nhiều chiếc răng bị quặp vào trong so với những chiếc răng còn lại trên cung hàm.
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng quặp có thể xuất phát từ những lý do sau
Nếu gia đình có bố hoặc mẹ gặp tình trạng răng quặp thì còn sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc phải.
Do bẩm sinh xương hàm trên phát triển quá mức so với xương hàm dưới hoặc ngược lại.
Do thói quen xấu trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày như: nghiến răng, mút tay, bặm môi trên thường xuyên,…
2. Hình ảnh răng quặp
Tác hại của răng bị cụp, răng bị quặp vào trong
Răng bị cụp vào trong tưởng chừng chỉ là vấn đề về thẩm mỹ, nhưng ít ai biết răng đây còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Chức năng ăn nhai sụt giảm
Răng bị cụp vào trong sẽ gây ra hiện tượng khớp cắn của hai hàm không khớp với nhau. Từ đó, khiến quá trình ăn nhai gặp khó khăn.
Cơ hàm sẽ hoạt động nhiều hơn để nghiền nhuyễn thức ăn. Điều này dễ gây co thắt cơ, xuất hiện các cơn đau ở vùng khớp thái dương hàm, thậm chí là đau đầu.
Ngoài ra, khi chức năng ăn nhai bị suy giảm đồng thời sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Dạ dày sẽ hoạt động nhiều hơn để nghiền nhuyễn thức ăn. Vì vậy mà nguy cơ cao mắc bệnh đau dạ dày.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng
Tình trạng răng quặp vào trong, không cân đối với các răng gần kề và đối diện trên cung hàm, khiến thức ăn bị dính giắt nhiều. Cùng với đó là quá trình vệ sinh răng miệng gặp khó khăn hơn so với hàm răng đều đặn. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng,…
3. Khuôn mặt mất cân đối
Trong nhiều trường hợp, răng quặp sẽ kéo theo khuôn cằm bị ảnh hưởng, có thể là dài hơn hoặc ngắn hơn so với hàm trên. Từ đó khiến các đường nét trên gương mặt bị mất cân đối, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Nhiều người sẽ cảm thấy tự ti, thậm chí là trở nên mặc cảm, không muốn giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp răng quặp làm cản trở trong giao tiếp hằng ngày do phát âm không tròn vành rõ chữ.
Nhân tướng học răng quặp vào trong
1. Tính cách chung của người răng quặp
Theo nhân tướng học, những người có răng quặp được đánh giá là người khá cầu toàn. Với họ, mọi kế hoạch, vấn đề trong cuộc sống cần được tính toán kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Điều này giúp mọi việc trở nên thuận lợi và ít phát sinh những tình huống bất ngờ.
Song vì tính toán quá chi li nên trong mắt những người xung quanh, họ có tính ki bo.
Chính vì vậy, mặc dù những người răng quặp thường dễ thành công nhưng lại không được lòng của nhiều người.
2. Nam giới răng quặp
Với nam giới, người gặp tình trạng răng quặp thường được đánh giá là người rất giàu tình cảm. Họ sống quá nội tâm nên phần tình cảm này thường thể hiện qua hành động, rất ít khi bằng lời nói.
Đặc biệt, họ còn là người có chí tiến thủ cao, luôn cố gắng hết mình vì công việc và không dễ dàng bỏ cuộc mỗi khi gặp khó khăn.
Có thể nói, những người này rất biết lên kế hoạch và sắp xếp công việc hằng ngày. Đồng thời cũng vạch ra mức chi tiêu hợp lý. Điều này dần hình thành tính ki bo.
3. Đàn bà răng quặp
Đàn bà răng quặp cũng được nhận xét là người có lối sống thiên về nội tâm, rất ít khi nói ra suy nghĩ trong lòng. Điều này dẫn đến những buồn phiền, lo lắng trong cuộc sống.
Đặc biệt, phụ nữ răng quặp còn hay ghen tuông vô cớ nên khiến người yêu, bạn đời mệt mỏi, chán nản. Đây là lý do để xảy ra những cuộc cãi vã.
Ngoài ra, vì luôn tính toán chi li, thiệt hơn trong cuộc sống nên không được lòng của những người xung quanh. Con đường sự nghiệp cũng vì đó mà trở nên bình bình, không quá thành công.
4. Tình duyên của những người sở hữu răng quặp
Vì tính cách chung của những người răng quặp đều thiên về lối sống nội tâm, không hào phóng trong cách nhìn nhận sự việc và cả chi tiêu hằng ngày nên thường không được bạn khác phái chú ý.
Vì vậy mà trong chuyện tình duyên có phần lận đận, kém may mắn. Đặc biệt, vì tính tình hay đa nghi, thiếu niềm tin vào đối phương mà gia đình hay bất hòa, cuộc sống hôn nhân chẳng mấy vui vẻ.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách nhìn đứng từ góc độ nhân tướng học. Bộ môn dùng kỹ năng quan sát con người và trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm trong thời gian dài để đưa ra những nhận định chủ quan và bao quát.
Chính vì vậy mà chúng chỉ có thể đúng ở một vài người và một vài trường hợp nhất định. Không có tính chính xác tuyệt đối với mọi trường hợp.
Do đó mà những nhận định về người có răng quặp theo nhân tướng học trên bài viết cũng chỉ mang tính tham khảo, không thể đánh giá và nhận định chính xác tính cách của người đó chỉ qua hình dáng bên ngoài.
Răng quặp vào trong dưới góc nhìn thẩm mỹ
Về yếu tố thẩm mỹ, người răng quặp thường được nhận xét là ngoại hình chỉ đạt mức trung bình. Vì răng quặp sẽ khiến nụ cười của bạn trở nên thiếu thu hút, thậm chí là kém duyên. Một hàm răng đều đẹp, trắng sáng với khớp cắn hoàn hảo bao giờ cũng gây ấn tượng với người đối diện.
Bên cạnh đó, ở góc nhìn của các chuyên gia, hiện tượng răng quặp còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác. Vì vậy, cần tiến hành điều trị sớm để mang lại khớp cắn hoàn hảo hơn. Đảm bảo khả năng ăn nhai và không tạo thêm gánh nặng cho các bộ phận tiêu hóa.
Chữa răng quặp vào trong như thế nào?
Ngày nay, nhờ vào kỹ thuật nha khoa hiện đại mà người gặp tình trạng răng quặp hoàn toàn có thể khắc phục. Các phương pháp phục hình răng bị quặp thường được chỉ định là bọc sứ, niềng răng.
1. Chữa răng quặp bằng bọc răng sứ
Bọc răng sứ là quá trình mà bác sĩ sẽ mài đi lớp răng thật bên ngoài theo tỉ lệ phù hợp. Sau đó gắn cố định mão răng sứ phục hình lên trên với hình dáng, kích thước và màu sắc phù hợp.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện tương đối ngắn, chỉ mất khoảng từ 2 – 4 ngày bạn đã có được hàm răng đều tắp, khắc phục được tình trạng quặp.
Mão sứ này có độ bền chắc như răng thật nên đảm bảo khả năng ăn nhai tốt. Tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm. Trong trường hợp lựa chọn loại răng toàn sứ cao cấp kết hợp với chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, răng sứ có thể sử dụng lên đến 20 năm, thậm chí là trọn đời.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ áp dụng với những trường hợp răng quặp nhẹ. Với những trường hợp răng quặp nặng hơn, kèm theo các răng còn lại bị lộn xộn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp niềng răng.
Ngoài ra, vì bọc răng sứ thẩm mỹ bắt buộc phải mài răng thật nên nhiều bệnh nhân sẽ có tâm lý e dè, lo sợ.
Điều này bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Vì tại các nha khoa uy tín, bác sĩ đều đã có nhiều năm kinh nghiệm bọc răng sứ, sẽ canh chỉnh tỉ lệ mài sao cho phù hợp nhất, không xâm lấn quá nhiều đến cấu trúc răng thật của bạn.
2. Niềng răng quặp
Niềng răng là một kỹ thuật nha khoa mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc chỉnh sửa các khuyết điểm của hàm răng như hô, móm, lệch lạc… Sau khi thực hiện, bệnh nhân sẽ có được một hàm răng thẳng đều như ý.
Để khắc phục tình trạng răng cửa bị quặp vào trong, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chỉnh nha chuyên dụng, thường là dây cung và mắc cài để tạo ra lực kéo tác động lên răng, giúp chúng dịch chuyển về vị trí mong muốn.
Với những tình trạng răng cửa bị quặp thì chỉnh nha niềng răng bằng mắc cài tự buộc được xem là giáp pháp tối ưu nhất.
Nhờ vào lực kéo chỉnh mạnh mẽ và linh hoạt, niềng răng bằng mắc cài tự buộc sẽ giúp cho các răng dịch chuyển về vị trí mong muốn trong thời gian ngắn nhất mà không tác động tiêu cực đến răng và xương hàm.
Bên cạnh đó, nhờ vào việc sử dụng hệ thống nắp trượt thông minh thay cho dây thun, lực ma sát tác động lên răng cũng được giảm đến mức tối đa, giúp giảm cảm giác ê buốt, khó chịu cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, phương pháp này lại tốn nhiều thời gian, thường sẽ mất từ 12 – 36 tháng. Khoảng thời gian này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ răng quặp của bệnh nhân.
Nếu phương pháp niềng răng được áp dụng cho nhóm tuổi từ 12 – 15 tuổi thì thời gian thường chỉ mất khoảng 12 – 24 tháng. Vì lúc này xương hàm của trẻ còn mềm và dễ nắn.
Trường hợp ngoài nhóm tuổi này, bạn vẫn có thể niềng răng, nhưng thời gian sẽ dài, khoảng từ 30 – 36 tháng. Vì xương hàm đã ổn định và cứng chắc, rất khó để nắn chỉnh. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt răng để mang lại kết quả phục hình như mong muốn.
Răng quặp là tình trạng răng không quá hiếm gặp và hoàn toàn có thể khắc phục bằng các giải pháp nha khoa. Tuy nhiên, để biết tình trạng răng của mình có thể áp dụng phương pháp nào thì cần đến nha khoa uy tín để được thăm khám.
Nếu còn thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.
Xem thêm thẩm mỹ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?