Mang thai là một giai đoạn quan trọng của người phụ nữ. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng vô cùng vất vả. Ngoài các mối lo ngại phổ biến thông thường như ốm nghén, mệt mỏi và thường xuyên thay đổi tâm trạng, bệnh hôi miệng khi mang thai cũng là 1 vấn đề lớn gây khó chịu cho chính bệnh nhân và cả những người xung quanh.
Nếu người bình thường có thể dễ dàng khắc phục căn bệnh này thì phụ nữ mang thai lại càng cần phải cẩn thận hơn trong phương pháp điều trị sao cho hiệu quả mà an toàn nhất. Sau đây là nguyên nhân và phương hướng giải quyết vấn đề này dành riêng cho chị em phụ nữ đang mang thai.
1. Hôi miệng khi mang thai có bình thường không?
Mang thai chắc chắn là khoảng thời gian vô cùng thú vị và ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nhưng đồng thời nó cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, ốm nghén, tâm trạng thất thường,… và bạn cũng phải đối mặt với chứng hôi miệng.
Sự biến động trong quá trình sản xuất progesterone và estrogen có thể làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên răng. Vi khuẩn trong mảng bám tạo ra lưu huỳnh gây hôi miệng.
Tình trạng ốm nghén, nôn mửa khi mang thai khiến bạn không muốn ăn uống bất cứ thứ gì, từ đó làm tình trạng khô miệng trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến chứng hôi miệng. Vì vậy mà hôi miệng khi mang thai là triệu chứng hết sức bình thường.
2. Triệu chứng hôi miệng khi mang thai
Hôi miệng khi mang có thể xuất hiện một vài triệu chứng đi kèm sau:
- Nướu sưng đỏ, chảy máu.
- Lưỡi đóng bợn trắng.
- Đắng miệng.
- Cảm giác có vị kim loại trong miệng.
- Thường xuyên khô miệng.
3. Nguyên nhân phụ nữ mang thai thường bị hôi miệng
Để có thể giải quyết triệt để bệnh hôi miệng, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở phụ nữ mang thai. Nhìn chung, phụ nữ mang thai thường có mùi hôi hơi thở do:
- Hệ miễn dịch giảm, vi khuẩn dễ xâm nhập, tăng nguy cơ viêm lợi làm hơi thở có mùi hôi.
- Các triệu chứng đi kèm khi mang thai như nôn mửa sẽ để lại mùi hôi trong khoang miệng dù bạn có đánh răng ngay sau đó.
- Cơ thể phụ nữ mang thai thường dễ sinh nhiệt, khoang miệng nóng, sinh vi khuẩn gây hôi miệng.
- Phụ nữ mang thai thường chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, nếu không có phương pháp vệ sinh răng miệng hợp lý sẽ bị hôi miệng do mảng bám thức ăn.
- Nội tiết tố thay đổi, cơ thể dễ mất nước làm miệng khô và có mùi hôi.
- Thiếu can-xi.
4. Khi nào nên đi khám
Theo các chuyên gia nha khoa Đông Nam, khi mang thai việc thăm khám và điều trị các vấn đề răng miệng nên được thực hiện vào quý thứ 2 của thai kỳ (từ tuần 13 – tuần 26). Nếu thai phụ xảy ra các tình trạng này cần tới gặp nha khoa để thăm khám:
- Nướu chảy máu, sưng lợi.
- Hơi thở hôi mùi mủ.
- Đau răng, khó chịu khi ăn nhai dai dẳng.
- Sâu răng mới chớm.
- Cảm giác bỏng rát trong khoang miệng.
5. Hôi miệng khi mang thai phải xử lý thế nào?
Tùy vào từng trường hợp cá nhân cụ thể mà bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị hôi miệng khác nhau. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, tránh để thức ăn thừa bám vào răng hay khoang miệng gây mùi hôi.
Ngoài ra, để đối phó với các nguyên nhân gây hôi miệng khi mang thai, chúng ta có thể áp dụng một số cách sau:
✦ Vệ sinh chăm sóc răng miệng
Chải răng bằng bàn chải mềm để không tổn thương lợi.
Dùng nước muối pha loãng hoặc các sản phẩm an toàn được bác sĩ chỉ định để súc miệng sau khi ăn.
Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa.
Đừng quên dụng cụ chải lưỡi sau khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn, ngăn chặn hoạt động của chúng.
✦ Chế độ ăn uống phù hợp
Ăn uống đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu protein và canxi từ nhiều trái cây có hàm lượng axit cao như cam, chanh, quýt, bưởi… Những loại trái cây này vừa giúp bà bầu ăn ngon miệng lại có tác dụng kích thích tuyến nước bọt làm việc, tẩy sạch khoang miệng, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi rất hiệu quả.
Cung cấp đủ lượng nước hàng ngày cho cơ thể.
Tránh xa cà phê, thức ăn cay, đồ ăn nặng mùi như tỏi, hành tây và các đồ uống có đường.
Dùng singum để chữa cháy, đánh bay mùi hôi khi cần thiết.
✦ Áp dụng một số phương pháp dân gian
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến từ nha sĩ và áp dụng 1 số phương pháp chữa hôi miệng dân gian như sau:
- Sắc cây hương nhu để làm nước súc miệng.
- Ngậm chanh ngâm mật ong để làm sạch khoang miệng, tăng khả năng hoạt động cho tuyến nước bọt.
- Đánh răng bằng dầu cây tràm để khử trùng khoang miệng.
- Nhai từ từ 1 thìa hạt thì là sẽ giúp bạn kháng khuẩn đồng thời khử mùi hôi miệng rất tốt.
✦ Điều trị tại nha khoa
Nếu áp dụng các biện pháp dân gian không mang lại hiệu quả, thai phụ cần đến các trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra. Dựa vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc các phương pháp phù hợp, cụ thể:
✦ Hôi miệng do cao răng
Nếu nguyên nhân hôi miệng chủ yếu do cao răng, bác sĩ sẽ áp dụng giải pháp cạo vôi răng để loại bỏ các mảng bám cao răng tích tụ ở chân răng.
✦ Hôi miệng do viêm nướu
Hôi miệng đến từ nguyên nhân viêm nướu, viêm nha chu sẽ cần điều trị dứt điểm, xử lý nướu viêm chứa vi khuẩn. sẽ giảm được tình trạng hôi miệng.
✦ Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc điều trị khô miệng không kê toa như: Biotene products (Laclede), MouthKote (Parnell), XyliMelts (OralCoat),… sẽ được chỉ định tùy vào trường hợp cụ thể.
✦ Cách phòng tránh hôi miệng khi mang thai
Để phòng tránh hôi miệng khi mang thai, bạn nên áp dụng các cách sau đây để cải thiện hơi thở của mình:
✦ Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sau mỗi bữa ăn nhẹ nên làm sạch răng cũng như chải răng đúng cách ít nhất 2 lần. ngày. Cần vệ sinh kỹ ngay cả các kẽ răng mà bàn chải thông thường không làm sạch được.
Thay bàn chải sau 2 – 3 tháng sẽ đảm bảo vệ sinh, tránh bị hôi miệng. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp, có mùi thơm dịu nhẹ giúp sạch khoang miệng, lưu hương thơm lâu dài hơn.
✦ Hạn chế các thực phẩm nặng mùi
Những loại thực phẩm chứa nhiều tinh dầu như tỏi, hành,.. đều để lại mùi rất lâu trong khoang miệng. Để phòng tránh hôi miệng, bạn không nên dùng các thực phẩm này. Nếu có sử dụng cần vệ sinh kỹ càng sau khi ăn, tránh lưu mùi lại trong miệng.
✦ Uống đủ nước
Hãy bổ sung đủ lượng nước trong ngày, nhất là sau các bữa ăn để làm sạch vi khuẩn trong miệng. Nên tránh dùng nước ngọt, vì lượng đường sẽ dễ bám vào răng và nướu gây mùi hôi.
Ở trên là những nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Đây đều là những cách đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên nhờ đến sự tư vấn của nha sĩ. Bệnh hôi miệng dù không đáng ngại về sức khỏe nhưng lại gây nên những tình huống khó xử trong sinh hoạt hằng ngày.
Khi phát hiện hơi thở có mùi hôi, người phụ nữ mang thai cần liên hệ ngay trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra và được điều trị tận gốc. Đừng để căn bệnh này trở thành sự bất tiện làm ảnh hưởng đến tâm trạng khi mang thai của bạn.
Xem thêm hôi miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?