Vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên

Hỏi: Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên và làm thế nào để hết tình trạng này ạ? Em vệ sinh răng miệng rất kĩ, sau khi ăn đều đánh răng nhưng chỉ 1 lúc là miệng lại có mùi hôi. Em là nhân viên văn phòng mà đi làm chẳng dám nói chuyện nhiều với mọi người vì không tự tin. Mong bác sĩ chỉ giúp em cách hết hôi miệng nhanh và hiệu quả nhất ạ!

Vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên
Vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên

Nha Khoa Đông Nam trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Nha Khoa Đông Nam. Chúng tôi rất thông cảm với vấn đề mà bạn đang gặp phải.

– Hôi miệng (hơi thở có mùi hôi) là chứng bệnh phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Hơi thở của chúng ta sẽ có mùi khó chịu vào 1 số thời điểm nhất định nào đó trong ngày.

– Ví dụ như khi vừa thức dậy vào buổi sáng, sau khi ăn xong một món có hương vị nồng hoặc sau khi hút thuốc lá… Đối với những trường hợp này, nguyên nhân gây hôi miệng chính là do sự tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng dẫn đến hơi thở nặng mùi.

– Để giải quyết, chúng ta chỉ cần vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng chỉ nha khoa lấy đi thức ăn thừa ở răng sau khi ăn… là có thể đánh bay mùi hôi. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn, đã đánh răng thường xuyên nhưng vẫn bị hôi miệng thì có thể là do những nguyên nhân sau đây:

Vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên?

1. Cơ thể thiếu nước

Mất nước là 1 trong những nguyên nhân cơ bản gây ra vấn đề hôi miệng nhưng lại bị nhiều người bỏ qua.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, tuyến nước bọt bị hạn chế hoạt động. Nước bọt không tiết ra đủ để tiêu diệt vi khuẩn và nuôi dưỡng tế bào. Vì vậy vi khuẩn sinh sôi còn tế bào chết đi tạo ra hơi thở nặng mùi khó chịu.

Để khắc phục, chúng ta cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, nên uống nước lọc, tránh các loại nước ngọt và hạn chế bia rượu. Ngoài ra, bạn có thể dùng singum để kích thích tuyến nước bọt làm việc nhiều hơn.

vì sao bị hôi miệng
Cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày

2. Dạ dày không khỏe

Nếu bạn bị đau dạ dày, bạn sẽ có các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, hay ợ nóng… Luồng hơi có mùi đi từ dạ dày lên khoang miệng gây ra mùi khó chịu.

Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, các loại nước uống có gas và đồ chiên xào… nhằm hạn chế tối đa tình trạng khó tiêu, đầy hơi của dạ dày. Bạn cũng nên điều trị tận gốc bệnh về dạ dày để miệng không có mùi hôi khó chịu nữa.

hôi miệng dù đã đánh răng
Đau dạ dày cũng là nguyên nhân gây hôi miệng

3. Bị sâu răng

Nhiều người lầm tưởng bệnh sâu răng sẽ gây đau nhức nên nếu không bị nhức răng thì không phải mắc bệnh này. Thực chất, khi bạn cảm thấy nhức răng thì lúc đó bệnh đã nặng, vết răng sâu đã ăn vào tủy.

Mặt khác, sâu răng không chỉ xuất hiện ở mặt ngoài dễ thấy mà còn có thể nằm sâu trong các răng khôn, ở mặt sau hoặc giữa các kẽ răng hàm. Do đó, để đảm bảo răng khỏe mạnh không bị sâu, chúng ta cần khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Nếu răng bị sâu, các vi khuẩn ăn mòn men răng sẽ gây ra mùi khó chịu khiến mùi hôi miệng duy trì mãi không hết dù bạn đã đánh răng trước đó. Nếu có răng sâu, bạn nên trám hoặc bọc răng sứ (tùy tình hình bệnh trạng) để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp thẩm mỹ cho răng. Khi đó, mùi hôi miệng cũng sẽ biến mất hoàn toàn.

đánh răng thường xuyên vẫn hôi miệng
Sâu răng sẽ làm hơi thở có mùi hôi

4. Amidan có sỏi

Sỏi amidan thường xuất hiện ở những bệnh nhân viêm amidan mạn tính. Nếu cổ họng bị đau, khó nuốt thức ăn hay thậm chí cảm thấy vướng víu khi nuốt nước bọt thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám. Sỏi amidan được tạo thành do vi khuẩn tích tụ nên thường nặng mùi làm hơi thở khó ngửi.

Khi mắc bệnh này, bạn nên thực hiện chữa trị theo yêu cầu bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, mọi người cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hay nước súc miệng nha khoa để rửa trôi mảng bám, loại bỏ vi khuẩn, tránh hình thành sỏi amidan.

bị hôi miệng dù đã đánh răng
Sỏi amidan thường nặng mùi làm hơi thở khó ngửi

5. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân chính trên thì tình trạng hôi miệng dù đã đánh răng còn xuất phát từ những yếu tố như:

  • Ăn các loại thực phẩm nặng mùi: hành, tỏi, sản phẩm từ sữa,…
  • Thói quen hút thuốc lá. Điều này không chỉ gây hôi miệng mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng.
Hút thuốc lá gây hôi miệng
Hút thuốc lá gây hôi miệng
  • Dùng một số thuốc kháng sinh điều trị bệnh lý hoặc thuốc hóa trị có khả năng khiến hơi thở nặng mùi.
  • Mắc bệnh lý y khoa bao gồm nghẹt mũi, viêm xoang,…
  • Khi thực hiện niềng răng chỉnh nha, nhất là niềng mắc cài, nếu chải răng thường xuyên nhưng không đúng cách thì hôi miệng là điều không thể tránh khỏi.
  • Uống rượu hoặc các đồ uống chứa cồn sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng, lượng nước bọt tiết ra không đủ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Uống rượu bia gây hiện tượng khô miệng
Uống rượu bia gây hiện tượng khô miệng
  • Người mắc hội chứng Sjogren cũng làm giảm tiết nước bọt, dễ bị hôi miệng.
  • Nhiễm ký sinh trùng, giun sán gây trào ngược dạ dày thực quản, từ đó dẫn đến hiện tượng hôi miệng.

6. Cần làm gì khi hơi thở có mùi hôi?

Hạn chế vi khuẩn phát triển trong khoang miệng là cách giúp giảm thiểu mùi hôi miệng. Gợi ý những phương pháp giúp khoang miệng của bạn luôn sạch sẽ, thơm tho:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và thực hiện tối thiểu 2 phút.
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluor.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
  • Thay bàn chải khoảng 3 tháng/lần hoặc khi nào thấy lông bàn chải tòe ra.
  • Uống nhiều nước giúp hạn chế tình trạng khô miệng.
  • Ăn các loại trái cây giòn hoặc ngậm kẹo không đường để kích thích tuyến nước bọt.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống cà phê và đồ uống chứa cồn.
  • Cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trường hợp hôi miệng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra vì nguyên nhân gây hôi miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn.

Vừa rồi là các nguyên nhân phổ biến lý giải vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên. Mỗi người chúng ta nên có thói quen tốt trong việc chăm sóc răng miệng, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước đồng thời tránh xa bia rượu và các thức ăn nặng mùi để giảm tránh tối đa các vấn đề răng miệng.

Ngoài ra, để có kết luận chính xác và hướng điều trị thích hợp, bạn nên đến Nha khoa Đông Nam để thăm khám tìm ra nguyên nhân. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Xem thêm hôi miệng:

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:,

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook