CT Cone Beam 3D được xem là bước tiến lớn trong nha khoa hiện đại. Với khả năng cung cấp hình ảnh 3D chi tiết cấu trúc răng và xương hàm, CT Cone Beam hỗ trợ bác sĩ lên kế hoạch điều trị chính xác và hiệu quả hơn. Vậy chụp CT 3D Cone Beam là gì? Được ứng dụng trong nha khoa như thế nào? Có gây hại cho cơ thể không? Nha khoa Đông Nam sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
Mục Lục
- I. Chụp CT Cone Beam 3D là gì?
- II. Khi nào cần chụp CT Cone Beam
- III. Ưu điểm của phương pháp chụp CT 3D Cone Beam
- IV. Chụp CT Conebeam trong nha khoa có an toàn không?
- V. Chụp CT Cone Beam giá bao nhiêu?
- VI. Ứng dụng của CT Cone Beam 3D trong nha khoa
- VII. Chụp CT Conebeam hãng nào tốt nhất hiện nay?
- VIII. Quy trình thực hiện CT 3D Cone Beam trong nha khoa
- IX. Lưu ý khi chụp CT Cone Beam 3D
I. Chụp CT Cone Beam 3D là gì?
Chụp CT Cone Beam 3D là phương pháp khảo sát hình ảnh kỹ thuật cao, sử dụng tia X để tạo ra những hình ảnh 3D chi tiết của răng, xương hàm và các mô mềm xung quanh.
Không giống như phim X-quang 2D truyền thống, hình ảnh 3D cho phép bác sĩ quan sát toàn diện cấu trúc răng miệng, từ đó đưa ra những chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị hiệu quả hơn.
Xem thêm: Công nghệ định vị cấy ghép Implant bằng trí tuệ nhân tạo
II. Khi nào cần chụp CT Cone Beam
Chụp CT Conebeam thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:
- Bệnh nhân cần tiến hành cấy ghép Implant, nhất là những ca tiêu xương phức tạp, vị trí cấy Implant khó hoặc cấy Implant toàn hàm.
- Bệnh nhân thực hiện chỉnh nha niềng răng cần chụp CT Cone Beam nhằm khảo sát cấu trúc xương hàm, tình trạng răng.
- Các trường hợp nhổ răng khôn, răng ngầm phức tạp.
- Các trường hợp nội nha nghiêm trọng, nhiễm trùng lây lan các mô lân cận.
- Chẩn đoán các bệnh lý vùng hàm mặt như các khối u, bệnh xoang hàm, rối loạn khớp thái dương hàm,…
Tại Nha khoa Đông Nam, việc chụp CT 3D Cone Beam nằm trong quy trình điều trị bắt buộc cần tiến hành khi thực hiện các dịch vụ cấy ghép Implant, niềng răng chỉnh nha,… Quá trình này nhằm khảo sát tình trạng xương hàm, cấu trúc răng và phát hiện các bệnh lý, tổn thương (nếu có), đảm bảo quy trình điều trị diễn ra tốt đẹp, mang lại kết quả tối ưu.
III. Ưu điểm của phương pháp chụp CT 3D Cone Beam
Chụp CT 3D Cone Beam mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp chụp phim truyền thống:
- Độ chính xác cao, chi tiết: CT ConeBeam cung cấp hình ảnh 3 chiều chi tiết về cấu trúc răng, xương hàm, dây thần kinh và các mô mềm xung quanh.
- Phát hiện sớm các bệnh lý: CT ConeBeam giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng như u nang, u xương, răng ngầm,… Nhờ đó, bệnh nhân được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Hỗ trợ nhiều loại hình điều trị: CT 3D được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nha khoa, từ cấy ghép Implant, chỉnh nha, nhổ răng khôn đến phẫu thuật răng hàm mặt,…
- Giảm thiểu rủi ro trong phẫu thuật: Nhờ hình ảnh 3D chi tiết, bác sĩ có thể lên kế hoạch phẫu thuật chính xác, tránh làm tổn thương các cấu trúc quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm.
IV. Chụp CT Conebeam trong nha khoa có an toàn không?
Chụp CT Cone Beam trong nha khoa được đánh giá là khá an toàn. Bởi vì liều bức xạ khi chụp CT Conebeam chỉ từ 0.09 mSv đến 7.79 mSv, nhỏ hơn lượng bức xạ tự nhiên mà thai nhi nhận được từ môi trường sống.
Liều lượng bức xạ trung bình mà một cá nhân tiếp xúc trong một năm ước tính khoảng 3000 mSv, tương đương với việc thực hiện khoảng 750 lần chụp CT Conebeam. Nguồn bức xạ tự nhiên chủ yếu đến từ các đồng vị phóng xạ như Radon có trong đất đá.
Ngoài ra, phương pháp này còn an toàn hơn khi bệnh nhân mang áo phủ một lớp chì để chống nhiễm xạ.
Xem thêm: Chụp X-quang có nhiều tác hại không?
V. Chụp CT Cone Beam giá bao nhiêu?
Chụp CT Cone Beam có mức giá khoảng 500.000 VNĐ. Tại nha khoa Đông Nam, khi bệnh nhân có chỉ định chụp phim để phục vụ quá trình thăm khám, tư vấn thì đều được .
Lưu ý, mỗi phòng khám sẽ sử dụng máy CT Cone Beam khác nhau. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu lựa chọn cơ sở phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng để thu được kết quả chụp CT Cone Beam tốt nhất với chi phí hợp lý.
VI. Ứng dụng của CT Cone Beam 3D trong nha khoa
Công nghệ Cone Beam Computed Tomography (CBCT) đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong nha khoa hiện đại. Với khả năng tái tạo hình ảnh 3D sắc nét, CBCT hỗ trợ hiệu quả cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
1. Ứng dụng trong chẩn đoán trước phẫu thuật
Chụp CT 3D Cone Beam giúp bác sĩ phân tích cấu trúc giải phẫu vùng hàm mặt, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Những ứng dụng nổi bật bao gồm:
- Xác định vị trí dây thần kinh, xoang hàm, mạch máu: Hình ảnh 3D giúp tránh tổn thương dây thần kinh hàm dưới, hạn chế biến chứng như tê môi sau phẫu thuật.
- Đánh giá cấu trúc xương: Giúp bác sĩ xác định vị trí đặt Implant, tránh các vùng xương yếu hoặc lẹm xương, đảm bảo sự ổn định lâu dài của Implant.
- Lập kế hoạch phẫu thuật nâng xoang: CBCT hỗ trợ đánh giá kích thước, thể tích xoang hàm, giúp nâng xoang an toàn và hiệu quả.
CBCT còn được ứng dụng trong đánh giá bệnh lý xương hàm, hỗ trợ ghép xương và các can thiệp phẫu thuật phức tạp khác.
2. Ứng dụng trong cấy ghép Implant
Trong lĩnh vực Implant nha khoa, CBCT đóng vai trò quan trọng trong việc:
- Đánh giá mật độ và thể tích xương: Giúp bác sĩ xác định xương hàm có đủ điều kiện đặt Implant hay không, từ đó lên phương án ghép xương nếu cần.
- Xác định vị trí tối ưu của Implant: Chụp CT 3D Cone Beam giúp xác định hướng đặt trụ Implant phù hợp, tránh tác động đến dây thần kinh và xoang hàm, tăng tỷ lệ thành công của ca cấy ghép.
- Tạo máng hướng dẫn phẫu thuật: Nhờ hình ảnh 3D, bác sĩ có thể thiết kế máng phẫu thuật giúp đặt Implant chính xác, giảm thiểu sai sót và rủi ro.
Chụp CT Cone Beam giúp quá trình cấy ghép Implant an toàn, chính xác và ít xâm lấn hơn, mang lại kết quả thẩm mỹ và chức năng tốt nhất cho bệnh nhân.
3. Ứng dụng trong chỉnh nha
Nhờ khả năng cung cấp hình ảnh toàn diện về cấu trúc răng và xương hàm, chụp CT 3D Cone Beam được ứng dụng phổ biến như:
- Đánh giá hình thái xương hàm: Giúp bác sĩ đo đạc tỷ lệ, góc độ của hàm trên và hàm dưới, xác định sự lệch lạc hoặc bất thường về khớp cắn.
- Xác định vị trí răng ngầm: Đối với các trường hợp răng mọc lệch, răng khôn, CBCT giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp như nhổ răng hay chỉnh nha.
- Lập kế hoạch chỉnh nha kỹ thuật số: Hình ảnh 3D từ CBCT hỗ trợ bác sĩ dự đoán sự thay đổi của xương hàm trong quá trình điều trị, giúp điều chỉnh khớp cắn chính xác hơn.
Việc sử dụng công cụ hình ảnh này trong chỉnh nha giúp tối ưu hóa kế hoạch điều trị, giảm thời gian niềng răng và tăng hiệu quả chỉnh nha.
4. Ứng dụng trong khảo sát xoang hàm
Dưới đây là các trường hợp ứng dụng của chụp CT Cone Beam:
- Phát hiện viêm xoang, u nang xoang: Hình ảnh CBCT cho phép bác sĩ quan sát mức độ dày của niêm mạc xoang, xác định dấu hiệu viêm nhiễm hoặc các khối u nang có nguy cơ ảnh hưởng đến răng.
- Đánh giá xoang trước nâng xoang: Khi thực hiện nâng xoang để đặt Implant, CBCT giúp bác sĩ đo lường thể tích xoang, tránh nguy cơ thủng xoang hay nhiễm trùng hậu phẫu.
Với khả năng tái tạo hình ảnh rõ nét, công nghệ giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý xoang hàm từ sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
5. Ứng dụng công nghệ trong điều trị nội nha
Công nghệ chụp CT 3D Cone Beam hỗ trợ đắc lực trong điều trị tủy nhờ khả năng quan sát chi tiết cấu trúc răng và hệ thống ống tủy, bao gồm:
- Phát hiện ống tủy phụ: Giúp bác sĩ xác định chính xác số lượng ống tủy, đặc biệt là trong các răng có hệ thống ống tủy phức tạp.
- Chẩn đoán viêm nhiễm vùng chóp răng: Phát hiện các tổn thương ở chóp răng, viêm nhiễm hay hoại tử tủy mà phim X-quang thường không thể thấy rõ.
- Hỗ trợ phẫu thuật nội nha: Giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí chóp răng, từ đó thực hiện các kỹ thuật như cắt chóp răng hay điều trị tủy ngược một cách an toàn.
Công nghệ hỗ trợ nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị, hạn chế biến chứng và tăng tỷ lệ thành công của các ca điều trị tủy.
VII. Chụp CT Conebeam hãng nào tốt nhất hiện nay?
Hệ thống chụp CT Cone Beam của hãng Gendex (Hoa Kỳ) là lựa chọn hàng đầu cho các nha khoa hiện đại. Hệ thống sử dụng phần mềm Icatvision, một trong những phần mềm tích hợp tối ưu nhất được dùng trong nha khoa.
Icatvision cùng với sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm chuyên biệt xuất ra hình ảnh 3 chiều của mô răng, hệ thống dây thần kinh, xương hàm và các mô liên quan rõ nét đến từng chi chiết, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe răng miệng, hỗ trợ bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc cung cấp hình ảnh 3D chi tiết, máy CT Conebeam Gendex còn có khả năng xuất dữ liệu sang các phần mềm cấy ghép Implant như Nobel Guide, Simplant,…
Tham khảo: Bộ dụng cụ cấy ghép Implant bao gồm những gì?
VIII. Quy trình thực hiện CT 3D Cone Beam trong nha khoa
Dưới đây là quy trình cụ thể khi thực chụp CT 3D Cone Beam:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi bắt đầu chụp
- Bệnh nhân được hướng dẫn tháo bỏ các vật dụng kim loại trên cơ thể như trang sức, kính mắt, răng giả tháo lắp…
- Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên kiểm tra lại thông tin sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là với phụ nữ mang thai.
- Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân tư thế đứng phù hợp trước máy chụp.
Bước 2: Tiến hành chụp CT Cone Beam
- Bệnh nhân được đặt vào vị trí trung tâm của máy chụp.
- Máy CT Cone Beam sẽ xoay 360 độ xung quanh đầu bệnh nhân để ghi nhận hàng trăm hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau.
- Quá trình chụp chỉ mất từ 10 – 20 giây. Trong suốt quá trình này, bệnh nhân cần đứng yên để tránh làm mờ hình ảnh.
Bước 3: Phân tích hình ảnh và chẩn đoán
- Dữ liệu thu được sẽ được xử lý thành hình ảnh 3D chi tiết của toàn bộ cấu trúc xương hàm và răng.
- Bác sĩ sử dụng hình ảnh này để đánh giá tình trạng xương, xác định các vị trí quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm…
- Dựa vào kết quả chụp, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị chính xác cho các trường hợp trồng răng Implant, niềng răng hay phẫu thuật răng hàm mặt.
IX. Lưu ý khi chụp CT Cone Beam 3D
Để đảm bảo hình ảnh khi chụp CT Cone Beam thu được rõ nét và an toàn, người chụp cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây.
- Thông báo với bác sĩ nếu có răng giả hoặc kim loại trong miệng (như cầu răng, niềng răng kim loại) để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
- Tháo bỏ các vật dụng kim loại trước khi chụp: bao gồm răng giả tháo lắp, bông tai, kính mắt, máy trợ thính,… để hạn chế nhiễu xạ.
- Nếu mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn bảo vệ bằng áo chì, hạn chế tia X tác động đến thai nhi.
- Tuân thủ hướng dẫn của kỹ thuật viên: đứng yên, không cử động để đảm bảo hình ảnh rõ nét.
- Thời gian chụp nhanh chóng (chỉ vài giây) nên cần phối hợp tốt để có kết quả chính xác nhất.
Chụp CT Cone Beam 3D là một kỹ thuật hiện đại và an toàn, mang lại nhiều lợi ích cho việc chẩn đoán và điều trị nha khoa. Vì vậy khi được bác sĩ chỉ định chụp CT 3D, bạn không cần phải quá lo lắng. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan:
Trụ Implant Neodent xuất xứ từ đâu? Có đặc điểm gì nổi bật?
Trụ Implant Tekka – Tìm hiểu xuất xứ và ưu nhược điểm
Trụ Implant Hiossen Mỹ có tốt không? Có đặc điểm gì nổi bật?
Đặc điểm của trụ Implant Osstem Hàn Quốc và giá cả
Trồng răng trụ Implant DiO Hàn Quốc có tốt không?
Top 12 loại kem đánh răng trắng răng tốt nhất hiện nay