Sau khi nhổ răng xong có cần thiết may vết thương hay không? nếu không may lại có chảy máu hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nhổ răng khôn có phải khâu không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng là do răng và nướu xung quanh bị viêm nhiễm nghiêm trọng hoặc do ngoại lực tác động dẫn đến mất răng. Sau khi tiến hành nhổ răng cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ răng và các nướu xung quanh.
Nhổ răng xong có cần may vết thương hay không điều đó không quan trọng. Tùy vào tình trạng vết thương mà bác sĩ sẽ quyết định có nên may lại hay không. Nếu vết thương quá lớn, chảy máu nhiều thì bác sĩ sẽ may lại cho nhanh lành thương, tránh nhiễm trùng, nhưng nếu vết thương nhỏ, không đáng kể thì không nhất thiết phải may vết thương.
Các chuyên gia nha khoa cho rằng, không nên may vết thương lại sau khi nhổ răng vì như thế sẽ kéo dài thời gian lành thương hơn. Thực chất khi may vết thương nhổ răng không phải là may kín toàn bộ vị trí nhổ mà chỉ may 1 phần vết rách. Mục đích của việc may vết thương là để bạn dễ dàng trong việc vệ sinh răng miệng, tránh tác động vào vết rách hay ảnh hưởng đến cục máu đông bên trong ổ răng.
Thời gian lành thương sau khi nhổ răng phụ thuộc nhiều vào chế độ vệ sinh chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng và cơ địa của từng người nữa.
Các trường hợp phải nhổ bỏ răng khôn
Khi răng khôn có tình trạng mọc lệch lạc, mọc đâm ngang, mọc ngầm, mọc lợi trùm đều bắt buộc phải nhổ sớm để ngăn ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Không chỉ vậy, cần can thiệp nhổ răng khôn nhanh chóng nếu có các dấu hiệu bất thường như:
- Răng khôn gây sưng viêm, đau nhức, nhiễm trùng dai dẳng khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng đối diện không có răng mọc ăn khớp, hình thành khe giắt thức ăn với răng kế bên.
- Răng khôn có hình dáng dị dạng, kích thước quá to, quá nhỏ.
- Răng khôn có các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,…
Các bác sĩ có khuyến cáo bệnh nhân nên nhổ răng khôn trong giai đoạn 17 – 25 tuổi, tốt nhất là lúc răng đã mọc được 2/3 thân răng.
Nhổ răng khôn càng sớm xương hàm chưa quá cứng chắc, chân răng chưa bám sâu vào xương hàm sẽ giúp hạn chế đau nhức, ít chảy máu và hồi phục nhanh hơn so với nhổ răng lúc lớn tuổi.
Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn không gây đau nhức như lo lắng của nhiều bệnh nhân.
Quá trình nhổ răng sẽ được gây tê trước nên bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và không gặp triệu chứng đau nhức, khó chịu trong suốt thời gian bác sĩ thực hiện.
Sau khi nhổ răng xong, lúc thuốc tê hết tác dụng tùy theo từng cơ địa của mỗi người mà có thể bị ê nhức nhẹ hoặc không.
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau để bệnh nhân sử dụng khi cần thiết, đồng thời hướng dẫn các chế độ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng phù hợp nhằm tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, thúc đẩy lành thương nhanh chóng.
Nhổ răng khôn đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và độ khó nhiều hơn so với nhổ răng thông thường.
Do đó, bệnh nhân nên tìm đến các trung tâm nha khoa đảm bảo uy tín, chất lượng được nhiều người tin chọn.
Khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: bác sĩ tay nghề giỏi, kỹ thuật chuẩn xác, đầy đủ thiết bị, máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ nhổ răng sóng siêu âm tiên tiến, vô trùng tuyệt đối. Như vậy mới giúp nhổ răng diễn ra được an toàn, nhanh chóng, không biến chứng.
Một số lưu ý sau khi nhổ răng bạn nên biết:
- Cắn chặt bông/ gạc: Bệnh nhân sau khi nhổ răng phải cắn chặt gòn hoặc gạc vô trùng khoảng 30 phút rồi mới nhả ra, nếu sau đó máu vẫn còn chảy thì tiếp tục cắn thêm gòn cuộn sạch trong 30 phút nữa, trường hợp máu vẫn còn chảy ít sau 12 giờ .
- Nên chờ ít nhất là 1 tiếng đồng hồ sau khi nhổ răng mới được súc miệng vì cần thời gian để cho các mạch máu tại vết thương được bịt kín lại, tránh tình trạng xuất huyết trong miệng.
- Giảm đau: Để giúp bệnh nhân không phải chịu những cơn đau nhức sau khi nhổ răng, bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm đau phù hợp. Nếu cần thiết, hãy uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Trong trường hợp người nhổ răng là trẻ em thì cha mẹ nên chú ý để lấy thuốc cho con vì trẻ em thường chịu đau không tốt như người lớn.
- Giảm sưng: Sau nhổ răng nếu xảy ra bị sưng thì hiện tượng này thường kéo dài khoảng 2 đến 4 ngày. Nếu có thể nên chườm lạnh bên ngoài miệng ngay vùng nhổ răng để giảm sưng trong các trường hợp nhổ răng: răng khôn, răng khó, răng mọc lệch phải tiểu phẫu.
- Không được súc miệng bằng nước muối trong 2 ngày đầu sau khi nhổ răng. Từ ngày thứ ba sau nhổ hay tiểu phẫu nên súc miệng với nước muối pha loãng có độ mặn như nước canh (nửa muỗng cà phê muối/200ml nước) . Tránh sử dụng các loại nước súc miệng khác trừ khi bác sĩ chỉ định.
- Không nên sờ tay, hay dùng vật nhọn hay bất cứ vật gì đụng chạm vào vết thương mới nhổ hay tiểu phẫu, không súc miệng và khạc nhổ mạnh, không nên mút, tạo áp lực âm trong miệng, việc này sẽ dễ làm bong nút cầm máu tạo ra bởi tiểu cầu và các thành phần đông máu khác có chức năng cầm máu tại vết thương.
- Ăn nhẹ (nên ăn cháo) và uống nhiều nước trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng: Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, các lợi và các răng khác cũng có thể bị tác động. Uống nhiều nước cũng giúp việc cung cấp nước cho cơ thể để tăng sức chịu đựng, giảm đau.
- Nếu có may vết thương, thì sau một tuần cần quay lại phòng khám nha khoa để cắt chỉ (Nếu chỉ không tự tiêu)
Sau khi nhổ răng xong có cần thiết may lại vết thương hay không thì phải tùy theo tình trạng vết thương của bạn mà bác sĩ chỉ định, nếu có thể không cần may về thương vì sẽ ảnh hưởng đến việc lành thương sau này. Mọi câu hỏi khác liên quan đến việc nhổ răng bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.7141 để được giải đáp đầy đủ nhé!
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?