Nhổ răng có cần xét nghiệm máu không? – Nhổ răng là chỉ định cuối cùng trong nha khoa khi chiếc răng đó không thể bảo tồn được nữa. Việc nhổ răng phải xét nghiệm máu trong những trường hợp khó theo chỉ định của bác sĩ.
Nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa mà bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để lấy chiếc răng cần nhổ đó ra khỏi vị trí ban đầu. Việc nhổ răng chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp sau:
– Răng sâu, viêm tủy, viêm nha chu nặng không thể giữ lại được nữa.
– Răng mọc lệch, mọc lộn xộn để thẩm mỹ.
– Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch ảnh hưởng xấu đến răng và nướu.
– Hay khi cần nhổ bớt răng để thực hiện niềng răng chỉnh nha…
Một ca nhổ răng tốt và an toàn là phải được thực hiện đúng các bước trong quy trình nhổ răng và không còn để sót lại chân răng.
Mặc dù nhổ răng được xem là một kỹ thuật khá đơn giản nhưng nó có quan hệ trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh do đó sự lo lắng cũng như thắc mắc về các xét nghiệm cần thiết xung quanh vấn đề nhổ răng là điều hiển nhiên nhất mà người bệnh nào cũng có.
I. Nhổ răng có cần xét nghiệm máu không?
Nhằm phát hiện những trường hợp bệnh lý hoặc trạng thái khác thường có liên quan đến việc nhổ răng để có quyết định phương hướng điều trị cụ thể, chính xác, có những chuẩn bị cần thiết cho quá trình nhổ răng, tránh gây tai biến thì bệnh nhân nên nói rõ tình trạng lịch sử bệnh lý của mình cho bác sĩ biết.
** Đối với những trường hợp nhổ răng thông thường, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh thì việc nhổ răng là hết sức đơn giản, không phải thông qua xét nghiệm máu. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp ngoại lệ việc thăm khám cẩn thận là điều cần thiết nhất, nếu có nghi ngờ phải chuyển đến các khoa có liên quan để thăm khám kỹ lưỡng, hoặc phải cho bệnh nhân làm xét nghiệm máu trước nhổ răng.
Việc xét nghiệm máu là cần thiết trước khi nhổ răng đối với các trường hợp bệnh lý như sau:
– Trường hợp nhổ răng khó như răng khôn.
– Các bệnh về máu, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh dị ứng (hen, suyễn…), bệnh lao, bệnh đái đường, bệnh giang mai…
– Các bệnh lây nhiễm như: viêm gan B, HIV hay AIDS,…
II. Những điều cần chú ý khi nhổ răng
Chỉ khi thật sự cần thiết bác sĩ mới tiến hành nhổ răng giúp bạn loại bỏ được những răng sâu hư hại không thể bảo tồn. Tuy đây là ca điều trị nha khoa đơn giản, không đau nhức nhờ có dùng thuốc tê nhưng việc chăm sóc sau nhổ răng cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian lành thương giúp cơ thể sớm quay về chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Chú ý, đầu tiên và quan trọng nhất là tuân thủ, thực hiện đầy đủ hướng dẫn bác sĩ về cách thức, các biện pháp thực hiện, cách cầm máu, uống thuốc sau nhổ răng.
Tiếp đó, giảm đau nhức sau lúc nhổ răng khi thuốc tế hết công dụng bằng cách chườm đá, súc miệng bằng nước muối sinh lý, uống thuốc ngay trước khi thuốc tê hết tác dụng.
Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, tránh vị trí răng vừa nhổ, không kích thích khiến vết nhổ lan rộng, lâu lành thương. Kết hợp ăn uống nhẹ nhàng, không ăn đồ ăn cay nóng, tránh xa cà phê, trà, thuốc lá,… các loại thực phẩm mà cơ địa dị ứng.
Nếu bạn là người cẩn thận có thể xin ý kiến của bác sĩ nha khoa trước nhổ răng có cần xét nghiệm máu không để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân cũng như cho những người xung quanh.
Mọi người nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ nhổ răng thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Tại Nha Khoa Đông Nam, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
»»» Xem thêm: Nên nhổ răng vào thời điểm nào là thích hợp?
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Trụ Implant Neodent xuất xứ từ đâu? Có đặc điểm gì nổi bật?
Trụ Implant Tekka – Tìm hiểu xuất xứ và ưu nhược điểm
Trụ Implant Hiossen Mỹ có tốt không? Có đặc điểm gì nổi bật?
Đặc điểm của trụ Implant Osstem Hàn Quốc và giá cả
Trồng răng trụ Implant DiO Hàn Quốc có tốt không?
Top 12 loại kem đánh răng trắng răng tốt nhất hiện nay