Niềng răng có tháo ra được không? – Để gúp những chiếc răng mọc lệch lạc, răng hô, móm… không đẹp mắt về đúng vị trí của mình thì phương pháp niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha khá phổ biến hiện nay.
Niềng răng là một phương pháp dùng để chỉnh nha, bằng cách sử dụng các khí cụ cần thiết gắn vào răng và sử dụng lực kéo của khí cụ giúp răng dịch chuyển từ từ về đúng với vị trí mong muốn cho răng được đều và đẹp hơn.
Tuy nhiên với những khí cụ gắn chặt vào răng như thế đôi khi sẽ dễ dẫn đến những sự bất tiện khó nói cho bệnh nhân, vì vậy có một số vấn đề thắc mắc mà một số bệnh nhân đặt ra khi đến khám tại Nha Khoa Đông Nam là ” Niềng răng có tháo ra được không? “.
I. Niềng răng có tháo ra được không?
Thông thường, khi nhắc đến niềng răng thì chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những mắc cài, dây cung bằng kim loại được gắn vào trên bề mặt răng, đây chính là phương pháp niềng răng bằng mắc cài cố định.
Khi nói đến cố định thì chắc chắn rằng phương pháp này không thể tự tháo rời ra được, những khí cụ này sẽ được bác sĩ gắn chặt vào răng và chỉ được tháo ra khi quá trình niềng răng kết thúc.
Một số tình huống ngoài ý muốn như mắc cài bị hư hỏng, bung lệch do ngoại lực bác sĩ sẽ tháo mắc cài và nghiên cứu tình trạng hiện tại để đưa ra liệu trình điều trị thay thế thích hợp nhất để xử lý.
Sự cố định của mắc cài gây ra một số bất lợi cho bệnh nhân trong quá trình niềng răng như: ăn uống khó khăn, quá trình vệ sinh răng miệng phức tạp… Chính vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra một loại niềng răng mới mà bệnh nhân có thể tháo ra lắp vào một cách dễ dàng, gọi là niềng răng tháo lắp hay niềng răng không mắc cài.
II. Các trường hợp đang niềng răng phải tháo ra
Thời gian niềng răng thường kéo dài trung bình khoảng 18 – 36 tháng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hàm răng. Tuy nhiên có vài trường hợp vì nhiều lý do mà phải tháo niềng răng trước chỉ định:
Bị dị ứng với kim loại: Mắc cài được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như sứ hoặc kim loại. Với những trường hợp bị dị ứng với kim loại nhưng bệnh nhân lại không biết, sau khi gắn mắc cài sẽ xảy ra các hiện tượng như ngứa, sốt, nổi mụn nước, kích ứng nướu,…
Trường hợp này, bác sĩ buộc phải chỉ định tháo niềng và có những giải pháp thay thế như niềng răng bằng mắc cài sứ hoặc khay niềng trong suốt.
Mắc bệnh lý răng miệng: Nếu bệnh nhân chăm sóc răng miệng không đảm bảo, mảng bám tích tụ gây ra tình trạng viêm nướu, viêm nha chu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải tháo niềng răng, tiến hành điều trị dứt điểm bệnh lý mới tiếp tục quy trình chỉnh nha.
Nhu cầu của người bệnh: Trong quá trình niềng răng, nếu bệnh nhân gặp phải các trường hợp bất khả kháng như đi nước ngoài, chụp ảnh cưới,… tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc, hỗ trợ tháo niềng tạm thời cho bệnh nhân.
III. Ảnh hưởng của việc tháo niềng răng trước thời hạn
Việc tháo niềng răng trước thời hạn, khi răng chưa hoàn toàn ổn định ở vị trí mới có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Khớp cắn chưa hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến ăn nhai.
- Răng lệch lạc, chạy lại vị trí ban đầu, suy giảm thẩm mỹ.
- Răng yếu và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng.
- Có thể tăng chi phí điều trị trong tương lai.
Vì vậy, để không xảy ra những biến chứng này và sở hữu nụ cười khỏe đẹp tự tin, bạn cần tuân thủ kế hoạch điều trị từ bác sĩ.
IV. Niềng răng tháo lắp có thật sự hiệu quả?
Niềng răng tháo lắp là phương pháp niềng răng hiện đại và được khá nhiều người yêu thích hiện nay, với kỹ thuật điều trị sử dụng các “khay” trong suốt như máng tẩy tháo lắp được để di chuyển răng, giúp điều trị chỉnh nha không cần dùng đến nẹp niềng răng như mắc cài hay dây kim loại.
Trung bình bệnh nhân mang mỗi khay niềng khoảng 2 tuần, mỗi khay di chuyển răng khoảng 0.25mm. Thông thường, để hoàn thành việc điều trị, tùy theo tình trạng mà bệnh nhân cần mang tổng cộng khoảng từ 20 – 40 khay niềng răng.
Kỹ thuật điều trị bằng niềng răng tháo lắp có những đặc điểm phù hợp với người trưởng thành và bận rộn công việc hoặc phải giao tiếp do có tính thẩm mỹ cũng như sự tiện dụng (có thể tháo ra bất cứ lúc nào khi cần thiết).
** Ưu điểm của phương pháp niềng răng này là:
✔ Niềng răng không mắc cài có thể tháo ra lắp vào rất tiện lợi và thoải mái.
✔ Rất dễ dàng vệ sinh răng miệng.
✔ Khi nói chuyện với người đối diện sẽ khó nhận ra bạn đang sử dụng.
✔ Tính thẩm mỹ là cao nhất.
** Bên cạnh đó thì niềng răng tháo lắp vẫn có một số nhược điểm như:
♦ Chi phí cao.
♦ Tính hiệu quả không bằng niềng răng mắc cài.
♦ Thời gian niềng răng sẽ lâu hơn.
Dù có thực hiện niềng răng cố định hay niền răng tháo lắp đều không rút ngắn được thời gian hoàn thành khiến nhiều người nản lòng khi có nhu cầu chỉnh nha niềng răng. Chính vì thế, các bạn cũng có thể chọn lựa giải pháp bọc răng sứ thẩm mỹ chỉ trong vòng 2-3 ngày mà hiệu quả cũng không thua kém, thậm chí là màu sắc được chỉnh trắng đẹp hơn răng sau khi niềng.
Thực hiện: Bác sĩ sẽ mài chỉnh các răng mọc lệch lạc, khấp khểnh sau đó sẽ thiết kế mão răng sứ lên trên bao bọc răng thật bên trong. Hàm răng mới đều đặn và có màu sắc theo yêu cầu thẩm mỹ.
Nếu răng bạn không được đều đặn, muốn điều chỉnh cho đẹp nhưng đang phân phân chưa biết lực chọn phương án nào thì hãy dành thời gian đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra chính xác, tư vấn thông tin về phương pháp điều trị thích hợp.
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp các bạn có thêm những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi ” niềng răng có tháo ra được không? “. Nếu còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với nha khoa chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được bác sĩ hỗ trợ tư vấn một cách nhanh nhất.
Xem thêm niềng răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?