Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao nướu của mình lại chuyển sang màu đỏ tươi thay vì màu hồng nhạt tự nhiên? Màu sắc của nướu răng có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe răng miệng. Trong đó, nướu răng bị đỏ thường là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề về bệnh nướu răng mà bạn không thể bỏ qua.
I. Nguyên nhân nướu răng bị đỏ
Nướu răng bị đỏ thường là dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này:
1. Mảng bám và cao răng
Mảng bám là một lớp màng dính, không màu, chứa vi khuẩn bám trên răng. Nếu không được làm sạch, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, gây kích ứng và viêm nhiễm nướu.
2. Vệ sinh răng miệng kém
Chải răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng hoặc không chải đúng kỹ thuật có thể làm tổn thương nướu và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Ngoài ra, thói quen thường xuyên dùng tăm xỉa răng cũng khiến nướu dễ bị tổn thương, chảy máu.
3. Thay đổi nội tiết
Sự thay đổi hormone ở tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nướu, khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị viêm.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống co giật, thuốc điều trị cao huyết áp,… cũng gây những tác dụng phụ lên nướu.
5. Bệnh lý toàn thân
Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc HIV/AIDS sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn gây bệnh.
II. Phương pháp điều trị nướu răng bị đỏ hiệu quả
Những biện pháp điều trị nướu răng hiệu quả thường được áp dụng:
1. Phương pháp điều trị tại nhà
Điều trị tại nhà đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm nướu, nhưng không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị chuyên sâu tại nha khoa.
- Chải răng kỹ lưỡng hằng ngày bằng bàn chải lông mềm, chú ý chải cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng.
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng kháng khuẩn theo chỉ định của nha sĩ.
- Hạn chế ăn đồ ngọt hoặc thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Áp dụng một số phương pháp dân gian như nhai lá trầu không, bôi mật ong hoặc súc miệng bằng lá bạc hà, lá ổi,…
2. Phương pháp điều trị tại nha khoa
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám xác định nguyên nhân gây đỏ nướu và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp:
- Nếu hiện tượng nướu răng bị đỏ do mảng bám, cao răng tích tụ, bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng bằng dụng cụ chuyên dụng nhằm loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.
- Trường hợp đỏ nướu răng do bệnh viêm nướu tiến triển nặng, hình thành túi nha chu, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp làm sạch túi nha chu kết hợp dùng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật ghép nướu nếu cần thiết.
III. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng nướu răng bị đỏ?
Để bảo vệ nướu răng luôn khỏe mạnh và hồng hào, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút.
- Loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa kẹt giữa kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng có chứa fluoride để làm sạch khoang miệng.
- Hạn chế ăn đồ ngọt vì đường là thức ăn chủ yếu của vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Thay vào đó nên bổ bung nhiều loại rau xanh, trái cây giúp tăng cường sức đề kháng.
- Bỏ hút thuốc lá, do thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nướu.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra, làm sạch răng và phát hiện, điều trị sớm các vấn đề răng miệng nếu có.
Nướu răng bị đỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng gặp vấn đề cần được quan tâm và điều trị sớm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?