Nướu răng dễ chảy máu khắc phục thế nào?

Nướu răng dễ chảy máu là một vấn đề răng miệng thường gặp. Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và phương pháp khắc phục.

Nướu răng dễ chảy máu khắc phục thế nào?

1. Nướu răng dễ chảy máu là do đâu?

Nướu hay lợi là các mô niêm mạc bao phủ hàm trên và hàm dưới trong khoang miệng. Chúng có màu hồng san hô và bám dính vào răng.

Tình trạng nướu răng dễ chảy máu thường do:

✦ Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang có thể làm tổn thương nướu, khiến chúng chảy máu.

nguyên nhân chảy máu nướu răng
Chảy máu nướu do đánh răng quá mạnh

✦ Bệnh viêm nướu: Đây là một dạng bệnh nướu thường gặp. Nướu răng bị viêm thường dễ chải máu khi đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa hoặc các kích thích khác. Kèm với đó là các triệu chứng nướu sưng phồng, đổi màu, trường hợp nặng có thể hình thành túi mủ ở giữa răng và nướu.

viêm nướu răng
Viêm nướu

✦ Bệnh nha chu: Viêm nướu được xem là giai đoạn đầu của bệnh nha chu. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể làm tổn thương các mô bên dưới nướu như dây chằng, cement, xương ổ răng… khiến chúng tiêu dần đi, dẫn đến hiện tượng tụt nướu răng. Lâu dài có thể gây mất răng.

viêm nha chu
Bệnh nha chu

✦ Nguyên nhân khác: Nướu răng dễ chảy máu cũng có thể do thiếu vitamin, canxi và một số khoáng chất cần thiết khác như magie, chất xơ…. Người thiếu vitamin C, K, rất dễ bị viêm lợi, chảy máu chân răng hơn các đối tượng khác.

Chứng rối loạn chuyển hoá lượng đường trong máu cũng có thể gây chảy máu nướu răng. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ viêm nha chu ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp hai hoặc ba lần so với người bình thường.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, dậy thì, mãn kinh… cũng có thể làm tăng lưu lượng máu đến nướu, gây chảy máu.

nguyên nhân nướu răng dễ chảy máu
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm nướu nhạy cảm hơn

Trên thực tế, chỉ có các bác sĩ mới có thể xác định chính xác nguyên nhân khiến nướu răng của bạn dễ bị chảy máu. Do đó, khi gặp phải hiện tượng này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Chảy máu nướu răng khắc phục bằng cách nào?

Quá trình điều trị các bệnh về nướu răng như: viêm nướu, viêm nha chu ở nha khoa thường trải qua hai giai đoạn:

➦ Điều trị sơ khai: Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ loại bỏ các yếu tố có thể gây bất lợi khi điều trị chuyên sâu.

– Loại bỏ hoặc chỉnh sửa các miếng trám không đúng kỹ thuật

– Loại bỏ hoặc chỉnh sửa các phục hình không đúng kỹ thuật

– Cạo vôi răng

– Cố định các răng lung lay

Nhổ răng, nếu không điều trị được nữa

Đối với các bệnh nhân bị chảy máu nướu do thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém hoặc viêm nướu nhẹ, sau khi cạo vôi, nướu sẽ dần hồi phục và khỏe mạnh như ban đầu. Bởi vi khuẩn có trong mảng bám và vôi răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về nướu.

Quá trình cạo vôi răng tại Nha Khoa Đông Nam:

➦ Điều trị chuyên sâu: Mục đích xuyên suốt quá trình điều trị các bệnh lý về nướu là loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn. Các kỹ thuật thường được chỉ định là nạo mủ, đánh bóng mặt răng, rạch áp xe…

cạo vô răng tại nha khoa

Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu nướu do thiếu chất, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp và khoa học hơn.

Tương tự, nếu bị chảy máu nướu do ảnh hưởng của bệnh lý toàn thân, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn.

3. Cách chăm sóc nướu răng dễ chảy máu

Trong trường hợp chưa thể đến nha khoa để được thăm khám, điều trị, bạn nên đảm bảo các vấn đề sau:

– Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với bàn chải có lông mềm và một lực vừa phải. Tuyệt đối không đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang. Không chỉ có thể làm tổn thương nướu, thói quen này còn có thể khiến răng bị mài mòn nhanh hơn.

vệ sinh răng miệng Bọc răng sứ cho răng thưa có giữ được lâu không

Song song với đó, bạn nên đánh răng sau khi ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, các loại hạt… Tương tự với thực phẩm có chứa tinh bột như cơm, cháo, khoai lang, yến mạch, bánh mỳ…

Bên cạnh việc đánh răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.

– Chế độ ăn uống khoa học

Bạn nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin, canxi vào chế độ ăn hằng ngày. Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh để hỗ trợ làm sạch răng miệng.

cách chăm sóc nướu răng
Nên uống đủ nước

Song song với đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas… Sau khi ăn thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, bưởi… bạn nên uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng axit có trong khoang miệng.

– Ngưng hút thuốc

Theo các chuyên gia, các chất có trong thuốc lá có thể ngăn nướu răng hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng khiến chúng dễ bị viêm nhiễm.

không hút thuốc
Tuyệt đối không hút thuốc lá

– Sử dụng thuốc hoặc dược liệu dân gian

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc dược liệu dân gian như tỏi, cây lược vàng, gừng, trầu không… để xoa dịu các triệu chứng viêm nhiễm ở nướu răng.

Lưu ý, các phương pháp này chỉ mang tính chất hòa hoãn, xoa dịu các triệu chứng và không thể điều trị tận gốc tình trạng chảy máu nướu răng. Chính vì thế, ngay khi thu xếp được thời gian, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị triệt để.

Trên đây là bài viết ” Nướu răng dễ chảy máu khắc phục thế nào? “, nếu cần thêm thông tin, bạn có thể tham khảo các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *