Tình trạng răng bị nhét thức ăn thì phải làm sao luôn là một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn vì đôi khi, sau khi ăn với lực nhai mạnh có thể khiến những mảng thức ăn này mắc kẹt cứng vào kẻ răng và khó lấy sạch ra ngoài. Chính vì vậy mà nó là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
I. Thức ăn bị nhét vào răng là do đâu?
Giắt thức ăn là hiện tượng tương đối phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tình trạng này thường gặp nhất là khi ăn các loại thịt hoặc rau dai.
Hầu như bất kỳ vị trí nào trên cung hàm đều có thể bị dính giắt thức ăn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:
Do răng thưa
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng giắt thức ăn. Giữa các răng có kẽ hở tạo điều kiện cho vụn thức ăn giắt vào và kẹt lại ở đó.
Do răng mọc lệch
So với những chiếc răng mọc thẳng bình thường thì răng mọc lệch, khấp khểnh lại dễ giắt thức ăn hơn hẳn. Và khi thức ăn mắc kẹt vào thì rất khó để làm sạch.
Do sâu răng
Vi khuẩn sâu răng ăn mòn men răng, hình thành những lỗ hổng trên bề mặt răng hoặc thân răng. Những lỗ hổng này là môi trường lý tưởng để mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ.
Do nhai quá mạnh
Những thực phẩm dai như thịt gà, thịt bò, khô mực,… cần lực nhai mạnh. Điều này vô tình khiến thực phẩm bị đẩy qua các kẽ răng và kẹt ở đó.
II. Răng bị nhét thức ăn và những ảnh hưởng mà nó mang lại
Tình trạng răng bị nhét thức ăn sau khi ăn phần lớn là do chúng ta sử dụng lực nhai quá lớn hoặc do răng của chúng ta đang gặp phải các tình trạng khiến các kẻ răng bị rộng ra và thức ăn dễ nhét vào như: sâu răng, răng mọc nghiêng lệch, răng trồi, răng thưa, …
Khi bị nhét thức ăn sẽ gây cảm giác rất khó chịu, làm mất hứng lúc ăn, thậm chí đôi khi làm ngưng ăn để xỉa răng.
Thức ăn giắt vào kẽ răng có thể làm gai nướu đau âm ỉ, sau đó sưng lên và dễ chảy máu. Lâu dần nướu bị tụt xuống, kẽ hở giữa hai răng ngày càng rộng ra, răng bị đau mỗi khi bị va chạm và lung lay dần.
Ngoài ra, răng bị nhét thức ăn vào kẽ răng còn có thể gây sâu răng ở hai răng kế cận.
Ở các răng phía trước, thức ăn nhét kẽ răng xảy ra do tác động của môi – má – lưỡi ép thức ăn vào vùng kẽ răng đã bị hở tự nhiên hoặc hở do sâu răng hay bệnh nha chu. Tình trạng này ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhiều hơn là chức năng.
Ở các răng phía trong, nhét kẽ răng thường xảy ra hơn, do hở tiếp giáp giữa hai răng làm cho thức ăn bị múi răng đối kháng nhồi vào vùng kẽ răng lúc ăn nhai.
Tình trạng này thường gia tăng theo tuổi, xảy ra ở các răng có bị lệch tự nhiên, răng bị xô lệch do bệnh nha chu hay do mất răng lâu ngày mà không được thay thế bằng giải pháp trồng răng giả, ở răng có miếng trám hay phục hình bị hở.
III. Răng bị nhét thức ăn thì phải làm sao?
Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng do thức ăn nhét vào kẻ răng thì chúng ra cần phải làm sạch đi những mảng bám thức ăn này. Vậy răng bị nhét thức ăn thì phải làm sao thì mọi người có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giúp làm sạch răng như:
1. Dùng chỉ tơ nha khoa
Trước đây, người ta thường dùng tăm xỉa răng để lấy thức ăn bị kẹt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng tăm xỉa răng có thể sẽ khiến răng thưa, thức ăn bị nhồi nhét nhiều hơn và tăng nguy cơ tổn thương nướu. Do đó, thay vì sử dụng tăm xỉa răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa.
Chỉ tơ nha khoa được giới chuyên môn khuyến cáo dùng làm sạch kẽ răng, đặc biệt là kẽ răng hẹp. Có thể dùng ngón tay để căng chỉ hay dùng chỉ lắp sẵn trên cán nhựa. Ban đầu có thể sẽ hơi khó khăn, tuy nhiên một thời gian bạn sẽ quen dần và thấy chúng tiện lợi hơn rất nhiều.
2. Sử dụng bàn chải kẽ răng
Bàn chải kẽ răng là loại ngắn nhỏ có cấu trúc tương tự như bàn chải cọ chai, có hình chóp hoặc hình trụ, có nhiều kích thước, giúp làm sạch rất tốt những kẽ răng khá rộng.
3. Dùng máy tăm nước
Tăm nước là một thiết bị vệ sinh răng miệng hiện đại, nhờ tác dụng cơ học của tia nước với lực phun mạnh, đầu bơm rửa của máy có thể di chuyển sâu vào bên trong khe nhỏ giữa răng và nướu, kết hợp với áp lực tia nước giúp lấy đi các mảng bám trên răng, làm sạch răng và nướu nhanh chóng.
Tăm nước có thể làm sạch được những vùng khó tới nhất trong miệng như dưới các cầu răng và có thể kết hợp với dung dịch kháng khuẩn mà chỉ nha khoa hay tăm xỉa răng không thể thực hiện được.
4. Nhờ bác sĩ thăm khám
Nếu trường hợp răng bị nhét thức ăn là do các bệnh lý về răng làm ảnh hưởng thì các bạn nên nhanh chóng đến ngay nha khoa uy tín để được bác sĩ tìm hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện điều trị triệt để như: trám kẻ răng sâu, bọc răng sứ khắc phục răng thưa, răng lệch lạc, … từ đó thức ăn cũng sẽ hạn chế bị nhét vào kẽ răng.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người đã biết được về vấn đề răng bị nhét thức ăn thì phải làm sao rồi đúng không. Việc làm sạch các kẻ răng sau khi ăn chính là cách phòng bệnh răng miệng tốt nhất mà chúng ta cần thực hiện. Nếu còn vấn đề thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài: 1900.7141 để được tư vấn thêm.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?