Răng cấm là gì? Răng cấm có bao nhiêu chân và bao nhiêu cái? Hãy cùng Nha khoa Đông Nam tìm hiểu ngay sau đây.
Mục Lục
1. Răng cấm là gì? Có bao nhiêu cái?
Mỗi người trưởng thành thường có 32 răng, chia thành 4 nhóm:
– Răng cửa: Là các răng số 1, số 2. Có tất cả 8 răng.
– Răng nanh: Là răng số 3. Có tất cả 4 răng.
– Răng tiền hàm (răng tiền cối): Là răng số 4, số 5. Có tất cả 8 răng.
– Răng hàm (răng cối): Là các răng số 6, số 7, số 8. Có tất cả 12 răng.
Răng cấm là các răng số 6, số 7, thuộc nhóm răng hàm. Chúng là các răng có kích thước lớn nhất trên cung răng, đảm nhiệm chức năng nhai và nghiền thức ăn thành từng mảnh nhỏ trước khi đưa vào dạ dày.
Mỗi người trưởng thành thường có 8 răng cấm, chia đều cho hai hàm, mỗi hàm 4 răng. Tương tự như các răng khác, chúng có cấu tạo gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng.
Mặt nhai của các răng cấm rộng và có nhiều múi, hố rãnh. Thân răng phình to. Chân răng thường không thẳng mà hơi cong.
2. Răng cấm có bao nhiêu chân?
Răng cấm thường có từ 2 – 4 chân răng. Các răng cấm hàm trên thường có 3 chân, hàm dưới 2 chân. Trường hợp ngoại lệ, chúng có thể có nhiều hay ít hơn 1 – 2 chân răng.
Cách duy nhất để biết chính xác số chân răng cấm của mỗi người là chụp X – Quang nha khoa.
3. Răng cấm có thay không?
Chúng ta cần biết rằng, trong 32 chiếc răng của con người thì chỉ có 20 răng vĩnh viễn (8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng tiền hàm) được thay thế cho 20 chiếc răng sữa đầu tiền. 12 Chiếc răng cối lớn, trong đó có răng cấm (răng số 6, số 7) khi mọc lên đã là răng vĩnh viễn nên sẽ không thay răng.
Răng cấm, tức là cấm được nhổ bỏ, cấm được đụng đến bởi vì chỉ mọc lên 1 lần duy nhất trong đời. Chính vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ những chiếc răng này thật tốt. Nếu vì lý do nào đó mà không thể giữ lại răng cấm và bắt buộc phải nhổ đi thì cần trồng lại răng giả càng sớm càng tốt.
4. Răng cấm có phải là răng khôn không?
Vì cùng thuộc nhóm răng hàm nên nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn răng khôn và răng cấm là một. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rằng răng khôn là chiếc răng hàm thứ 3 (răng số 8) nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, sau răng số 6 và số 7.
»» Tham khảo những đặc điểm cơ bản sau để dễ dàng phân biệt răng cấm và răng khôn:
5. Cách bảo vệ răng cấm
Răng cấm là các răng ăn nhai chủ lực. Mất răng cấm sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai của hàm.
Do đó, khi răng cấm gặp vấn đề, bác sĩ luôn ưu tiên thực hiện các kỹ thuật điều trị phụ hồi. Chỉ khi chúng bị tổn thương quá nặng, không thể điều trị được nữa mới chỉ định nhổ răng.
Vì nắm giữ chức năng quan trọng nhưng răng cấm lại rất dễ bị hư hại do vị trí trong cùng khó vệ sinh và trên bề mặt có nhiều hố rãnh tồn đọng thức ăn.
Chính vì vậy, để các răng cấm luôn chắc khỏe, bạn nên lưu ý hơn đến thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng của bản thân.
a) Chăm sóc răng miệng tại nhà
– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
– Đánh răng sau khi ăn thực phẩm có chứa đường, tinh bột.
– Uống hoặc súc miệng sau khi ăn thực phẩm có tính axid cao. Không nên đánh răng mà nên đợi khoảng 30 phút để nước bọt trung hòa men răng.
– Đánh răng với một lực vừa phải, theo các động tác chuẩn. Không đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang.
– Sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
– Không nghiến răng. Hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng máng chống nghiến nếu bạn có thói quen này.
– Hạn chế ăn thực phẩm hàm lượng đường và tính axid cao.
– Bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi, vitamin vào chế độ ăn hằng ngày.
– Uống đủ nước.
– Hạn chế uống cà phê, bia, rượu.
– Không hút thuốc lá.
Tốt hơn, bạn nên kết hợp đánh răng với việc sử dụng chỉ nha khoa với nước súc miệng để giúp răng luôn chắc khỏe.
Khi có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ chụp X – Quang và xác định hướng mọc của chiếc răng. Nếu chúng có khả năng mọc lệch, nghiêng, chèn ép, xâm lấn răng cấm, bạn nên nhổ đi để phòng ngừa biến chứng về sau.
b) Chăm sóc răng miệng tại nha khoa
Song song với việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà, bạn nên đi khám răng định kỳ tại nha khoa, khoảng 6 tháng một lần. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe răng miệng của bản thân.
Bên cạnh đó, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám, tư vấn hướng xử lý khi răng miệng có dấu hiệu bất thường. Đặc biệt là khi các răng cấm bị sâu, mẻ, vỡ, gãy, mòn men, viêm nướu, viêm nha chu, tụt nướu…
Nếu các hố rãnh trên bề mặt răng quá sâu, dễ tích cặn, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ trám lại để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề “răng cấm là gì? Có mấy chân và bao nhiêu cái?“. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề với chiếc răng này, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng hoặc đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Xem thêm giải phẫu răng: