Răng cấm là tên gọi nhân gian của các răng số 6, 7 trong cung hàm. Trong nha khoa, bảo tồn răng cấm luôn là ưu tiên hàng đầu. Trường hợp nào cần nhổ răng cấm? Chi phí nhổ răng cấm là bao nhiêu?
Mục Lục
1. Các trường hợp nên và không nên nhổ răng cấm
Răng cấm là những chiếc răng đóng vai trò chủ lực trong việc nhai, nghiền thức ăn trong cung hàm. Chính vì thế, bảo tồn răng cấm luôn là ưu tiên hàng đầu và là kim chỉ nam trong các kỹ thuật nha khoa hiện đại.
** Trường hợp cần nhổ răng cấm:
Răng cấm chỉ bị nhổ đi khi gặp phải các vấn đề nghiêm trọng và không thể duy trì được nữa, như:
– Răng cấm bị sâu quá nặng, không thể điều trị bằng phương pháp trám răng hay bọc răng sứ.
– Răng bị hư hỏng nặng, dẫn đến viêm tủy răng, áp xe nghiêm trọng…
– Bệnh nha chu nặng, không thể lưu giữ răng.
– Chỉ định bớt răng để phục hình – chỉnh nha.
** Các trường hợp không nên nhổ răng:
Đối với các bệnh nhân gặp phải các vấn đề về sức khỏe toàn thân hoặc tại chỗ, bác sĩ có thể phải đình chỉ tạm thời việc nhổ răng để tránh ảnh hưởng hoặc gây tổn thương cho cơ thể bệnh nhân.
➦ Các trường hợp chống chỉ định nhổ răng tạm thời, bao gồm:
– Bệnh nhân mắc các bệnh toàn thân liên quan đến vấn đề đông máu, bệnh về máu.
– Bệnh nhân thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống đông máu.
– Bệnh nhân mắc phải các bệnh lý toàn thân khác như tim mạch không thể kiểm soát, bệnh tiểu đường, các bệnh ác tính.
– Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị, xạ trị các vấn đề về răng miệng hoặc bị nhiễm trùng.
– Người vừa khỏi bệnh.
– Bệnh nhân bị ốm hoặc mới ốm dậy.
– Phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt.
– Phụ nữ mang thai.
Việc nhổ răng cấm sẽ tạm hoãn đến khi các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân phù hợp và ổn định.
2. Quy trình nhổ răng cấm không đau
Quá trình nhổ răng tại Nha khoa Đông Nam được tiến hành bằng máy nhổ răng siêu âm, đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng và không gây đau nhức khó chịu cho bệnh nhân.
Bước 1: Khám và tư vấn
Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát khoang miệng và chụp X – Quang để xem xét đặc điểm, hình dạng, độ dài và vị trí của răng cấm cần nhổ và các răng kế cận.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ thăm hỏi về tình trạng bệnh lý toàn thân của bệnh nhân, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử bệnh lý…
Từ đó, xác định mức độ khó của ca tiểu phẫu và đưa ra kế hoạch nhổ răng cụ thể, tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Bác sĩ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân để giảm thiểu tối đa nguy cơ viêm nhiễm chéo.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bệnh nhân để làm tê liệt nướu và xương hàm ở vùng răng cần nhổ, giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình thực hiện.
Trước khi gây tê, bác sĩ sẽ bôi tê lên vị trí răng cần tiêm, nên bệnh nhân gần như không cảm thấy đau nhức khi bác sĩ chích thuốc tê vào miệng.
Bước 3: Tiến hành nhổ răng cấm
Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị nha khoa chuyên dụng để loại bỏ cả thân và chân răng cấm cần nhổ ra khỏi xương hàm. Trong một số trường hợp, có thể phải cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng đưa chúng ra ngoài.
Tùy vào tình trạng của vết nhổ, các bác sĩ có thể phải may lại bằng chỉ khâu y tế. Nếu vết thương nhỏ, không đáng kể thì không nhất thiết phải may vết thương.
Quy trình nhổ răng đến đây là hoàn tất, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bệnh nhân để giảm đau và chống viêm nhiễm. Đồng thời, hướng dẫn bệnh nhân các chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống sau khi nhổ răng.
3. Chi phí nhổ răng cấm hết bao nhiêu tiền?
Qua hơn 14 năm phát triển trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ, Nha khoa Đông Nam luôn được giới chuyên môn đánh giá cao và là đơn vị Nha khoa nhổ răng tốt nhất tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí nhổ răng cấm tại Nha khoa Đông Nam được thể hiện trong bảng sau:
(Bảng giá cập nhật 05/04/2022
)
NHỔ RĂNG – TIỂU PHẪU | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
Khám và tư vấn | Miễn phí | |
Chụp X-Quang | Miễn phí | |
Nhổ răng cấm | 500.000 – 1.000.000 VNĐ | 1 Răng |
Sau khi nhổ răng, để vết thương nhanh lành và hạn chế tối đa nguy cơ bị viêm nhiễm, chảy máu kéo dài, sưng, đau… bạn nên:
– Cắn gạc cầm máu ít nhất 30 – 45 phút;
– Uống thuốc theo toa của bác sĩ;
– Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng trong 24 giờ đầu;
– Không nhai ở vùng răng vừa nhổ;
– Uống nhiều nước;
– Không nên súc miệng bằng nước muối tự pha;
– Hạn chế khạc nhổ nhiều, mạnh;
– Trong vòng 24 giờ đầu, bạn nên ăn thức ăn mềm. Sau đó, có thể ăn uống bình thường;
– Không chườm nóng trong 24 – 48 giờ đầu.
Như đã đề cập ở trên, răng cấm là các răng đóng vai trò chủ lực trong việc ăn nhai. Do đó, sau khi nhổ răng cấm, bạn nên nhanh chóng trồng lại răng mới.
Tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của bản thân, bạn có thể lựa chọn thực hiện phương pháp răng giả tháo lắp, trồng răng giả cố định (cầu răng sứ) và trồng răng giả cố định vĩnh viễn (trồng răng Implant).
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề nhổ răng cấm và chi phí thực hiện. Nếu cần thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm nhổ răng:
- Nhổ răng sâu bao nhiêu tiền?
- Nhổ răng bao lâu thì trồng răng giả là hợp lý nhất?
- Nhổ răng cấm trẻ em có sao không?
Xem thêm bảng giá: