khuyến mãi 30/4 - 1/5

Alo Bác sĩ: Răng đang bị đau nhức có trám được không?

Hỏi:Chào bác sĩ! Răng đang bị đau nhức có trám được không ạ? Răng số 6 hàm trên của cháu có một lỗ sâu lớn, cháu định một hai tuần nữa đi trám. Nhưng dạo gần đây nó thường bị đau nhức. Như vậy có trám được không bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn giúp, cháu cảm ơn! ” – (My Hà, Quận 1, Tp.HCM)

Răng đang bị đau nhức có trám được không?

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI

Chào My Hà!

Việc răng đang bị đau nhức có trám được không sẽ còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng. Theo như thông tin mà bạn cung cấp, răng số 6 bị sâu và đau nhức. Như vậy có thể có hai trường hợp xảy ra:

✦ Trường hợp 1: Răng bị sâu nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy

Trong trường hợp này, tình trạng đau nhức, ê buốt thường xuất hiện khi răng sâu bị kích thích bởi nhiệt độ hoặc các hóa chất từ môi trường. Hiện tượng này còn được gọi là răng nhạy cảm.

răng bị đau nhức ê buốt
Răng bị đau nhức, ê buốt khi ăn thực phẩm lạnh

Ở các răng khỏe mạnh, các mô có thể cảm nhận được các kích thích từ môi trường được bao bọc và bảo vệ bởi men răng. Do đó, chúng ta hoàn toàn không bị đau nhức, ê buốt khi răng tiếp xúc với thực phẩm hoặc không khí lạnh.

Khi chúng bị sâu, các cấu trúc bên trong của răng có thể bị lộ ra ngoài, dẫn đến hiện tượng ê buốt răng. Nếu bệnh chưa ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ có thể thực hiện trám răng ngay mà không cần thực hiện các kỹ thuật điều trị nội nha.

Bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng. Sau đó, lấp kín các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu chuyên dụng.

mô phỏng kỹ thuật trám răng
Mô phỏng kỹ thuật trám răng

Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, che phủ, bảo vệ các mô răng khỏe mạnh khỏi sự tấn công của vi khuẩn và kích thích từ môi trường. Sau khi thực hiện, răng sẽ không còn bị đau nhức, ê buốt.

trám răng hàm bị sâu
Trước và sau khi trám răng

✦ Trường hợp 2: Răng bị sâu đã ảnh hưởng đến tủy

Trường hợp răng bị sâu nghiêm trọng, đã ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy răng trước khi trám răng. Đây là một thao tác cần thiết, giúp loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn và giảm đau nhức cho bệnh nhân.

Tủy được xem là trái tim của răng. Chúng có khả năng cảm nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường. Vì thế, viêm tủy thường gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

Nếu không được điều trị kịp thời, dịch viêm có thể chảy xuống chóp răng và các cấu trúc bên dưới, phát sinh các biến chứng khác như áp xe chân răng, viêm quanh chóp răng, viêm xương, viêm hạch…

Chữa tủy hay điều trị nội nha là quá trình bác sĩ loại bỏ hoàn toàn tủy răng, trám kín ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng. Sau đó, khôi phục lại hình dáng răng bằng kỹ thuật hàn trám hoặc bọc sứ.

mô phỏng kỹ thuật chữa tủy
Mô phỏng kỹ thuật chữa tủy

Quá trình này có thể mất khoảng 1 – 4 ngày, tùy vào vị trí và tình trạng của răng cần điều trị. Răng đã lấy tủy sẽ không còn cảm nhận được các kích thích từ bên ngoài. Bệnh nhân không còn cảm thấy đau nhức, ê buốt.

Sau khi chữa tủy và trám bít ống tủy bạn nên bọc sứ chiếc răng đó lại để kéo dài thời gian lưu giữ răng. Vì răng sau khi chữa tủy yếu và dễ gãy hơn bình thường.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ tới bạn về vấn đề “răng đang bị đau nhức có trám được không?“. Tuy nhiên, My Hà nên đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám, chụp X – Quang và tư vấn cụ thể. Hơn nữa, việc này nên được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể, để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn.

Xem thêm trám răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close