Mòn cổ chân răng có trám được không? Bao nhiêu tiền?

Bị mòn cổ chân răng có trám được không? Chi phí điều trị bao nhiêu tiền? Và làm thế nào để phòng ngừa tình trạng này? Hãy cùng nha khoa Đông Nam tìm hiểu các thông tin về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.

Mòn cổ chân răng có trám được không? Bao nhiêu tiền?

1. Nguyên nhân gây mòn cổ chân răng

Mòn cổ chân răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

a. Vệ sinh răng miệng sai cách

Chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang, chải răng nhiều lần trong ngày, dùng bàn chải cứng, kem đánh răng chứa chất tẩy cao,…

Tất cả đều có thể gây các tổn thương đến răng nướu, gây tình trạng xói mòn cổ chân răng, tụt lợi.

Chải răng sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mòn cổ chân răng
Chải răng sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mòn cổ chân răng

b. Tật nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ trong thời gian dài sẽ làm cho lớp men răng bị mài mòn đáng kể, lộ nhiều ngà răng gây ê buốt, đau nhức. Thậm chí nặng hơn có thể làm răng bị sứt mẻ, gãy vỡ.

c. Yếu tố di truyền

Mòn cổ chân răng còn do yếu tố di truyền dẫn đến loạn sản tổ chức cứng của răng, loạn dưỡng tế bào tạo ngà. Từ đó làm giảm sức kháng mài mòn của răng và tình trạng mòn cổ chân răng là khó tránh khỏi.

d. Tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh

Một số loại thuốc như Aspirin nhai, Vitamin C,… khi dùng trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng nhất định đến men răng, dễ dẫn đến nguy cơ mòn men, khuyết cổ vùng chân răng.

e. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm có tính axit cao, uống nhiều nước có gas, ăn nhai quá dai cứng cũng là yếu tố khiến cho men răng bị mài mòn nhanh chóng, dễ phát sinh nhiều vấn đề bệnh lý ở răng miệng.

Dùng nhiều thực phẩm có tính axit cao cũng gây mòn men răng nhanh chóng
Dùng nhiều thực phẩm có tính axit cao cũng gây mòn men răng nhanh chóng

f. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì mòn cổ chân răng còn có thể do nhiều yếu tố khác gây nên như:

  • Ảnh hưởng từ bệnh lý ở cơ thể như: gout, thấp khớp, rối loạn tuyến nước bọt, thiếu canxi,…
  • Có nhiều thói quen gây hại cho răng miệng như: dùng răng xé bao bì, cạy mở nắp chai, cắn móng tay, xỉa răng bằng tăm, nhai nước đá lạnh,…
  • Mắc chứng bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản (gặp nhiều nhất ở những người nghiện dùng bia rượu).

2. Mòn cổ chân răng có trám được không?

Mòn cổ chân răng là hiện tượng mặt ngoài răng sát viền lợi xuất hiện một rãnh sâu hình chêm do mất men. Tình trạng này không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng, mà còn gây ra các cơn ê buốt khó chịu khi ăn uống, chăm sóc răng miệng.

Trám răng là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc khắc phục tình trạng mòn cổ răng ở dạng nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy. Bác sĩ dùng vật liệu Composite trám kín các khoảng trống trên bề mặt răng.

trám mòn cổ răng
Trám mòn cổ răng

Sau khi thực hiện, không chỉ thẩm mỹ của hàm răng được khôi phục mà cảm giác ê buốt, khó chịu cũng biến mất. Bệnh nhân có thể ăn nhai, chăm sóc răng miệng dễ dàng hơn.

Lợi ích của việc phục hình răng bị mòn cổ chân răng bằng kỹ thuật trám răng Composite:

✦ Thời gian thực hiện nhanh chóng, thường hoàn tất trong một lần hẹn

✦ Chi phí thấp, phù hợp điều kiện kinh tế của nhiều người

✦ Khôi phục hình dáng thẩm mỹ của răng

✦ Giá trị thẩm mỹ cao, miếng trám có màu sắc tương đồng với răng thật

✦ Sử dụng được 2 – 3 năm hoặc lâu hơn tùy vào cách chăm sóc

trám mòn cổ chân răng
Trước và sau khi trám răng

Trường hợp cổ răng mòn khuyết nghiêm trọng, đã ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bọc sứ để bảo tồn răng. Nguyên nhân là do răng đã lấy tủy thường yếu hơn trước. Nếu không có răng sứ bảo vệ, chúng rất dễ gãy, vỡ khi bị tác động bởi lực mạnh.

3. Ưu nhược điểm khi trám mòn cổ chân răng

Trám mòn cổ chân răng sẽ có các ưu nhược điểm nhất định mà bệnh nhân cần nắm rõ đó là:

Ưu điểm

  • Trám răng là biện pháp phục hình đơn giản, không xâm lấn đến cấu trúc răng thật, thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 10 – 15 phút/răng là hoàn tất.
  • Chất liệu trám răng chuyên dụng Composite được đánh giá là an toàn, lành tính, không gây tình trạng dị ứng hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
  • Màu sắc miếng trám khá giống màu răng thật nên đem lại được thẩm mỹ tối ưu sau khi phục hình.
  • Chi phí tương đối tiết kiệm.

Nhược điểm

  • Trám răng chỉ phù hợp trong các trường hợp mòn cổ chân răng nhẹ.
  • Độ bền không cao, miếng trám sau khi dùng được một thời gian sẽ có tình trạng bong tróc, nhiễm màu thực phẩm. Cần phải thay mới để có thể sử dụng được thẩm mỹ và hiệu quả như ban đầu.
  • Khả năng ăn nhai cũng có phần hạn chế, cần phải tránh các món dai cứng vì nó dễ làm sứt mẻ, gãy vỡ miếng trám dẫn đến tuổi thọ sử dụng không được lâu.

4. Quy trình trám răng bị mòn cổ chân răng

Quy trình trám răng bị mòn cổ chân răng tại Nha khoa Đông Nam thường trải qua các bước sau:

quy trình trám răng

Bước 1: Khám tổng quát

Bác sĩ khám tổng quát sức khỏe răng miệng, kiểm tra, đánh giá tình trạng, mức độ mài mòn của các răng cần điều trị.

Bước 2: Chụp X – Quang (nếu cần)

Ở các trường hợp răng bị mòn khuyết nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X – Quang để kiểm tra tình trạng của tủy và các mô xung quanh răng. Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân giải pháp điều trị nội nha.

chụp phim x-quang cho răng
Bác sĩ chụp X – Quang cho bệnh nhân

Bước 3: Vệ sinh răng miệng, gây tê

Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng bằng dung dịch chuyên dụng. Nếu cần thiết, sẽ gây tê vùng răng cần điều trị để giảm thiểu đến mức tối đa cảm giác ê buốt, đau nhức.

Bước 4: Tiến hành trám răng

Vật liệu trám răng tại Nha khoa Đông Nam là Composite. Đây là một chất trám thẩm mỹ rất được ưa chuộng hiện nay bởi khả năng phục hình linh hoạt, nhanh chóng, an toàn ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật.

Trong quá trình làm sạch vùng răng cần điều trị và tạo hình khoang trám, bác sĩ thường không phải loại bỏ nhiều mô răng như các loại chất trám truyền thống.

Miếng trám Composite có màu sắc tương đồng với răng thật nên hiệu quả thẩm mỹ rất cao. Ngoài phục hình răng sâu, mẻ, vỡ, mòn men… vật liệu này còn được sử dụng để trám kẽ răng thưa, đắp mặt răng…

trám răng
Trám răng bị mòn cổ răng

Bước 5: Kiểm tra định kỳ

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, kê toa thuốc giảm đau, chỉ định lịch tái khám nếu cần thiết.

Bệnh nhân nên đến nha khoa khám răng định kỳ để bác sĩ theo dõi, kiểm tra tình trạng miếng trám và thay mới khi chúng có dấu hiệu đổi màu, bể, vỡ, di lệch ra khỏi vị trí trám.

5. Trám mòn cổ chân răng bao nhiêu tiền?

Chi phí trám răng mòn cổ chân răng bằng vật liệu Composite tại Nha khoa Đông Nam là 400.000 đồng một răng. Bệnh nhân được miễn phí thăm khám, tư vấn và chụp X – Quang.

bảng giá trám răng

Như đã đề cập ở trên, trám răng thường được chỉ định cho các trường hợp mòn cổ răng không quá nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng đến tủy. Trong các trường hợp còn lại, bạn nên bọc răng sứ để bảo tồn răng.

Nếu cần thêm thông tin về tình trạng mòn cổ chân răng, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm trám răng:

Xem thêm mòn răng:

Xem thêm bảng giá:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *