Khi miếng trám cũ bị vỡ, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp, trì hoãn trong thời gian dài có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.
Mục Lục
1. Dấu hiệu nhận biết miếng trám cũ bị nứt, vỡ
Trám răng là kỹ thuật nha khoa thường được chỉ định để khôi phục, tái tạo lại hình dáng răng (sâu, mẻ, vỡ, mòn men…), bao phủ, bảo vệ các mô răng còn lại khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Vị trí bị nứt, vỡ trên miếng trám có thể dễ dàng được nhìn thấy bằng mắt thường hoặc không, nhưng trong đa số trường hợp, bạn có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau:
– Ê buốt răng: Khi miếng trám bị vỡ, các mô ngà, tủy răng có thể bị lộ ra ngoài, khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu khi ăn uống, đánh răng…
– Đau răng: Khi miếng trám bị vỡ, vi khuẩn sẽ xâm nhập và lấp đầy các khoảng trống, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy…
– Áp xe răng: Bệnh viêm tủy nếu không được điều trị có thể gây biến chứng áp xe chân răng, thậm chí là viêm chóp răng, xương hàm…
Ưu tiên hàng đầu là các kỹ thuật điều trị chuyên khoa. Bạn gần như không thể tự khắc phục tình trạng bể, vỡ miếng trám này tại nhà. Vì thế, hãy thu xếp một cuộc hẹn với bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể.
2. Có thay miếng trám cũ bị vỡ được không được không?
Điều này phụ thuộc vào tình trạng răng. Thông thường, bác sĩ sẽ tháo dở miếng trám cũ, loại bỏ các mô bị ảnh hưởng và trám lại. Quá trình này diễn ra khá nhẹ nhàng, nhanh chóng, thường hoàn tất trong một lần hẹn.
»»» Quá trình thay mới miếng trám cũ bị vỡ tại Nha khoa Đông Nam thường trải qua các bước sau:
Bước 1: Thăm khám, tư vấn, chụp X – Quang răng
Bác sĩ thăm khám, phân tích các triệu chứng, chụp X – Quang để kiểm tra mức độ tổn thương của các mô răng và tư vấn cho bạn phương án phục hình phù hợp, thường là miếng trám mới hoặc bọc sứ.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Bác sĩ hướng dẫn bạn vệ sinh răng miệng bằng dung dịch chuyên dụng, sát trùng và làm sạch vùng răng cần điều trị.
Bước 3: Tiến hành điều trị
Vật liệu trám răng tại Nha khoa Đông Nam là Composite – có màu sắc tương đồng với màu răng tự nhiên. Bác sĩ đắp vật liệu trám lên trên bề mặt răng, tạo hình thẩm mỹ và chiếu đèn quang trùng hợp để chúng đông lại.
Chi phí trám răng Composite tại Nha khoa Đông Nam là 400.000 đồng mỗi răng. Bạn được miễn phí thăm khám, tư vấn, chụp X – Quang kiểm tra răng.
Trên thực tế, với các trường hợp răng bị viêm tủy, hoại tử tủy hoặc mất quá nhiều mô cứng, bác sĩ khuyên bạn nên bọc sứ, cùng với đó là các kỹ thuật đóng chốt, gắn cùi giả, tùy trường hợp.
Khả năng chịu lực ăn nhai của răng sứ rất cao, cứng chắc gấp 1 – 8 lần răng thật, tùy vật liệu, công nghệ chế tạo. Chúng tác dụng như một lớp áo chịu lực, bao phủ, bảo vệ cho các mô răng thật ở bên trong, cho hiệu quả toàn diện, lâu dài.
Trường hợp răng bị tổn thương quá nặng, không thể phục hình được nữa, bác sĩ bắt buộc phải loại bỏ chúng và tư vấn cho bệnh nhân giải pháp trồng lại phù hợp, thứ tự ưu tiên thường là cấy Implant, cầu răng sứ và răng giả tháo lắp.
3. Chăm sóc răng bị vỡ miếng trám
Trường hợp chưa thể đến nha khoa, bạn nên lưu ý các vấn đề sau để tránh làm cho răng bị tổn thương nghiêm trọng hơn:
✓ Ăn nhai với một lực vừa phải, không nên sử dụng lực quá mạnh
✓ Hạn chế ăn nhai bằng bên hàm có răng bị vỡ miếng trám
✓ Hạn chế thực phẩm có hàm lượng đường cao
✓ Hạn chế thực phẩm có tính axit cao
✓ Hạn chế thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Chế độ ăn uống
✓ Đánh răng ít nhất lần trên ngày
✓ Đánh răng sau khi ăn thực phẩm có đường, tinh bột
✓ Uống hoặc súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn, uống thực phẩm chứa axit
✓ Súc miệng bằng nước muối sinh lý
✓ Không dùng răng cắn vật cứng
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời khách quan cho vấn đề “Miếng trám cũ bị vỡ có thay mới được không?”. Nếu cần được tư vấn thêm về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm trám răng: