Hỏi: “ Chào các bác sĩ! Cháu năm nay 16 tuổi. Cháu vừa mới nhổ một chiếc răng hàm số 6 bị sâu. Bác sĩ cho cháu hỏi nhổ răng hàm có mọc lại không ạ? Nếu nó không tự mọc lại thì cháu phải làm sao ạ? ” – Cẩm Tiên (Quận 10, TP.HCM)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Để biết được nhổ răng hàm có mọc lại không, trước tiên nha khoa Đông Nam xin chia sẻ với cháu một số thông tin để xác định được chiếc răng đã nhổ có phải là răng vĩnh viễn hay không.
Mỗi người có hai bộ răng: răng sữa và răng vĩnh viễn. Trong đó, răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của mỗi người, bắt đầu mọc khi chúng ta được khoảng 6 tháng tuổi. Khi được 24 tháng tuổi, chúng ta sẽ có đầy đủ một hàm răng sữa gồm 20 răng, trong đó, có 8 răng hàm chính.
Đến khi lên 6, 7 tuổi, trẻ sẽ bước vào quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi để nhường chỗ cho chiếc răng vĩnh viễn. Quá trình này thường kết thúc khi chúng ta được 12 tuổi.
Cũng trong thời gian này, mỗi người chúng ta sẽ mọc thêm răng hàm số 6 và răng hàm số 7 ở cả hai bên của 2 hàm. Tổng cộng là sẽ mọc thêm 8 răng. Lúc này mỗi người sẽ có 28 răng vĩnh viễn.
Đặc biệt lưu ý là răng hàm số 6 và số 7 là 2 chiếc răng chỉ mọc lên duy nhất một lần trong đời và không thay răng.
Từ 17 đến 25 tuổi, chúng ta thường mọc thêm 4 chiếc răng hàm (răng khôn), nâng tổng số răng vĩnh viễn lên 32 răng, 16 răng ở hàm trên và 16 răng ở hàm dưới.
Khi một chiếc răng sữa bị mất vì bất kỳ lí do gì, răng vĩnh viễn mọc sẽ lên thay thế khi trẻ đến tuổi thay răng. Thế nhưng, khi một chiếc răng vĩnh viễn bị mất hoặc nhổ đi, sẽ không còn chiếc răng nào mọc lên để thay thế.
➦ Với trường hợp của cháu Cẩm Tiên, ở độ tuổi này, quá trình thay răng sữa thường đã kết thúc. Như vậy, chiếc răng hàm của cháu sẽ không mọc lại. Nhất là chiếc răng số 6 cháu đã nhổ chỉ mọc lên duy nhất 1 lần trong đời. Cháu chỉ có thể khắc phục được bằng cách trồng răng giả.
Hiện nay, cấy ghép Implant là phương pháp duy nhất có khả năng khắc phục được hiện tượng tiêu xương hàm sau khi mất răng. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải can thiệp vào xương hàm nên thường được chỉ định với những bệnh nhân bị mất răng từ 18 tuổi trở lên, khi xương hàm đã phát triển ổn định, cứng chắc.
➣ Hiện tại chưa thể thực hiện thực hiện phương pháp này thì cháu nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và làm răng tháo lắp tạm thời để phục hình thân răng tại vị trí răng mới nhổ. Mục đích chính là để giữ chỗ, ngăn chặn tình trạng xô lệch răng do mất răng.
Sau này khi đủ 18 tuổi, cháu quay lại nha khoa để bác sĩ chụp phim kiểm tra tình trạng xương hàm và tư vấn cụ thể về phác đồ cấy ghép Implant cho mình.
Trên đây là một số thông tin gửi đến cháu Cẩm Tiên. Nếu cần được tư vấn thêm, cháu vui lòng liên hệ trực tiếp qua số hotline 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được tư vấn thăm khám MIỄN PHÍ.
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?