Trồng lại răng giả rất cần thiết giúp ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe do mất răng gây ra. Thời điểm trồng lại răng mới sau khi nhổ răng phụ thuộc nhiều vào phương pháp trồng răng mà bạn chọn.
Mục Lục
I. Khi nào cần phải nhổ bỏ răng?
Bảo tồn răng thật luôn là phương châm hàng đầu trong quá trình điều trị nha khoa. Chính vì vậy, nhổ răng chỉ được chỉ định trong trường hợp răng không còn có thể bảo tồn được nữa, mọc sai vị trí gây bất lợi hoặc trong trường hợp nhổ răng để hỗ trợ quá trình điều trị chỉnh nha.
– Răng khôn mọc sai vị trí: khi răng khôn mọc nghiêng, mọc lệch, nguy cơ sâu răng là rất cao. Hơn nữa, chúng sẽ chèn ép răng bên cạnh khiến răng dễ bị nứt, lung lay…
– Răng sâu, viêm tủy nặng: dù đã điều trị nhưng tủy răng vẫn bị viêm tái lại nhiều lần.
– Răng bị gãy sát nướu, chân răng tổn thương: do tai nạn hoặc dùng quá nhiều sức để cắn thức ăn hoặc vật cứng làm răng bị gãy, vỡ, mẻ sâu… chân răng tổn thương và không thể điều trị phục hồi.
– Răng viêm nha chu nặng: giai đoạn này, răng dễ bị lung lay làm giảm chức năng ăn nhai. Phần bao bọc, nâng đỡ chân răng không thể phục hồi được.
– Răng trong chỉnh nha: trường hợp chỉnh nha, để tạo khoảng trống cho răng di chuyển thuận tiện, bác sĩ sẽ nhổ đi ít nhất một răng trước khi chỉnh nha.
II. Có nên trồng răng giả sau khi nhổ răng hay không?
Ngoại trừ việc răng khôn cần phải nhổ bỏ đi, đối với tất cả các trường hợp nhổ răng còn lại đều nên nghĩ tới việc trồng răng giả lại càng sớm càng tốt sau khi nhổ răng.
Nếu không trồng lại hay để quá lâu mới trồng răng giả đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
⊗ Hậu quả đầu tiên của việc mất răng chính là gây ra sự mất thẩm mỹ cho cả hàm răng, khiến bạn không thể tự tin cười, cản trở mọi hoạt động giao tiếp hằng ngày.
⊗ Tất cả răng trên cung hàm giúp cho việc nhai nghiền thức ăn tốt, dạ dày dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng, duy trì sức khỏe ổn định. Việc mất đi dù là một chiếc răng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai, khiến răng không thể nghiền nát thức ăn dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, bệnh dạ dày và ruột.
⊗ Sau khi mất răng khoảng vài tháng, xương hàm sẽ bắt đầu tiến trình tiêu đi do khoảng trống trong xương ổ răng không được bù đắp. Xương ổ răng sẽ sụt thấp dần khiến cho nướu teo lại dẫn đến nhiều hậu quả:
- Những chiếc răng bên cạnh khoảng trống mất răng sẽ bị đổ nghiêng, xô lệch nhau.
- Răng đối diện với khoảng trống mất răng sẽ trồi xuống.
- Làm sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng khớp thái dương hàm.
⊗ Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi mất răng, xương hàm dần tiêu đi theo thời gian khiến hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt bạn trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
⊗ Mặt khác, việc phát âm do mất răng làm giảm hoặc mất mối tương quan răng – môi – lưỡi làm cho người bệnh phát âm bị ngọng.
Do đó, cần nhanh chóng trồng lại răng giả sau khi nhổ răng là việc làm cần thiết trong trường hợp răng đã bị nhổ đi. Nếu bạn cứ chần chừ không quyết định, việc mất răng càng lâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả phục hồi răng sau này khi bạn có ý định trồng răng.
III. Nhổ răng bao lâu thì trồng răng giả được?
Theo ý kiến của các chuyên gia nha khoa, thời điểm thích hợp nhất để trồng răng giả là khi vết nhổ đã lành hẳn, các mô mềm xung quanh răng và xương ổ răng đã ổn định.
Thời điểm trồng lại răng giả sau khi nhổ và đặc điểm của các phương pháp được thể hiện trong bảng sau:
✤ Khoảng từ 2 – 3 tuần sau khi nhổ răng, bệnh nhân có thể trồng răng lại bằng răng giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ, tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người.
✤ Riêng với phương pháp trồng răng Implant, nếu tình trạng xương hàm của bệnh nhân tốt, các chỉ số sức khỏe tổng quát của bệnh nhân ổn định và phù hợp, có thể đặt trụ Implant vào xương hàm ngay sau khi nhổ răng, giúp giảm đau đớn, tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển cho bệnh nhân do chỉ thực hiện trong một lần duy nhất.
Trường hợp không đặt trụ Implant ngay tại lúc nhổ răng, bệnh nhân cần phải đợi từ 4 – 8 tuần, để mô nướu lành hẳn.
Trường hợp nhổ răng và cấy ghép Implant cùng lúc tại Nha khoa Đông Nam
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thời điểm trồng lại răng giả sau khi nhổ răng.
➦ Xem chi tiết: Bảng giá trồng răng giả Nha khoa Đông Nam
IV. Sau khi nhổ răng không trồng lại thì có sao không?
Sau khi nhổ răng không trồng lại hầu hết thời gian đầu mọi người đều cho răng không ảnh hưởng tới sức khỏe nên chủ quan. Tuy nhiên, càng về lâu dài hậu quả của việc mất răng rất nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng và tốn kém nhiều chi phí, cụ thể:
1. Ảnh hưởng tính thẩm mỹ
Khi bị mất răng, khoảng trống trên cung hàm sẽ gây mất thẩm mỹ, làm bạn không thoải mái và tự tin khi giao tiếp vì rất dễ nhận ra chiếc răng mất đó. Việc này về lâu dài sẽ làm gương mặt bạn trở nên già nua, mất thẩm mỹ nhất là đối với các vị trí răng cửa. Nên việc nhổ răng cần phải trồng lại sớm là điều rất cần thiết.
2. Ảnh hưởng chức năng ăn nhai
Khi mất một răng trên cung hàm, chức năng ăn nhai của hàm sẽ không còn đảm bảo như trước nữa, nhất là đối với các thức ăn trước. Những điều này, để càng lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tiêu hóa về lâu dài.
Ngoài ra, khi răng mất không được trồng lại rất dễ giắt vào răng, ảnh hưởng nướu răng gây nên các bệnh lý răng miệng khác.
3. Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của việc mất răng không trồng lại sớm. Bởi sau khi mất răng, phần mô xương tại vị trí răng mất sẽ bị tiêu biến.
Theo các chuyên gia nha khoa Đông Nam, xương hàm sẽ bị tiêu biến hơn 60% sau khoảng 5 tháng mất răng không trồng lại. Tiêu xương hàm sẽ làm cho gương mặt bạn hóp lại trông già trước tuổi, lão hóa sớm.
4. Ảnh hưởng các răng trên cung hàm
Các răng trên cung hàm cũng sẽ bị nghiêng ngả, dồn về vị trí mất răng vì tiêu xương hàm sẽ kéo các chân răng này xuống gây tụt nướu. Nếu không trồng lại răng mất sớm, dễ gây nên tình trạng xô lệch hàm, răng khấp khểnh, không cân đối.
5. Gây bệnh lý răng miệng
Sau khi nhổ răng đi rất dễ gây nên các bệnh lý răng miệng, khiến cho việc vệ sinh răng gặp nhiều khó khăn, dễ gây chảy máu nướu răng. Những khu vực này sẽ là nơi cư ngụ của vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây nên bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu.
6. Sai cách phát âm khi giao tiếp
Việc mất răng ở vị trí răng cửa, nếu không trồng lại sớm sẽ dẫn tới sai cách phát âm, không rõ chữ khi giao tiếp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn bị nói ngọng, nói đớt.
V. Có những phương pháp trồng răng nào và ưu nhược điểm?
Qua những biến chứng trên có thể thấy tầm quan trọng của việc nên trồng lại răng mất sớm. Các nha sĩ luôn khuyến cáo trồng lại răng theo các phương pháp sau:
1. Răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là phương pháp trồng răng truyền thống có thể thay thế cho một răng, mất nhiều răng hay mất răng toàn hàm. Răng giả tháo lắp có cấu tạo bao gồm một nền hàm, khung hàm và răng sứ phục hình.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp.
- Tính thẩm mỹ tương đối.
- Có thể tháo ra, lắp vào hàng ngày để vệ sinh
Nhược điểm:
- Không ngăn ngừa được hiện tượng tiêu xương hàm, tụt nướu, gây lão hóa cơ mặt.
- Dễ bung móc cài khi giao tiếp hay dùng các thực phẩm cứng.
- Cần phải vệ sinh sau mỗi bữa ăn.
- Tuổi thọ của răng thấp chỉ từ 3 – 5 năm.
2. Cầu răng sứ
Phương pháp cầu răng sứ cũng là cách trồng lại các răng mất bằng cách sử dụng một dải răng giả ít nhất từ 3 mão sứ trở lên để gắn cố định lên cung hàm. Tại vị trí răng mất không có thân răng nên bác sĩ sẽ cần mài 2 răng bên cạnh để làm trụ đỡ
Ưu điểm:
- Thẩm mỹ tương đối.
- Có thể ăn nhai, giao tiếp tốt hơn răng giả tháo lắp.
- Tuổi thọ trung bình từ 7 – 10 năm.
Nhược điểm:
- Vẫn bị tiêu xương hàm, tụt nướu.
- Phát sinh bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu.
- Cần đòi hỏi 2 răng cạnh răng mất tạo trụ phải khỏe mạnh.
3. Cấy ghép Implant
Trồng răng Implant là một trong những phương pháp trồng răng giả cố định, giúp khôi phục hoàn toàn chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ toàn diện cho người mất răng.
Để thực hiện cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ đặt một trụ Titanium vào trong xương hàm, thay thế vị trí của chân răng bên dưới. Sau khi xương hàm đã tích hợp với trụ Implant sẽ phục hình răng sứ lên trên.
Ưu điểm:
- Vật liệu an toàn, lành tính với mọi cơ địa người sử dụng.
- Thay thế hoàn toàn chân răng thật, tránh được tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi.
- Không xâm lấn men răng các răng thật khác.
- Cảm giác ăn nhai tthoải mái 99%, không cần kiêng cử.
- Thẩm mỹ như răng thật, tự nhiên.
- Tuổi thọ răng Implant tồn tại trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.
Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Đòi hỏi tay nghề bác sĩ giàu chuyên môn.
- Không phù hợp cho trẻ dưới 16 tuổi.
VI. Nhổ răng trồng lại bao nhiêu tiền?
Như đã phân tích ở trên, khi mất răng người bệnh có thể phục hình bằng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng với mức chi phí khác nhau. Do đó trồng răng bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào phương pháp mà bạn chọn.
1. Răng giả tháo lắp
Khi bệnh nhân lựa chọn phục hình răng mất bằng phương pháp răng giả tháo lắp thì chi phí được tính dựa trên loại răng và loại hàm được sử dụng. Chi phí được thể hiện cụ thể trong bảng.
RĂNG THÁO LẮP | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Răng xương (Resine) | 300.000 VNĐ/răng | |
Răng Composite | 500.000 VNĐ/răng | |
Hàm khung | 2.000.000 VNĐ/hàm | Răng tính riêng |
Hàm nhựa dẻo | 3.500.000 VNĐ/hàm | Răng tính riêng |
Hàm liên kết | 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/hàm | Răng tính riêng |
2. Cầu răng sứ
Chi phí khi làm cầu răng sứ sẽ phụ thuộc vào loại răng sứ mà bệnh nhân chọn. Ở phương pháp này, trường hợp bệnh nhân mất 1 răng sẽ phải làm 3 răng.
Ví dụ nếu bệnh nhân mất 1 răng và lựa chọn dòng răng sứ kim loại Ceramco III giá 1.000.000 VND/răng thì tổng chi phí sẽ là: 3 x 1.000.000 = 3.000.000 VNĐ
Thực hiện làm cầu răng sứ tại Nha khoa Đông Nam, bệnh nhân còn được nhiều chính sách ưu đãi khác như:
- Miễn phí chi phí khám và tư vấn.
- Miễn phí chi phí chụp X-quang.
- Miễn phí chữa tủy khi làm răng toàn sứ.
LOẠI RĂNG SỨ | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Răng sứ kim loại Ceramco III | 1.000.000 VNĐ/răng | BH 3 năm |
Răng sứ Titan | 2.000.000 VNĐ/răng | BH 5 năm |
Răng toàn sứ Emax | 4.000.000 VNĐ/răng | BH 5 năm |
Răng toàn sứ Zirconia | 6.000.000 VNĐ/răng | BH 10 năm |
Răng toàn sứ HI-Zirconia | 7.000.000 VNĐ/răng | BH 20 năm |
Mặt dán sứ Laminate | 7.000.000 VNĐ/răng | BH 10 năm |
3. Cấy ghép Implant
Chi phí trồng răng Implant được tính dựa trên loại trụ Implant mà bệnh nhân lựa chọn. Khi thực hiện trồng răng Implant tại Nha khoa Đông Nam, bệnh nhân còn nhận được nhiều chính sách ưu đãi như:
- Miễn phí khám và tư vấn
- Miễn phí chụp phim 3D kiểm tra răng.
- Miễn phí xét nghiệm trước khi phẫu thuật (khi cần thiết).
- Miễn phí khớp nối Abutment.
- Miễn phí răng sứ trên Implant trị giá 000.000đ/răng.
- Miễn phí chi phí ghép xương.
- Miễn phí chi phí làm răng tạm.
- Miễn phí chỗ nghỉ trong ngày.
LOẠI IMPLANT | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Implant Hàn Quốc | 16.500.000 VNĐ | Trọn gói 1 răng |
Implant Pháp/Ý | 19.900.000 VNĐ | Trọn gói 1 răng |
Implant Mỹ | 23.500.000 VNĐ | Trọn gói 1 răng |
Implant ETK Active | 28.200.000 VNĐ | Trọn gói 1 răng |
Implant Nobel Active | 32.900.000 VNĐ | Trọn gói 1 răng |
Implant All On 4 cải tiến | 120.000.000 VNĐ | Trọn gói 1 hàm |
Implant All On 4 cố định | 151.000.000 VNĐ | Trọn gói 1 hàm |
Khi có nhu cầu về trồng lại răng giả thay thế răng mất hoặc còn băn khoăn về vấn đề nào khác thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp cơ sở Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm cầu răng sứ:
- Chi phí làm cầu răng sứ giá bao nhiêu tiền?
- Nguyên nhân trồng răng sứ bị đen chân răng
- Nhổ răng bao lâu thì làm cầu sứ được?
- Chi phí trồng răng sứ vĩnh viễn giá bao nhiêu?
Xem thêm răng giả tháo lắp:
- Trồng răng giả nguyên hàm giá bao nhiêu tiền?
- Nha khoa làm hàm giả tháo lắp tốt nhất TPHCM
- Quy trình làm răng giả tháo lắp tại Nha khoa Đông Nam
Xem thêm nhổ răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu tiền?
- Nhổ răng cấm hết bao nhiêu tiền?
- Nhổ răng cho người già cần lưu ý những gì?
- Nhổ răng bao lâu thì sẽ bị tiêu xương?
Xem thêm trồng răng implant: