Răng hàm là một trong những nhóm răng rất quan trọng trong bộ răng của con người. Việc răng hàm bị gãy có mọc lại không là vấn đề được nhiều người quan tâm.
I. Răng hàm bị gãy có mọc lại không?
Bộ răng sữa của con người có tổng cộng là 20 răng, bao gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng hàm. Răng sữa đến một thời gian nhất định sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Số răng vĩnh viễn một người trưởng thành là 32 răng. Trong đó có 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng tiền hàm và 12 răng hàm (tính cả răng khôn). Một khi chiếc răng vĩnh viễn bị mất, nó không bao giờ có thể mọc lại.
Trong trường hợp răng hàm bị gãy, vỡ, dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, chúng không thể tự hồi phục về hình dáng ban đầu. Thế nhưng, bạn không cần phải quá lo lắng, các kỹ thuật nha khoa hiện đại sẽ giúp bạn tái tạo lại hình dáng răng.
II. Các phương pháp phục hình răng hàm bị gãy
1. Trường hợp gãy răng hàm nhưng vẫn còn có thể bảo tồn được răng
Trường hợp răng bị gãy nhưng phần mô răng bị mất ít, chỉ khoảng 1/3 thân răng và chưa ảnh hưởng đến tuỷ, có thể xử lý bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.
a) Trám răng
Sơ nét về phương diện kỹ thuật, trám răng hàm là quá trình bác sỹ sử dụng các vật liệu nha khoa chuyên dụng để bổ sung vào vị trí răng bị khiếm khuyết, nhằm khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng.
Ưu điểm:
– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng từ 10 – 15 phút cho mỗi răng.
– Ít xâm lấn đến các mô răng thật, không cần mài chỉnh răng.
– Chi phí hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
Hạn chế: Độ bền chắc và khả năng chịu lực của miếng trám không cao, dễ bị bong tróc, trượt khỏi vị trám. Do đó, người sử dụng cần phải thay thế thường xuyên.
b) Bọc răng sứ
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ phần thân răng còn lại để tạo trụ răng. Sau đó, chụp một chiếc mão sứ lên trên để tái tạo lại hình dáng răng.
Ưu điểm:
– Độ cứng chắc và khả năng chịu lực ăn nhai cao, vượt trội hơn cả răng thật.
– Thời gian sử dụng lâu dài, trung bình khoảng từ 8 – 10 năm. Một số dòng răng sứ cao cấp có tuổi thọ lên đến 20 năm hoặc duy trì cả đời.
– Giá trị thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên, hệt như răng thật.
– Có nhiều loại răng sứ khác nhau, đáp ứng tối đa nhu cầu, sở thích của người dùng.
Hạn chế: Kỹ thuật thực hiện tuy không quá phức tạp, song đòi hỏi độ chính xác rất cao, nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây ê buốt cho bệnh nhân.
Kỹ thuật bọc răng sứ còn được chỉ định để phục hình các răng hàm bị vỡ gãy, vỡ lớn, mất hơn một nửa thân răng.
2. Trường hợp gãy răng hàm không thể lưu giữ răng
Với trường hợp răng hàm bị gãy gần sát nướu, phần chân răng còn lại quá yếu, không thể lưu giữ được nữa, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng và trồng lại răng mới. Tùy vào nhu cầu, điều kiện tài chính của bản thân, bạn có thể lựa chọn làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant.
a) Cầu răng sứ
Để làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ hai răng thật kế cận răng mất để làm trụ răng. Sau đó, chụp cầu răng sứ lên trên.
b) Trồng răng Implant
Trong kỹ thuật này, trụ Implant sẽ được cấy ghép vào trong xương hàm của bệnh nhân. Sau đó, gắn cố định thân răng sứ lên trên để thay cho thân răng đã mất.
Trên thực tế, ngoài làm cầu răng sứ và trồng răng Implant, bạn vẫn có thể chọn phục hình răng mất bằng răng giả tháo lắp. Tuy nhiên, răng giả sau khi phục hình thường không có nhiều chức năng trong việc ăn nhai, bởi lực nhai chỉ khoảng 30% – 40% răng thật.
Bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về việc “răng hàm bị gãy có mọc lại không?“. Nếu cần thêm thông tin về chủ đề này, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm gãy răng:
- Gãy răng hàm có sao không?
- Gãy răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Răng bị gãy thì phải làm sao?
- Gãy răng hàm còn chân răng khắc phục thế nào?
Thẻ:Giải phẫu răng, Mọc răng
Hàm trên răng hàm 6 và 7 tôi có kẽ hỡ, mỗi lần ăn thức ăn dai thường hai bị nhức. Không biết có thể khắc phục mà không cần bọc sứ không?
Chào bạn, trường hợp răng bị hở kẽ tùy tình trạng mà có thể trám hoặc bọc sứ bạn nhé. Bạn sắp xếp thời gian đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để chúng tôi có thể thăm khám chính xác và điều trị cho bạn.
2 năm nay tôi thường xuyên cắn răng vào vòm miệng khi đang nhai, nó thực sự gây phiền phức và làm tôi bị đau hàng tuần. Vừa khỏi xong thì lại bị căn tiếp khi đang nhai. Vậy tôi muốn mài vợi răng đi được không
Chào bạn, tình trạng răng của bạn cần phải đến trực tiếp để khám xem cấu trúc xương hàm thế nào. Không biết có phải bạn đang bị mất răng đúng ko ạ? Việc cắn nhầm môi má xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, cũng có thể là do rối loạn khớp thái dương hàm nữa.
Bạn cứ sắp xếp đến trực tiếp để nha khoa khám cho chính xác nhé.