Răng lung lay có nên nhổ không? – Không phải tất cả các chiếc răng lung lay đều cần phải nhổ đi. Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể giữ lại chiếc răng nhờ vào các kỹ thuật điều trị chuyên khoa hiện đại.
1. Răng lung lay có nên nhổ không?
Bảo tồn răng là ưu tiên hàng đầu trong mọi tình huống điều trị chuyên khoa. Điều đó đồng nghĩa với việc bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khi chiếc răng đó bị sâu quá nặng hoặc tổn thương không thể điều trị phục hồi được nữa.
Trên thực tế, việc xác định có cần nhổ răng hay không phụ thuộc vào nhiều vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể của chiếc răng. Thật vậy, mặc dù bảo tồn răng là ưu tiên hàng đầu, thế nhưng trong một số trường hợp nhổ răng lại là một chỉ định cần thiết cho bệnh nhân. Điển hình như một số trường hợp cần nhổ răng lung lay dưới đây:
– Răng bị viêm nha chu nặng
Nha chu là tên gọi của các tổ chức xung quanh răng, bao gồm nướu, dây chằng, cement và xương ổ răng. Chúng có chức năng nâng đỡ và cố định răng vào xương hàm.
Bệnh nha chu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng tụt nướu, tổn thương dây chằng, tiêu xương ổ răng. Từ đó, mối liên kết giữa răng và xương hàm trở nên lỏng lẻo hơn, khiến cho răng bị lung lay.
Trường hợp các mô nha chu bị tổn thương quá nặng, mất hoàn toàn khả năng lưu giữ răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.
– Răng bị viêm tủy nặng
Ở các răng khỏe mạnh, tủy răng được bao bọc và bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Khi cấu trúc này bị phá vỡ, tủy răng sẽ bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào bên trong răng, gây viêm nhiễm.
Viêm tủy răng không chỉ gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như áp xe chân răng, viêm xương ổ răng, thậm chí là viêm xương hàm. Nếu không được điều trị nội nha kịp thời, chân răng sẽ trở nên yếu đi, khiến cho răng bị lung lay. Lúc này, bác sĩ buộc phải loại bỏ răng để giảm đau đớn cho bệnh nhân.
– Răng bị lung lay do tiêu xương hàm
Sau khi mất chân răng, xương hàm tại vị trí này sẽ thoái hóa và tiêu dần đi, khiến cho nướu răng bị tiêu hõm, không còn đầy đặn như ban đầu. Kéo theo đó là sự suy giảm kích thước xương hàm và mô nướu của các răng xung quanh, khiến cho chúng dần đổ nghiêng vào khoảng trống mất răng. Lâu dài sẽ khiến răng bị lung lay.
Răng bị lung lay do ảnh hưởng của hiện tượng tiêu xương hàm thường phải nhổ đi vì vùng xương hàm và mô nướu bên dưới không còn đủ dày để lưu giữ chân răng.
– Răng lung lay do đến tuổi thay răng
Mỗi người thường có hai bộ răng, răng sữa và răng vĩnh viễn. Khi một chiếc răng sữa đến tuổi thay răng, chúng sẽ tự lung lay và rụng đi. Răng lung lay có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, do đó bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng.
2. Các biện pháp khắc phục hiện tượng răng lung lay
Ngoại trừ một số ít trường hợp bắt buộc phải loại bỏ răng, tùy vào từng trường hợp răng miệng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phục hồi phù hợp. Các phương pháp thường được chỉ định bao gồm:
– Điều trị bệnh lý răng miệng
Trường hợp răng lung lay do bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy… bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị tương ứng. Kèm theo đó là cạo vôi răng và xử lý bề mặt răng để loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Cạo vôi răng tại Nha khoa Đông Nam:
– Cấy thêm xương hàm
Trường hợp răng bị lung lay do ảnh hưởng của tiêu xương hàm, bác sĩ sẽ cấy ghép thêm xương. Với các bệnh nhân mất răng, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên trồng răng Implant để bảo tồn xương hàm.
➣ Quá trình nâng xoang và cấy ghép xương khi cấy ghép Implant
– Nẹp cố định răng
Đây được xem là biện pháp “cấp cứu” cho chiếc răng lung lay. Cụ thể là bác sĩ sẽ nẹp cố định chúng vào xương ổ răng bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng cho đến khi răng dần ổn định và định hình lại như ban đầu.
Từ những thông tin trên, có thể thấy việc xác định răng lung lay có nên nhổ không sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể của chiếc răng. Do đó, ban nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi theo tổng đài 1900 7141.
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?