Câu hỏi: ” Chào bác sĩ, tôi có bọc răng sứ được 4 năm tại Nha Khoa Đông Nam và ăn nhai rất tốt. Tuần trước do không để ý nên tôi dùng răng mở nút chai bia làm nó bị bể một miếng ngay cạnh, bác sĩ cho hỏi giờ có trám lại chiếc răng đó được không? Hay phải làm cách nào để điều trị được? Cám ơn bác sĩ. ” – Mình Hải, Nhà Bè
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào bạn Minh Hải, rất cám ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Nha Khoa chúng tôi, câu hỏi của bạn răng sứ bị bể có trám được không? Tình huống dùng răng cắn vật quá cứng của bạn làm răng sứ bị bể chúng tôi xin được thông tin như sau:
Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình thẩm mỹ, giúp bảo vệ cũng như duy trì tuổi thọ của chân răng thật. Răng sứ được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại đạt độ cứng chắc cao hơn răng thật. Tuy nhiên, nếu bạn không có cách chăm sóc và bảo vệ răng đúng cách, răng sứ sẽ rất dễ bị tổn thương.
I. Răng sứ bị bể có trám được không?
Với răng thật bị mẻ, vỡ thì chỉ cần trám lại bằng vật liệu trám răng Composite có dạng dẻo, có màu trùng với màu răng giúp khôi phục lại phần men răng bị mất do va đập.
Riêng với răng sứ bị mẻ thì không thể trám răng lại được như với răng thật. Nguyên nhân là do các chất liệu trám dùng cho răng thật không tạo ra được kết nối bền chắc với bề mặt sứ. Hơn nữa, răng sứ được chế tạo từ sứ nguyên khối rắn chắc, nên khi răng đã được tạo hình thì không thể trám răng sứ bằng cách dùng sứ khác để đắp thêm vào được.
Do đó, bạn bắt buộc phải lấy răng sứ đã mẻ ra để làm lại răng mới từ phôi sứ khác. Mặc dù tốn kém nhưng đó là cách duy nhất có thể phục hình răng sứ bị bể. Trong trường hợp mức độ mẻ rất nhẹ, không quá ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ thì các bạn có thể tiếp tục duy trì răng thêm ít năm nữa, nếu thấy răng yếu có thể phục hình lại sau.
** Những nguyên nhân gây mẻ, bể răng sứ bạn cần chú ý:
Cấu tạo của răng sứ bao gồm 2 phần cơ bản: lớp khung sườn bên trong và lớp sứ thẩm mỹ phủ bên ngoài. Lớp sứ này là một lớp sứ nén được tạo trong môi trường chân không dưới nhiệt độ cao và áp suất lớn. Trong quá trình sử dụng, những nguyên nhân sau đây sẽ có thể gây tổn thương lớp sứ này:
– Thức ăn quá cứng.
– Dùng răng cắn trực tiếp các vật cứng.
– Tật nghiến răng khi ngủ.
– Tai nạn ngoài ý muốn.
Chính vì thế, các bạn cần chú ý tránh nhai cắn trực tiếp vào các vật cứng và có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học nhằm kéo dài thời gian sử dụng răng sứ.
II. Phương pháp chăm sóc kéo dài tuổi thọ răng sứ
– Chọn loại thực phẩm: Các loại thực phẩm có thể chứa chất gây đổi màu răng (dù là răng thật hay răng sứ) hoặc có tính axit vừa làm răng xỉn màu, vừa làm mòn răng sứ. Răng càng nhanh mòn thì tốc độ xỉn màu diễn ra càng nhanh. Một số loại thực phẩm nên tránh như cafe, thuốc lá, rượu bia, nước sốt có màu, chanh,…
– Chú ý cách ăn uống: Không nên nhai đồ quá cứng như nhai đá, khui nắp chai bằng răng để tránh nguy cơ nứt, bể bề mặt răng.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng, lấy cao răng và chăm sóc răng miệng là cách khả dụng nhất loại bỏ hết các mảng bám thức ăn và môi trường vi khuẩn làm hỏng răng sứ. Công đoạn này được thực hiện đúng và đủ sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho bạn trong việc kéo dài tuổi thọ của răng sứ.
“Răng sứ bị bể có trám được không?” thì câu trả lời là không thể! Giải pháp duy nhất là thay thế răng sứ này bằng mão răng sứ mới chắc chắn hơn đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nên có chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận giúp kéo dài thời gian sử dụng.
Nếu muốn bọc răng sứ thẩm mỹ với thời gian lâu dài hãy đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí hoặc liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp ngay lập tức.
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc răng sứ cả hàm giá bao nhiêu?
- Sau khi bọc răng sứ nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
- Răng nứt dọc có thể bọc sứ được không?
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Trám răng cấm bao nhiêu tiền?
- Trám răng bao lâu có thể ăn uống bình thường được?
- Răng cấm bị sâu mẻ vỡ trám được không?
Xem thêm mão răng sứ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?